Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đọc - hiểu Tôi tự học

Đọc - hiểu Tôi tự học do VnDoc biên soạn, bám sát đề minh họa nhằm giúp các em học sinh lớp 12 ôn luyện môn Ngữ văn thật tốt. Mời các em tham khảo và chúc các em đạt được kết quả cao!

 Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại. 

Đề Đọc - hiểu Tôi tự học

Đọc đạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Người xưa có ví: “Con chiên ăn cỏ, đâu phải để nhả cỏ, mà là để biến thành những bộ lông mướt đẹp. Con tằm ăn dâu, đâu phải để nhả dâu, mà là để nhả tơ”. Học mà không “tiêu hóa”, có khác nào con chiên nhả cỏ, con tằm nhả dâu. Người ta rồi cũng chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì kẻ khác đã nói. Học như thế, không có lợi ích gì cho mình mà còn hạ phẩm cánh của con người ngang với máy móc. Georges Duhamel có nói: “Đừng sợ máy móc bên ngoài, hãy sợ máy móc của cõi lòng”. Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến ngày cùng tận rồi, mà tinh thần loài người cũng đến lúc diệt vong, có xác mà không hồn. Học mà đưa con người đến tình trạng ấy, tôi tưởng thà đừng học có hơn không? Cái hiểm trạng của xã hội này nay phần lớn phải chăng một phần nào đều do những bộ óc học thức “nửa mùa” ấy gây nên?

(Trích Tôi tự học, Nguyễn Duy Cần, NXB Trẻ)

Câu 1 (0.5đ): Đoạn trích trên bàn luận về vấn đề nào?

Câu 2 (0.5đ): Tác giả so sánh việc học mà không “tiêu hóa” với những hình ảnh nào?

Câu 3 (1đ): Liệt kê những câu hỏi tu từ trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 4 (1đ): Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến ngày cùng tận rồi, mà tinh thần loài người cũng đến lúc diệt vong” hay không? Vì sao?

Gợi ý đáp án Đề Đọc - hiểu Tôi tự học

Câu 1:

Đoạn trích trên bàn luận về hiện tượng học máy móc, nửa vời, không biết chuyển hóa kiến thức của một bộ phận người trong xã hội.

Câu 2:

Tác giả so sánh việc học mà không “tiêu hóa” với hình ảnh con chiên nhả cỏ và con tằm nhả dâu.

Câu 3:

- Những câu hỏi tu từ có trong đoạn trích:

+Học mà đưa con người đến tình trạng ấy, tôi tưởng thà đừng học có hơn không?

+ Cái hiểm trạng của xã hội này nay phần lớn phải chăng một phần nào đều do những bộ óc học thức “nửa mùa” ấy gây nên?

- Tác dụng của các câu hỏi tu từ:

+ Thể hiện thái độ bức xúc và sự phê phán của tác giả đối với hiện tượng học máy móc.

+ Khẳng định mạnh mẽ tác hại của cách học sai lầm đối với xã hội.

+ Tăng hiệu quả cho sự diễn đạt.

Câu 4:

- Khẳng định quan điểm “Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến ngày cùng tận rồi, mà tinh thần loài người cũng đến lúc diệt vong” của tác giả là một quan điểm đúng đắn.

- Nêu lí do đồng tình với quan điểm của tác giả:

+ Học máy móc sẽ khiến con người mất đi sự sáng tạo, đời sống tinh thần trở nên nghèo nàn và lạc hậu.

+ Khi con người chỉ là là một bộ máy, các sản phẩm của văn hóa hay văn nghệ không thể tác động đến con người.

+ Xã hội sẽ bị đình trệ, không thể phát triển vì những người không có chuyên môn sâu trong lĩnh vực của mình.

----------------------------------

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc nhiều tài liệu để ôn luyện thật tốt môn Ngữ văn lớp 12 . Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12... để có thêm những kiến thức mới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề đọc hiểu môn Ngữ Văn

    Xem thêm