Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chùa đàn - Nguyễn Tuân

Chùa đàn - Nguyễn Tuân là tài liệu đọc hiểu văn bản do VnDoc biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 12 giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập phần đọc hiểu trong cấu trúc đề thi học kì, đề thi THPT Quốc gia.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đọc hiểu Chùa đàn - Đề 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm... Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím"

(Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)

Câu 1 (0,5 điểm): Thử đặt nhan đề cho đoạn trích..

Câu 2 (0,75 điểm): Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Dấu hiệu để nhận biết phong cách ngôn ngữ ấy?

Câu 3 (0,75 điểm): Đoạn văn này giúp anh/chị nhớ đến tiếng đàn của các nhân vật trong những tác phẩm đã học nào ở chương trình Ngữ Văn THPT? Hãy trình bày nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy.

Câu 4 (1,0 điểm): Biện pháp tu từ chủ yếu nào đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Đáp án đọc hiểu văn bản Chùa đàn - Nguyễn Tuân

Câu 1 (0,5 điểm):

Đặt nhan đề cho đoạn trích: Cung bậc tiếng đàn, Tiếng đàn đáy…

Câu 2 (0,75 điểm):

Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Dấu hiệu để nhận biết phong cách ngôn ngữ ấy: các đặc trưng nhận biết phong cách ngôn ngữ ấy (nêu đúng 3 đặc trưng).

Câu 3 (0,75 điểm):

Đoạn văn này gợi nhớ đến tiếng đàn của Thúy Kiều trong Truyện Kiều, Lor- ca trong Đàn ghi ta của Lor- ca

Nét tương đồng với tiếng đàn trong các tác phẩm ấy: Tiếng đàn gắn với nỗi đau thân phận.

Câu 4 (1,0 điểm):

Biện pháp tu từ chủ yếu đã được tác giả sử dụng trong việc miêu tả tiếng đàn: So sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc.

Tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Giúp cho đoạn văn giàu hình ảnh, nhạc điệu, sinh động, hấp dẫn hơn trong việc đặc tả các cung bậc tiếng đàn.

Đọc hiểu Chùa đàn - Đề 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm…Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành….Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím”

(Trích từ Chùa đàn – Nguyễn Tuân)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?

Câu 2: Tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn văn?

Câu 3: Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: “Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian” ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Từ “Nó” được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên chỉ ai, cái gì? Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ “Nó“?

Câu 5: Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Chủ đề của đoạn trích: Những đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn.

Nhan đề khác cho đoạn trích: Tiếng đàn đau khổ.

Câu 2:

Tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn văn là nhằm nhấn mạnh sắc thái ngậm ngùi của tiếng đàn.

Câu 3:

Biện pháp tu từ đã được sử dụng trong câu văn: “Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian” là nhân hóa

→ Tác dụng: làm cho tiếng đàn có cảm xúc như con người và làm cho câu văn thêm sinh động hơn.

Câu 4:

Từ “Nó” được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên chỉ tiếng đàn.

Biện pháp tu từ được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ “Nó“ là điệp từ.

Câu 5:

5 từ láy chỉ tính chất trong đoạn văn trên là: ngậm ngùi, hậm hực, nghẹn ngào, nhức nhối, thở than.

Đọc hiểu Chùa đàn - Đề 3

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

"Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm…Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành….Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím”

(Trích từ Chùa đàn – Nguyễn Tuân)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn văn được trần thuật theo ngôi thứ mấy?

Câu 2. Trong đoạn, tác giả sử dụng nhiều câu văn dài hay ngắn? Vi sao tác giả sử dụng như vậy?

Câu 3. Nêu biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn văn dưới đây và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào khống gian. Nó nghẹn ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được.

Câu 4. Nêu câu văn thâu tóm chủ đề của đoạn trích.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Đoạn văn được trần thuật theo ngôi thứ nhất.

Câu 2.

Trong đoạn, tác giả sử dụng nhiều câu văn ngắn để miêu tả được dồn dập hơn những cung bậc cảm xúc của tiếng đàn.

Câu 3.

Biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong đoạn văn là:

+ Nhân hóa: Tiếng đàn hậm hực, nghẹn ngào.

+ Điệp từ: Nó.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh vào những cảm xúc ngột ngạt, đau khổ của tiếng đàn. Đồng thời làm cho câu văn sinh động và giàu tính biểu cảm hơn.

Câu 4.

Câu văn thâu tóm chủ đề của đoạn trích là: "Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này.

----------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Chùa đàn - Nguyễn Tuân. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết
1 1.986
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm