Bầm ơi – Tố Hữu

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 có đáp án do VnDoc biên soạn bám sát thể loại Đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi học kì cũng như củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đọc hiểu Bầm ơi - Đề 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

... Bầm ơi có rét không bầm,
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.
Bầm ra ruộng cấy bầm run,
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.
Mạ non bầm cấy mấy đon,
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân,
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu...

(Trích Bầm ơi – Tố Hữu, tập thơ Việt Bắc, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2005)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ?

Câu 2 (0,75 điểm): Nội dung của đoạn thơ?

Câu 3 (0,75 điểm): Tìm và phân tích hiệu quả của những từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong đoạn thơ?

Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ

Đáp án đọc hiểu văn bản Bầm ơi – Tố Hữu

Câu 1 (0,5 điểm):

Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ Nghệ thuật.

Câu 2 (0,75 điểm):

Nội dung của đoạn thơ: Khắc họa hình ảnh người mẹ vất vả và tình cảm của người con đối với mẹ.

Câu 3 (0,75 điểm):

Các từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ: Bầm run, chân lội dưới bùn, ướt áo tứ thân.

Hiệu quả: Diễn tả chân thật, sinh động về hình ảnh người mẹ lam lũ, vất vả.

Câu 4 (1,0 điểm):

Học sinh viết đoạn văn thể hiện được tình cảm và thái độ đối với mẹ.

Đoạn văn cần nêu được tình cảm của người viết đối với mẹ và rút ra bài học cho bản thân: phải biết yêu thương, kính trọng mẹ, biết ơn, trân trọng những gì cha mẹ đã dành cho ta. Tình yêu thương đó cần được thể hiện bằng hành động cụ thể ngay từ hôm nay: quan tâm, chăm sóc, vâng lời, học tập, tu dưỡng tốt,…

Đọc hiểu Bầm ơi - Đề 2

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm …

Bầm ơi có rét không bầm !

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

(Trích “Bầm ơi, Tố Hữu)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ sau: Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.

Câu 2:

Nội dung chính của đoạn thơ là: Hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả và tình cảm của người con đối với mẹ của mình.

Câu 3:

Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ: Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! có tác dụng nhấn mạnh vào nỗi nhớ thương của con trai giành cho người mẹ. Tình yêu thương ấy là vô tận, không bao giờ cân, đo, đong, đếm, được.

----------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Bầm ơi – Tố Hữu. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Để học tốt Địa lý 12, Giải Toán 12 nâng cao, Tiếng Anh lớp 12 mới, Môn Vật lý 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập thật tốt.

Đánh giá bài viết
5 3.683
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm