Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đơn giản chỉ là hạnh phúc

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 có đáp án do VnDoc biên soạn bám sát thể loại Đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi học kì cũng như củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đọc hiểu Đơn giản chỉ là hạnh phúc - Đề 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về từ "hạnh phúc" như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?

(2) Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề "riêng tư" và "cá nhân". Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.

(3) Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy.

(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn..., Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016, trang 40-41)

Câu 1 (0,5đ): Vấn đề chính được trình bày trong đoạn trích trên là gì?

Câu 2 (1,0đ): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1)?

Câu 3 (0,5đ): Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn thứ (3).

Câu 4 (1,0đ): Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

Đáp án đọc hiểu văn bản: Đơn giản chỉ là hạnh phúc

Câu 1 (0,5đ):

Vấn đề được trình bày trong đoạn trích: Hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân, riêng tư mà còn ảnh hưởng, tác động đến nhiều người khác, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè tới cả những người xa lạ.

Câu 2 (1,0đ):

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1): Câu hỏi tu từ (học sinh chỉ ra 6 câu hỏi tu từ). Lặp cấu trúc cú pháp (cấu trúc Là + một tiêu chí, biểu hiện của hạnh phúc? lặp lại 6 lần).

Tác dụng: Mỗi câu hỏi nêu ra, khẳng định một điều đem lại hạnh phúc cho con người. Biện pháp lặp cấu trúc khẳng định có rất nhiều điều khác nhau đem lại hạnh phúc. Qua đó, tác giả khắc họa nỗi băn khoăn trong suy nghĩ của mỗi người và ngầm bày tỏ suy nghĩ của bản thân: quan niệm nào về hạnh phúc được nhắc đến cũng đúng, nhưng tách riêng từng tiêu chí là chưa đủ, mà phải kết hợp hài hòa tất cả mới đem lại hạnh phúc trọn vẹn của mỗi cá nhân và cho mọi người.

Câu 3 (0,5đ):

Các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn (3): bình luận và so sánh.

Câu 4 (1,0đ):

Đây là câu hỏi mở, cho phép học sinh tự chọn lựa thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Thông điệp được gợi ra từ đoạn trích, có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp đối với nhận thức, quan niệm, lối sống của thí sinh nói riêng và mỗi người nói chung. Lí giải lí do lựa chọn và ý nghĩa của thông điệp một cách ngắn gọn, thuyết phục.

Đọc hiểu Đơn giản chỉ là hạnh phúc - Đề 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề "riêng tư" và "cá nhân". Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Về vui tươi, hạnh phúc, bạn muốn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.

Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy.

(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn..., Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016, trang 40-41)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề "riêng tư" và "cá nhân".

Câu 3. Từ “ấy” trong câu văn sau: “Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa” thay thế cho những từ nào ở các câu trước đó trong đoạn. Xét về liên kết câu và liên kết đoạn thì câu văn “Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa” có sử dụng mấy phép liên kết? Đó là phép liên kết nào?

Câu 4. Chỉ ra và nêu dấu hiệu nhận biết về khởi ngữ có trong câu văn sau: “Về vui tươi, hạnh phúc, bạn muốn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn”.

Câu 5. Em hiểu thế nào về câu văn “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác”?

Câu 6. Nội dung chính của đoạn trích trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận bàn về hạnh phúc.

Câu 2. Thành phần biệt lập trong câu là thành phần tình thái “có thể” chỉ thái độ tin cậy.

Câu 3.

- Từ “ấy” trong câu văn sau: “Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa” thay thế cho thầy cô, cha mẹ, bạn bè.

- Câu văn “Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa” sử dụng các phép liên kết:

+ Phép thế từ “ấy”.

+ Phép lặp từ “người khác.

+ Phép nối từ “và”

Câu 4.

- Khởi ngữ trong câu là “về vui tươi, hạnh phúc”

- Dấu hiệu nhận biết: Khởi ngữ này đứng trước chủ ngữ và có thêm quan hệ từ “về”

Câu 5.

Câu văn “Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác” là tác giả khẳng định chúng ta sống trong sự tương tác qua lại với những người khác trong xã hội, mỗi con người đều có vai trò quan trọng trong xã hội. Dù chúng ta có làm gì, ở đâu thì cũng sẽ có sự ảnh hưởng nhất định đến xã hội đó.

Câu 6. Nội dung của đạn trích là bàn về hạnh phúc. Hạnh phúc của cá nhân cũng là hạnh phúc của mọi người.

----------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đơn giản chỉ là hạnh phúc. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm