Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Đọc hiểu
Đọc hiểu ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
- Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật đọc hiểu số 1
- Đáp án Đọc hiểu Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật số 1
- Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật đọc hiểu số 2
- Đáp án Đọc hiểu Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật số 2
- Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật đọc hiểu số 3
- Đáp án Đọc hiểu Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật số 3
Trong bài thơ Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm có đoạn: “Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật. Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùi..." Đây là đoạn thơ ý nghĩa và thường được sử dụng để làm dạng bài đọc hiểu trong các đề thi Văn 12 và thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Để giúp các em học sinh làm quen với các dạng đề đọc hiểu với bài thơ này, VnDoc giới thiệu 3 mẫu đề đọc hiểu khác nhau, giúp các em ôn tập và làm quen với nhiều dạng bài khác nhau.
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật đọc hiểu số 1
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu: (3 điểm)
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh
(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)
Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian?
Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối đoạn trích.
Câu 4. Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?
Đáp án Đọc hiểu Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật số 1
Câu 1:
Những từ ngữ, hình ảnh được lấy từ chất liệu văn học dân gian là:
- Cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
- Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
- Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Câu 2:
“Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”, ý câu thơ muốn nói thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không cho phép không phải là cản trở mà ngược lại, là thử thách để con người khẳng định mình. Con người nở hoa là con người đạt được thành quả, con người thành công sau rất nhiều thử thách.
Câu 3:
Biện pháp được sử dụng trong bốn câu thơ cuối là biện pháp điệp. “Những chân trời”, những mảnh đất”, “những biển khơi”, “những ngàn sao” là những điều mơ ước của con người, nơi ta chưa đặt chân tới, nơi vẫn còn muốn chinh phục. Biện pháp điệp liệt kê một loạt những ước mơ rất cao đẹp, thiêng liêng, cũng là những ước mơ rất thực. Sau ước mơ đó là niềm tin vào thế hệ mình, thế hệ của chúng “ta” sẽ ước mơ, khao khát và biến những mơ ước đó trở thành hiện thực.
Câu 4:
Học sinh có thể chọn điều tâm đắc nhất để lại trong em. Nhưng ấn tượng chung là đoạn thơ khắc họa hình tượng Đất Nước bắt nguồn từ văn hóa truyền thống xa xưa với chất liệu dân gian đậm đà và kéo dài tới chúng ta, tới mãi mai sau với những mơ ước rất đẹp, rất người, rất nhân văn. Qua đó thấy được tình yêu quê hương đất nước của tác giả
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật đọc hiểu số 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu.
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh…
(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2: Chất liệu văn học dân gian hiện lên qua hình ảnh, câu thơ nào? Có tác dụng như thế nào?
Câu 3: “Niềm tin rất thật” mà tác giả nhắc đến trong khổ thơ đầu là gì?
Câu 4:
Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?
Câu 5: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: "Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa/Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Câu 6: Chỉ ra và cho biết hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng ở 4 câu thơ cuối đoạn trích.
Câu 7: Từ đoạn trích trên anh/chị có suy nghĩ gì về sức mạnh và niềm tin trong cuộc sống?
Đáp án Đọc hiểu Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật số 2
Câu 1:
- Phong cách ngôn ngữ trong đoạn thơ trên là: nghệ thuật
- Phương thức biểu đạt chính là: biểu cảm.
Câu 2:
– Chất liệu văn học dân gian:
+ “Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu” sử dụng chất liệu cổ tích “Tấm cám”
+ “Cây khế chua có đại bàng đến đậu” – sử dụng cổ tích “Ăn khế trả vàng”.
+ “Hoa của đất” – chất liệu tục ngữ “Người ta hoa đất”
– Tác dụng: làm đoạn thơ trở nên gần gũi, thân thuộc, hấp dẫn. Qua đó làm hiện lên hình ảnh con người Việt Nam nhân hậu, nghĩa tình, giàu sức sống, giàu niềm tin.
Câu 3: “Niềm tin rất thật” mà tác giả đề cập đến là: Niềm tin vào hạnh phúc và những điều tốt đẹp hoặc niềm tin vào những vất vả gian nan sẽ được đền đáp bằng hạnh phúc.
Câu 4: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”, ý câu thơ muốn nói thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không cho phép không phải là cản trở mà ngược lại, là thử thách để con người khẳng định mình. Con người nở hoa là con người đạt được thành quả, con người thành công sau rất nhiều thử thách.
Câu 5:
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là biện pháp tu từ: ẩn dụ
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
– Tác dụng: làm câu thơ trở nên mượt mà, bóng bẩy, phong phú, sinh động, hấp dẫn, giàu giá trị biểu cảm; hình ảnh thơ có chiều sâu, gợi nhiều liên tưởng ý vị. Qua đó làm nổi bật ý nghĩa: Bông hoa nở trên đất đai cỗi cằn cho ta thấy được sức sống mạnh mẽ, sức trỗi dậy mãnh liệt bất chấp hoàn cảnh của nó. Đó cũng chính là hình ảnh sức mạnh của con người Việt Nam đã vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn thử thách để tỏa sáng, để khẳng định mình. Tác giả cũng khẳng định – con người chính là loài hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất, đáng trân trọng nhất thế gian.
Câu 6:
- Xác định phép liệt kê: những chân trời, những mảnh đất , những biển khơi, những ngàn sao
- Hiệu quả biểu đạt: nhấn mạnh những sự phong phú của những khát khao , ước mơ hoặc nhấn mạnh những khát khao khám phá được nhiều điều lớn lao, nhiều vẻ đẹp của cuộc đời.
Câu 7:
– Nội dung của đoạn thơ: ca ngợi niềm tin và sức sống của con người Việt Nam.
– Nội dung ấy gợi cho em suy nghĩ:
+ Con người Việt Nam là những con người chịu thương chịu khó, sống giàu niềm tin, nhân hậu.
+ Có ý chí vươn lên dù trong nghịch cảnh ngặt nghèo.
+ Ngay thẳng, lạc quan, yêu đời.
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật đọc hiểu số 3
ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…
(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra 2 yếu tố là chất liệu văn hóa dân gian có trong đoạn thơ? Vì sao có thể nói chất liệu văn hóa dân gian ở đoạn thơ này gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ? (1.0 điểm)
Câu 3: Theo anh/ chị, đoạn thơ trên thể hiện tình cảm gì của tác giả? (0.5 điểm)
Câu 4: Anh/ chị thích nhất hình ảnh nào trong đoạn thơ trên? Vì sao?(1.0 điểm)
Đáp án Đọc hiểu Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật số 3
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do (0,5 điểm)
Câu 2:
– Hai yếu tố là chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ trên: Truyện cổ tích Tấm Cám, truyện cổ tích Cây khế (Hoặc câu tục ngữ: Người ta là hoa của đất) (0,5 điểm)
– Giải thích (0,5 điểm):
+ Những gì thuộc về dân gian thường gợi ra sự quen thuộc, thân thương.
+ Cách diễn đạt trong đoạn thơ không giống hoàn toàn như hình thức vốn có trong văn hóa, văn học.
Do vậy, đoạn thơ gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ
Câu 3. (0,5 điểm)
Tình cảm của tác giả: yêu mến, ngợi ca, trân trọng, tự hào về những đạo lí, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc.
Câu 4:
- Chỉ ra được hình ảnh thơ (có trích dẫn hoặc diễn xuôi) (0,5 điểm)
Chẳng hạn: “ Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”
- Lí giải một cách thuyết phục (0,5 điểm)
Với hình ảnh thơ trên, ta có thể lí giải:
+ Bông hoa nở trên đất đai cỗi cằn cho ta thấy được sức sống mạnh mẽ,sức trỗi dậy mãnh liệt của nó.
+ Ẩn dụ chỉ sức mạnh của con người vượt lên trên nghịch cảnh. Con người chính là loài hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất, đáng trân trọng nhất…
......................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc 3 mẫu bài Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Đọc hiểu. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em luyện thêm kỹ năng đọc hiểu văn bản, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi Văn 12 và bài thi THPT Quốc gia môn Văn đạt kết quả cao.
Ngoài tài liệu Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Đọc hiểu, mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.