Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bên kia sông Đuống

Đề đọc hiểu Ngữ Văn 12 có đáp án do VnDoc biên soạn bám sát thể loại Đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn thi học kì cũng như củng cố kỹ năng đọc hiểu văn bản.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.com
Nghiêm cấm sao chép nhằm mục đích thương mại

Đọc hiểu Bên kia sông Đuống - Đề 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, SGK Ngữ văn 12, Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.17)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả.

Câu 3 (1,0 điểm): Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhà thơ?

Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay.

Đáp án đọc hiểu văn bản Bên kia sông Đuống

Câu 1 (0,5 điểm):

Các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ: Miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 2 (0,5 điểm):

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả: khủng khiếp, ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng ta khô, nhà ta cháy, chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu.

Câu 3 (1,0 điểm):

Tâm tư, tình cảm gì của nhà thơ:

- Niềm tự hào về truyền thống văn hóa và tình yêu thiết tha với quê hương.

- Nỗi đau xót khi quê hương bị giặc xâm chiếm.

- Lòng căm thù quân xâm lược.

Câu 4 (1,0 điểm):

Thí sinh có thể trình bàu suy nghĩ theo những hướng khác nhau, nhưng cần làm rõ các nội dung:

Ý thức trách nhiệm của mỗi người với quê hương (hiện nay: thời bình)

Phê phán những biểu hiện của thái độ ích kỉ, bàng quan trước những vấn đề của quê hương; những biểu hiện của tình yêu quê hương chưa đúng đắn.

Đọc hiểu Bên kia sông Đuống - Đề 2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong khảng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay

(Bên kia sông Đuống – Hoàng cầm, Ngữ văn 12 năng cao,Tập một, NXB Giáo đục, 2008? tr. 72)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn thơ.

Câu 2: Vẻ đẹp của quê hương tác giả được gợi lên từ những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh con sông Đuống “Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiên trường kì”?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn thơ trên là miêu tả và biểu cảm.

Câu 2:

Vẻ đẹp quê hương của tác giả được gợi lên qua những từ ngữ, hình ảnh như: cát trắng phẳng lì, dòng sông lấp lánh, dòng sông nằm nghiêng nghiêng, bờ dâu bãi mía xanh xanh, ngô khoai biêng biếc.

Câu 3:

Hình ảnh con sông Đuống "Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì" nhằm miêu tả cho con sông như một sinh mạng như con người. Ngoài ra, việc miêu tả như trên còn muốn nhấn mạnh rằng sông Đuống như một chứng nhân của lịch sử, đã chứng kiến những thăng trầm của quê hương.

Đọc hiểu Bên kia sông Đuống - Đề 3

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay”

(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Chủ đề đoạn thơ trên là gì?

Câu 2: Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ

Câu 3: Theo anh/chị, thể thơ mà nhà thơ sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của đoạn thơ trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Chủ đề đoạn thơ: Niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương và nỗi đau khi quê hương yêu dấu bị giày xéo

Câu 2.

* Biện pháp tu từ:

- Biện pháp đảo ngữ: “Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc”: nhấn mạnh vào màu sắc và vẻ đẹp của cảnh vật bên bờ sông.

- Biện pháp so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay”: thể hiện sự tiếc nuối, xót xa cho những vẻ đẹp bì tàn phá bởi chiến tranh.

- Sử dụng các từ láy: “lấp lánh”,“xanh xanh”, “biêng biếc", “nghiêng nghiêng” nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương bên dòng sông Đuống.

Câu 3.

Bài thơ được tác giả sử dụng thể thơ tự do giúp cho cách tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình không bị gò bó, mà cảnh đẹp quê hương cũng hiện lên tự nhiên, sống động.

Đọc hiểu Bên kia sông Đuống - Đề 4

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Năm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay

(Trích Bên kia sông Đuống – Hoàng cầm, Dẫn theo Ngữ văn 12 Nâng cao, tập một, Sđd)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nêu tác dụng của thể thơ đó.

Câu 2. Hãy chỉ ra những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ. Cảm nhận từ láy “nghiêng nghiêng”.

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 4. Xác định và nêu ngắn gọn giá trị của biện pháp tu từ trong dòng thơ cuối.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do.

→ Tác dụng: làm cho các câu thơ và các dòng cảm xúc không bị gò bó.

Câu 2:

- Những từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ là: Lấp lánh, nghiêng nghiêng, xanh xanh, biêng biếc, xót xa.

- Từ láy “nghiêng nghiêng” là cách nhân hóa con sông Đuống như một sinh thể, vừa duyên dáng vừa tâm trạng trong suốt chiều dài của kháng chiến.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ trên thể hiện vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của bên kia dòng sông Đuống, đồng thời thể hiện nỗi xót xa của tác giả khi quê hương bị tàn phá bởi chiến tranh.

Câu 4:

- “Sao xót xa như rụng bàn tay”: Câu thơ được tác giả sử dụng biện pháp so sánh nhàm thể hiện nỗi đau xót của bản thân trước tình cảnh quê hương bị tàn phá bởi chiến tranh.

----------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Bên kia sông Đuống. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Chúc các em học tập thật tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm