Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn bám sát đề minh họa - Số 4 (có đáp án)
Bộ đề thi thử bám sát đề minh họa môn Ngữ văn
Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn bám sát đề minh họa - Số 4 có đáp án là tài liệu hữu ích được VnDoc.com tổng hợp gồm có 28 mã đề thi. Mỗi đề thi gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian gian 120 phút. Đề có đáp án, ma trận và bản đặc tả kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp tới nhé.
1. Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 1
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
…Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài
Chỉ một người ở lại với anh thôi
Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi
Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới
Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương
Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn
Anh lạc bước, em đưa anh trở lại
Khi mệt mỏi thấy tháng ngày cằn cỗi
Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh
Khi những điều giả dối vây quanh
Bàn tay ấy chở che và gìn giữ
Biết ơn em, em từ miền cát gió
Về với anh, bông cúc nhỏ hoa vàng […]
(Trích “Và anh tồn tại”, Lưu Quang Vũ, tập “Mây trắng của đời tôi”, Nxb Văn học 1989 ).
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0.5 điểm). Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.
Câu 2 (0.5 điểm). Nhân vật “em” trong đoạn trích là gì của “anh” khi những “điều giả dối vây quanh” ?
Câu 3 (1.0 điểm). Anh/chị hiểu gì về hình ảnh "bông cúc nhỏ hoa vàng" trong đoạn trích trên ?
Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong bốn câu thơ sau:
Khi mệt mỏi thấy tháng ngày cằn cỗi
Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh
Khi những điều giả dối vây quanh
Bàn tay ấy chở che và gìn giữ
Câu 5 (1.0 điểm). Thông điệp của tác giả trong đoạn trích trên ?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm).
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) làm rõ một số nét đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ “Và anh tồn tại” của tác giả Lưu Quang Vũ.
Câu 2 (4,0 điểm).
Viết bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
2. Đề thi thử tốt nghiệp môn Văn - Đề 2
PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
VIỆT NAM – “KHO BÁU” DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI
Với 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ hai Đông Nam Á. Đây là những khu vực có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao, có tiềm năng trở thành các mô hình phát triển bền vững.
20 năm gìn giữ “tương lai xanh”
Ngày 21/1/2000, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam (nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới). Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng và thủy sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, ...
Gần một năm sau, ngày 10/11/2001, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai tiếp tục được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nơi đây được xem như “lá phổi xanh” của miền Ðông Nam Bộ với giá trị đa dạng sinh học cao, có rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam và rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Từ năm 2002 đến nay, Việt Nam tiếp tục có thêm 9 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Có những khu dự trữ sinh quyển sau khi được ghi danh đã đạt tốc độ phát triển nhanh. Điển hình như Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (thành phố Hải Phòng), 16 năm qua đã liên tục bứt phá đạt nhiều dấu mốc mới trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ dự trữ sinh quyển cho nhân loại, đây còn được xem là khu vực dự trữ nguồn sống, dự trữ cả tương lai sinh tồn và sự phát triển cho quốc gia sở hữu nó. Hay khu vực Núi Chúa (Ninh Thuận) - với hệ thực vật Núi Chúa rất đặc trưng (đá sa thạch già, cây bụi gai rất nhiều để tiết chế mất nước), Núi Chúa là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam cũng như Đông Nam Á - là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng toàn cầu được lựa chọn là vùng ưu tiên bảo tồn cao nhất trong tất cả các kiểu sinh cảnh chính trên Trái Đất.
“Chiến lược xanh” trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững
Để phát huy giá trị các khu dự trữ sinh quyển, điều cần thiết là phải nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của các khu dự trữ sinh quyển đối với việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tấn Nhân cho biết Bộ đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) thực hiện dự án “Lồng ghép quản lý tài nguyên thiên nhiên và các mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học vào quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam” nhằm hướng đến mục tiêu thúc đẩy việc quản lí tổng hợp, bảo vệ và phát triển bền vững các khu dự trữ sinh quyển.
Công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển mạng lưới khu dự trữ sinh quyển thế giới đã và đang huy động được sự tham gia của nhiều bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương sở hữu khu dự trữ sinh quyển thế giới, các tổ chức bảo tồn trong nước và quốc tế; từ đó, có nhiều đóng góp vào việc bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, các loài hoang dã nguy cấp, quý hiếm, bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới.
(Theo Hùng Võ, đăng trên Báo điện tử của Thông tấn xã Việt Nam, VietnamPlus, https://special.vietnamplus.vn/2021/12/29/kho-bau-sinh-quyen-vn/, 29/12/2021)
Thực hiện các yêu cầu (trình bày ngắn gọn, trọng tâm):
Câu 1 (0,5 điểm): Thông tin dữ liệu của văn bản trên được trình bày chủ yếu theo cách nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Thông tin cơ bản của văn bản trên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích hiệu quả của việc sử dụng đồ họa thông tin trong việc biểu đạt thông tin chính.
Câu 4 (1,0 điểm): Nhận xét quan điểm của người viết được thể hiện trong văn bản.
Câu 5 (1,0 điểm): Thông tin nào về vai trò của khu dự trữ sinh quyển trong văn bản anh/ chị ấn tượng hơn cả? Lí giải.
PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Anh/ Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều thế hệ trẻ cần hành động để chung tay gìn giữ “tương lai xanh”.
Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lí Bạch) và đoạn thơ (trích Tống biệt hành – Thâm Tâm):
Ngữ liệu 1: HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG (LÍ BẠCH) |
|||
Phiên âm: Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, |
Dịch nghĩa: Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây, |
||
Dịch thơ (Bản dịch của Ngô Tất Tố): TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG Bạn từ lầu Hạc lên đường, Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng. Bóng buồm đã khuất bầu không, Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời. (Ngữ văn 10, Tập một, Phan Trọng Luận (Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 142-143) |
|||
Ngữ liệu 2: TỐNG BIỆT HÀNH (THÂM TÂM)
(Văn bản đọc hiểu Ngữ văn 11, Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), NXB Đại học Huế, 2023, tr. 111) |
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung đề thi nhé