Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn - Đề 11

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn - Đề 11 có đáp án để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 120 phút. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp tới nhé.

1. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 11

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Có một câu nói là: Con đường dài nhất là con đường từ cái đầu đến bàn tay.

Ý tưởng nhiều vô kể. Nhiều người có những ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực. Một người bạn của tôi từng nói: “Khi ai đó tâm sự với tôi về ý tưởng này khác, tôi chỉ bảo: Nghe tuyệt lắm, hãy làm đi. Tôi không bảo khó, bảo sẽ thất bại, hay bàn lùi. Cứ để họ thực hiện. Hành động chứng minh tất cả.”. Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn có câu: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Nếu không đi thì đường ở đâu mà có. Cho nên, câu khẩu hiệu của Nike là: “Just do it.”. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ chỉ có một lần. Thời gian trôi qua là không quay lại. Thay vì chần chừ, đắn đo, sợ hãi, tại sao lại không thử bước ra ngoài, và làm điều có ích. Đi học, đọc sách, tiếp thu kiến thức là một chuyện, phải hành động, phải thực hành mới khiến kĩ năng của ta khá lên. Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới. Mà để phát triển khả năng hành động, không cần phải làm gì lớn lao, mở nhà trọ hay mở công ty. Chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ một.

Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên.

(Theo Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2018, tr. 115)

Câu 1: Đối tượng mà người viết muốn hướng tới trong văn bản là ai?

Câu 2: Vấn đề nghị luận được đề cập trong văn bản trên là gì?

Câu 3: Những lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra trong văn bản có phù hợp với vấn đề nghị luận không? Vì sao?

Câu 4: Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong các trường hợp sau:

– Nhiều người có được ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực.

– Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên.

Câu 5: Anh/ chị suy nghĩ gì về quan điểm của người viết trong câu văn dưới đây?

“Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới.”.

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung của văn bản trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 200 chữ) gửi các bạn trẻ cùng trang lứa với chủ đề: Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên.

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của văn bản thơ sau:

ÁO TRẮNG

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,

Hôm xưa em đến, mắt như lòng.

Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,

Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.

Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;

Em duyên đôi má nắng hoe tròn.

Em lùa gió biếc vào trong tóc

Thổi lại phòng anh cả núi non.

Em nói anh nghe tiếng lẫn lời;

Hồn em anh thở ở trong hơi.

Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,

Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.

Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.

Dịu dàng áo trắng trong như suối

Tỏa phất đôi hồn cánh mộng bay.

(Huy Cận, Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh – Hoài Chân), NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr. 137 – 138)

2. Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 11

Câu 1: Đối tượng mà người viết muốn hướng tới trong văn bản này là các bạn trẻ, tuổi trẻ, thế hệ thanh niên.

Câu 2: Vấn đề nghị luận được đề cập trong văn bản: tuổi trẻ là phải hành động.

Câu 3: Những lí lẽ và dẫn chứng được trình bày trong văn bản phù hợp với vấn đề nghị luận vì chúng đều hướng tới mục đích thuyết phục người đọc về việc cần phải hành động, không nên “ngồi yên”.

Câu 4: 

– Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường:

+ Biến một vế câu thành một câu: “Nhiều người có được ý tưởng rất tốt. Nhưng có rất ít người biến được ý tưởng thành hiện thực.”

+ Tỉnh lược thành phần câu (chủ ngữ): “Hãy làm gì đó. Đừng ngồi yên.”

– Ý nghĩa: tạo nên sự khác biệt, gây ấn tượng, nhằm nhấn mạnh, làm nổi bật thông điệp.

Câu 5: 

– HS trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần nêu lí do thuyết phục.

– Ý kiến xác đáng vì người trẻ sẽ không thể hòa nhập thế giới

giao tiếp, giao lưu, trao đổi, hợp tác,... với bạn bè và các đối tác trên thế giới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Văn

    Xem thêm