Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn - Đề 10
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2025 (đề số 10)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn - Đề 10 có đáp án là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có trau dồi, luyện tập nội dung kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp tới nhé.
1. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 10
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Khi mùa xuân đến mắt em
Bỗng dưng biển sóng trào lên ngang trời
Dâng theo cả chín trận cười
Đậu chênh vênh bến mi dài rợp xanh
Khi mùa xuân đến mắt anh
Chon von dòng tóc em thành sông xa
Bên này sông đỏ phù sa
Bên kia sông trắng nhập nhòa khói sương
Em thường khấn nguyện mười phương
Mà quên cánh gió dặm đường xuân đi
Đến nơi em cát khô lì
Gọi em em mải miết gì không thưa
Đến nơi anh ứa dòng mưa
Gạn trăm bến đục xuân chờ trong em.
(Hoàng Cầm, Khi mùa xuân đến, in trong 99 tình khúc, NXB Văn học, 1996)
Câu 1: Xác định đối tượng trữ tình trong văn bản.
Câu 2: Chỉ ra sự khác biệt giữa hai hình ảnh “Bên này sông” và “Bên kia sông” trong văn bản.
Câu 3: Phân tích tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ:
Khi mùa xuân đến mắt anh
Chon von dòng tóc em thành sông xa.
Câu 4: Giải thích hình ảnh “bến đục” được tác giả miêu tả trong dòng thơ “Gạn trong bến đục/Xuân chờ trong em”.
Câu 5: Anh/chị rút ra được điều gì khi đọc hai câu thơ: “Em thường khấn nguyện mười phương/ Mà quên cánh gió dặm đường xuân đi”. Giải thích lí do.
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng của chủ thể trữ tình được thể hiện trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (4,0 điểm)
Theo anh/chị nỗi buồn có ích hay có hại cho bản thân? Trình bày suy nghĩ của bản thân qua một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ).
2. Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 10
Câu 1: Đối tượng trữ tình trong văn bản: Em
Câu 2:
Khác biệt giữa hai hình ảnh “Bên này sông” và “Bên kia sông” trong văn bản:
+ Bên này sông: đỏ phù sa.
+ Bên kia sông: trắng nhập nhòa khói sương.
Câu 3: – Tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ:
+ Gợi ra hình ảnh, tạo nên cảm xúc cho câu thơ.
+ Diễn tả sự mềm mại, tha thướt của mái tóc người thiếu nữ vừa cao quý vừa xa vời.
Câu 4: Hình ảnh “bến đục” được tác giả miêu tả trong dòng thơ “Gạn trong bến đục/Xuân chờ trong em” được hiểu: số phận bấp bênh, không được may mắn hạnh phúc của người phụ nữ khi lấy chồng.
Câu 5:
Học sinh có thể tự rút ra bài học cho bản thân nhưng cần lí giải hợp lí dựa trên việc hiểu nội dung câu thơ.
(Gợi ý: Trân trọng những gì hiện tại, không đặt ra mục tiêu cao xa, chú trọng những trải nghiệm trong cuộc đời,…)