Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn - Đề 6

Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn - Đề 6 có hướng dẫn làm bài được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi dưới đây.

1. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 6

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng bắt nguồn từ thời đại Hùng Vương dựng nước và được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích Đền Hùng.

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hóa tâm linh lớn nhất nước ta; hàng năm đến ngày Giỗ tổ và tổ chức Lễ hội, con cháu trên mọi miền tổ quốc hành hương về với tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc. Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã trở thành động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền thượng; Phần Hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.

Trong phần Lễ: Nghi thức dâng hoa của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh thành được tổ chức long trọng trên đền Thượng. Từ chiều mồng 9, các làng rước kiệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các hàng đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng (Kính thiên lĩnh điện), đoàn đại biểu dừng lại kính cẩn dâng lễ vào thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh thay mặt cho nhân dân cả nước kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.

Phần Hội: Diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng. Hội đền Hùng ngày nay có thêm nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú hấp dẫn. Trong khu vực Hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các quán bán hàng dịch vụ ăn uống, các trại văn hóa của 13 huyện, thành, thị, các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi thể thao,... tạo ra nhiều màu sắc sinh động, náo nhiệt cho bức tranh ngày hội. Các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giày, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần,... Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan hội diễn văn nghệ quần chúng phục vụ đồng bào về dự hội. Trên khu vực Công quán luôn âm vang tiếng trống đồng, tiếng giã đuống rộn ràng của các nghệ nhân dân gian người dân tộc Mường ở Thanh Sơn ra phục vụ Lễ hội.

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, các Vua Hùng cùng các vợ, con, các tướng lĩnh, các nhân vật liên quan thời kì Vua Hùng luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

(Trích Giới thiệu du lịch Phú Thọ – Lễ Hội – Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Theo văn bản, Lễ hội Đền Hùng gồm những phần nào?

Câu 3: Chỉ ra và cho biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Câu 4: Nhận xét về tình cảm của người viết được thể hiện qua đoạn văn: Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Theo anh/chị, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng có còn ý nghĩa đối với thế hệ trẻ ngày nay không? Vì sao? (Trình bày khoảng 5 – 7 dòng).

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

(...)

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Nguyễn Bính, trích Tương tư, Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)

****

Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!

Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,

Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.

Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm!

Gió bao lần từng trận gió thương đi,

– Mà kỉ niệm, ôi, còn gọi ta chi…

(Xuân Diệu, trích Tương tư chiều, Tuyển tập Tự lực văn đoàn, tập III, NXB Hội nhà văn, 2004)

2. Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 6

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh.

Câu 2: Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội.

Câu 3: 

– Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: Hình ảnh Lễ hội Đền Hùng.

– Tác dụng:

+ Nội dung văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Tạo sự chân thực khách quan giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được sự sôi động, các diễn biến trong lễ hội Đền Hùng.

Câu 4: 

– Tình cảm tác giả: Tự hào về một lễ hội truyền thống có ý nghĩa tinh thần sâu sắc của người Việt Nam.

– Đó là tình cảm sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn, ý thức giữ gìn và phát huy lễ hội đền Hùng.

Câu 5: 

– Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân.

– Lí giải hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Bài tiếp theo: Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn - Đề 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Văn

    Xem thêm