Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn - Đề 9

Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn - Đề 9 có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi được tổng hợp gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 120 phút. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia nhé.

1. Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 9

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

[…] Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của Thạch Lam thực ra chưa sâu sắc và mãnh liệt nếu đem so sánh với ngòi bút Ngô Tất Tố hay Nam Cao, nhất là khi cần phanh phui triệt để những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội người bóc lột người đã dẫn đến nỗi bất hạnh của người dân lao động. Ông không phải không đề cập đến vấn đề ấy, nhưng trong nhiều trường hợp, ngòi bút ấy dường như vừa chạm đến đã vội dừng lại và chuyển hướng. Chẳng hạn như truyện “Đứa con”, mở đầu là mâu thuẫn giữa chủ và người ở (một phụ nữ), là áp chế tàn nhẫn giữa kẻ có tiền và người làm thuê. Song kết thúc truyện thì mâu thuẫn đó lại bị xóa nhòa bởi một chuyển hướng hòa hợp, mà tác nhân là sự kích thích của tình mẫu tử – một thứ nhân tính muôn đời. Trong “Cái chân què” cũng tương tự như vậy. Truyện tả một anh chàng vì nghèo mà cay cú với số phận, quyết tìm cách làm giàu. Nhưng khi được như ý, thì dần dần anh ta lại nhận thấy rằng đồng tiền không đem lại hạnh phúc. Sự tỉnh ngộ lần này của anh căn bản dựa trên cái triết lí về đồng tiền thường thấy ở một số tác giả khác trong Tự lực văn đoàn: triết lí của những con người chưa thực sự bị họa áo cơm ghì riết và hành hạ. Dù sao Thạch Lam cũng chưa hẳn đã sống chết với vấn đề này.

Tuy nhiên, đối với người lao động nghèo, cái nhìn của Thạch Lam nói chung là một cái nhìn hiện thực giàu tính nhân đạo. Bức tranh về cuộc sống của dân nghèo sau lũy tre, trong xóm chợ, nơi ngoại ô, ngõ hẻm không hề được phủ bằng màn sương thi vị. Những số phận nhọc nhằn, bi đát, với một viễn cảnh mờ mịt, đen tối, vẫn là kết cục chung cho hầu hết các tác phẩm viết về người dân lao động nghèo khổ của Thạch Lam. Cái chết của mẹ Lê để lại cả một đàn con gầy còm ngơ ngác là một cái kết bi thảm, gây nên “cái cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can” những người còn sống – những người mà “cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không bao giờ dứt” (Nhà mẹ Lê). Có những gia đình trước đây đã có thời mát mặt, về sau cũng sa sút, khó khăn và càng ngày cuộc sống càng thắt nghẹt họ mãi (Cô hàng xén, Đói, Hai đứa trẻ,…). Những kết thúc u ám như thế cứ trở đi trở lại trong nhiều truyện ngắn của Thạch Lam, tô đậm cái quá trình bần cùng không lối thoát của nhân dân lao động trong xã hội cũ […].

(Trần Ngọc Dung, Phong cách truyện ngắn Thạch Lam, Thạch Lam - Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học, Hà Nội, 2013)

Câu 1: Xác định vấn đề chính được đề cập trong văn bản trên.

Câu 2: Liệt kê những tác phẩm của Thạch Lam dùng làm dẫn chứng cho lập luận được người viết sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra mục đích, thái độ của của tác giả được thể hiện ở văn bản trên.

Câu 4: Nhận xét tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu văn sau:

“Bức tranh về cuộc sống của dân nghèo sau lũy tre, trong xóm chợ, nơi ngoại ô, ngõ hẻm không hề được phủ bằng màn sương thi vị.”

Câu 5: Qua văn bản, anh/chị hãy nêu một ước mơ của người lao động nghèo trong giai đoạn trước cách mạng tháng Tám mà anh/ chị thấy có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hôm nay và giải thích lí do.

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận về cảm xúc của chủ thể trữ tình trong đoạn trích sau:

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh

Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây

Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh

Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây

Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần

Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước

Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn.

(Nguyễn Đình Thi, Nhớ, Tuyển tập tác phẩm văn học, Nhà in Bộ LĐTBXH, 2001)

Câu 2. (4,0 điểm)

Trong cuốn sách Đủ nắng thì hoa nở, tác giả Ba Gàn viết: “Đừng tìm bình an, mà hãy chủ động an bình trước mọi hoàn cảnh”.

Từ câu nói trên, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách sống chủ động của con người trong xã hội hiện đại.

2. Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 9

Câu 1: Bàn về chủ nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn Thạch Lam.

Câu 2: Những tác phẩm của Thạch Lam dùng làm dẫn chứng cho lập luận trong đoạn:

+ Đứa con

+ Cái chân què

+ Nhà mẹ Lê

+ Cô hàng xén

+ Đói

+ Hai đứa trẻ

Câu 3:  – Mục đích: Thuyết phục người đọc thấy rằng: dù chưa thực sự sâu sắc và mãnh liệt, nhưng trong các tác phẩm của Thạch Lam đều ẩn chứa một cái nhìn nhân đạo đối với những người dân nghèo khổ.

– Thái độ:

+ Nghiêm khắc trong việc nhìn nhận về chủ nghĩa nhân đạo trong các tác phẩm của Thạch Lam chưa sâu sắc và mãnh liệt.

+ Ca ngợi các sáng tác của Thạch Lam ở cái nhìn đầy thương cảm đối với người dân nghèo.

Câu 4: 

– Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu văn:

+ Nhấn mạnh đặc điểm của giá trị nhân đạo trong tác phẩm Thạch Lam là giàu tính hiện thực.

+ Giúp câu văn trở nên giàu hình ảnh, cảm xúc.

Câu 5: 

– Nêu được ước mơ (Gợi ý: Ước mơ về một cuộc sống tự do, đầy đủ vật chất; ước mơ về số phận tốt đẹp tương lai tươi sáng không rơi vào cảnh nhọc nhằn, bi đát,…)

– Lí giải một cách hợp lí và thuyết phục.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc gia môn Văn

    Xem thêm