Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bí quyết làm phần đọc hiểu đạt điểm tuyệt đối trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn

Bí quyết làm phần đọc hiểu đạt điểm tuyệt đối trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn là tài liệu ôn thi THPTQG môn Văn hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, hướng dẫn các bạn làm phần đọc hiểu, từ đó giành trọn 3 điểm trong đề thi môn Văn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Lịch thi THPT Quốc Gia 2023

Xem chi tiết lịch thi: Lịch thi THPT Quốc Gia 2023

Gửi đề thi để nhận lời giải ngay: https://www.facebook. com/com.VnDoc

1. Nhận xét, phân tích các đề thi minh họa của Bộ các năm trước đó

Các đề minh họa của Bộ đều sử dụng văn bản ngoài chương trình sách giáo khoa nhưng lại đề cập đến vấn đề vô cùng gần gũi, thiết thực và mang tính giáo dục cao – vấn đề nghị lưc, niềm tin, niềm đam mê, khám phá bản thân…

1.1. Các câu hỏi thuộc về các kiến thức

  • Tiếng Việt (Hiểu nghĩa của từ, câu, các biện pháp tu từ, các phương thức biểu đạt, các loại phong cách ngôn ngữ…)
  • Làm văn: (Cách trình bày văn bản, các thao tác lập luận…)
  • Kết hợp cả kiến thức trong văn bản với kiến thức xã hội (sự hiểu biết riêng của HS)

1.2. Các kĩ năng

  • Kĩ năng nhận biết (phát hiện trên văn bản)
  • Kĩ năng hiểu (hiểu từ, hiểu câu, hiểu ý tác giả)
  • Kĩ năng vận dụng (nêu suy nghĩ riêng của bản thân)

1.3. Những kiểu câu hỏi thường sử dụng

  • Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…
  • Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi hs hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(kiểu hỏi này là để xem hs và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.
  • Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu HS rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.

1.4. Những câu hỏi nâng cao nhằm phân hóa học sinh

Tập trung chủ yếu ở câu hỏi hiểu và vận dụng, yêu cầu HS vừa phải hiểu văn bản vừa phải có kiến thức sâu rộng từ thực tế chứ không chỉ dựa vào văn bản.

2. Phương pháp làm bài

* Nắm vững 3 mức độ câu hỏi: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng (thấp)

* Phương pháp chung

  • Bước 1: Phải đọc thật kỹ văn bản.
  • Bước 2: Đọc hết các câu hỏi một lượt, đồng thời gạch chân dưới trọng tâm mỗi câu hỏi
  • Bước 3: Lần lượt trả lời từng câu

* PP cụ thể với mỗi mức độ câu hỏi

– Ở câu nhận biết:

  • Cần lưu ý một số dấu hiệu: chính, chủ yếu, các, những, một, một số…

VD: Chỉ ra PTBĐ chính à đáp án chỉ có một, và phải chính xác

VD: Chỉ ra các PTBĐ à đáp án phải từ hai trở lên, chính xác

  • Cần phân biệt rõ các khái niệm: PTBĐ, PCNN, TTLL, Cách triển khai VB (Hình thức lập luận) để tránh nhầm lẫn
  • Nếu yêu cầu nhận biết từ ngữ, hình ảnh: Cần đọc kĩ xen từ ngữ, hình ảnh đó hướng tới nghĩa gì. VD: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thuộc chất liệu văn học dân gian, Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh nhằm nhấn mạnh và khẳng định chủ quyền, Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh mang đặc trưng của thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ, chỉ ra các từ láy…
  • Cần nắm chắc các biện pháp tu từ đã học

– Ở câu thông hiểu:

  • Câu hỏi yêu cầu hiểu nghĩa của từ, câu: Vận dụng thao tác giải thích để giải quyết (là gì?), với một câu dài, cần xem xét có bao nhiêu vế, hiểu lần lượt từng vế, sau đó mới khái quát nghĩa cả câu.

VD: Anh/ chị hiểu như thế nào về nghĩa của hai câu:

“Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên mà sống”

  • Đất là điều kiện, là môi trường sống chung cho mọi hạt giống
  • Những chồi non phải tự mình vươn lên, sống khỏe mạnh hay yếu ớt đều là do tự mình quyết định

→ Nghĩa của hai câu: Muốn nói tới con người chúng ta ai sinh ra cũng có điều kiện được sống, còn sống như thế nào thì tự mình phải quyét định, phải nỗ lực vươn lên để khẳng định bản thân, sống có ích.

  • Nếu gặp câu hỏi “Theo tác giả….”: Câu trả lời sẽ nằm ngay trên văn bản

VD: Theo tác giả, chúng ta sẽ được lợi ích gì khi “nhận thức được vẫn còn nhiều điều có thể học”? (đề thử nghiệm của BỘ)

Đáp án: Chúng ta sẽ bổ sung được nhiều kiến thức mới

  • Nếu gặp câu hỏi “theo anh/ chị, tại sao tác giả cho rằng…..”: Câu trả lời sẽ dựa trên ba căn cứ cơ bản sau:
    • Thứ nhất: Căn cứ vào nghĩa của câu mà tác giả cho rằng…
    • Thứ hai: Căn cứ vào ngữ liệu trên văn bản
    • Thứ ba: Căn cứ vào sự hiểu biết của chúng ta

VD 1: Tại sao tác giả cho rằng “Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân”? (đề thử nghiệm của BỘ)

Đáp án: Vì dù bạn có chọn cho mình một bộ môn nào đi nữa, dù là nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng hay các phòng trưng bày nghệ thuật hoặc đọc sách về các chủ đề khác nhau… thì bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu nó không ngừng nghỉ cho đến khi đạt đến kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Biết đâu, trong quá trình học với quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò nó sẽ trở thành cá tính của bạn. Nó sẽ trở thành niềm đam mê không thể buông bỏ lúc nào mà bạn không hay biết.

(Trường hợp này câu trả lời nằm ngay trên văn bản)

VD 2: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả.”?

Đáp án: Tác giả nói như vậy vì:

  • Khi nhận ra mình “chẳng có gì đặc biệt cả” tức là các em hiểu rõ mình là ai, mình đang ở đâu, các em hiểu rằng thế giới ngoài kia kì vĩ, lớn lao, thú vị vô cùng. Và khi đó, các em sẽ có ý thức, có ham muốn, có niềm vui khi học hỏi, khám phá và chinh phục thế giới.
  • Ngược lại, nếu tự mãn về bản thân, các em sẽ không tìm ra mục tiêu cho cuộc sống của mình, vì vậy, cuộc sống sẽ trở nên nhàm chán, vô vị.

(Trường hợp này câu trả lời không có trên văn bản)

Tóm lại, đây là kiểu câu hỏi khó nhất đối với học sinh, các em có thể dựa trên ba căn cứ trên để tìm câu trả lời cho phù hợp.

  • Nếu yêu cầu nêu tác dụng của biện pháp tu từ: Cần chỉ rõ tác dụng về nội dung (biện pháp đó giúp làm rõ nội dung như thế nào), và về hình thức (làm cho câu văn, câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh, tạo sự cân đối nhịp nhàng…)

- Ở câu vận dụng (thấp): Câu trả lời hoàn toàn do nhận thức, cách nghĩ của chúng ta

  • Nếu yêu cầu rút ra thông điệp: Có hai cách, một là chọn ngay một câu có ý nghĩa nhất làm thông điệp, hai là tự rút ra ý nghĩa của văn bản rồi chọn đó làm thông điệp. Sau đó đều phải lí giải vì sao anh/ chị chọn thông điệp đó.

(Lưu ý: Đây là câu hỏi vận dụng, có độ phân hóa cao, nên dù câu hỏi không yêu cầu giải thích vì sao, hs vẫn phải lí giải)

  • Nếu yêu cầu nêu lên điều anh/chị tâm đắc, hoặc một số việc làm cụ thể: Câu trả lời hoàn toàn dựa trên sự hiểu biết của hs, cần nêu được ít nhất ba nội dung, rõ ràng, tránh dài dòng.

Phân bố thời gian: Thời gian hợp lí giao động từ 20 - 25 phút. Nếu quá thời gian trên mà vẫn chưa giải quyết hết thì phải dừng lại để làm phần II. Sau khi hoàn thành xong phần làm văn, tiếp tục suy nghĩ trả lời (nếu còn thời gian).

Trả lời câu hỏi từ dễ tới khó: Trả lời từng câu hỏi một, dễ trước, khó sau, nhưng không nên bỏ bất cứ câu nào để giành chắc chắn từng 0,25 điểm. Nên trả lời trực tiếp vào câu hỏi theo kiểu “hỏi gì đáp nấy”. Câu trả lời cần chính xác, đầy đủ, ngắn gọn không nên gạch đầu dòng mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành các đoạn văn nhỏ, hoàn chỉnh.

Không trả lời dài dòng: Phải trả lời đúng vào trọng tâm câu hỏi, đúng vào các “từ khóa” của đáp án chấm. Câu hỏi có một ý trả lời, nếu có các từ “chính/chủ yếu” thì phải trả lời 1 phương án. Các câu hỏi xác định (như phép tu từ) phải có 2 bước, gồm gọi tên (phép gì) và chỉ ra (ở đâu trong văn bản). Nếu thiếu bước sau sẽ mất nửa số điểm.

Nếu câu hỏi có nhiều vế thì không nên viết thành đoạn văn, mà nên trả lời bằng các ý gạch đầu dòng. Các cách hỏi như “theo văn bản/theo tác giả” thì phải bám sát văn bản để trả lời. Nếu câu hỏi yêu cầu “đưa thêm giải pháp/ý kiến của bản thân” thì nên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt, nhưng không được trùng lặp với các ý có trong văn bản.

Một số lưu ý

- Trong bài nghị luận về một hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lí cần có một đoạn lập luận (đưa lí lẽ) rồi mới tới dẫn chứng.

- Các dẫn chứng đưa ra cần tiêu biểu, là các hiện tượng xã hội nóng bỏng: Nick Vujicic, Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Kí, Edison,… Dẫn chứng cần lấy trên tất cả các lĩnh vực, không nên bó hẹp trong một khuôn khổ nhất định => Thể hiện tầm hiểu biết và sự trải nghiệm cá nhân.

- Trong bài viết tránh xưng tôi và đưa cái tôi vào trong bài, nên sử dụng đại từ mang ý nghĩa khái quát là ta, chúng ta, họ.

- Khi phân tích tác phẩm văn học, chỉ mở rộng bằng các dẫn chứng (thơ, văn) khi thực sự nhớ chính xác nếu không thì tuyệt đối không được đưa vào.

---------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bí quyết làm phần đọc hiểu đạt điểm tuyệt đối trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn. Bài viết cung cấp cho chúng ta bí quyết làm phần đọc hiểu đạt điểm tuyệt đối. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu bổ ích nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bí quyết làm bài thi tốt

    Xem thêm