Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về câu nói: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời

Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về câu nói: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Niềm tin vào bản thân mình: sự tin tưởng, tự tin vào khả năng của bản thân trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đó còn là sự cố gắng, kiên trì, nỗ lực hướng đến mục tiêu mà bản thân mình đề ra.

Câu nói khuyên nhủ con người hãy tự tin vào khả năng của bản thân và cố gắng, nỗ lực hết sức mình để thực hiện những mục tiêu mình đề ra để có thể thu về những thành quả ngọt ngào.

b. Phân tích

Nếu chúng ta không tin tưởng vào những khả năng của bản thân mình và nỗ lực hoàn thành công việc, chúng ta sẽ không có những thành quả ngọt ngào mà chỉ mãi đắm chìm trong những sự tự ti, hoài nghi về bản thân và sẽ không đạt được mục tiêu mình đề ra, kéo theo đó là trì trệ sự phát triển của bản thân mình.

Mỗi con người không ai tự nhiên mà nên người, thành tài, tất cả những thứ đó chúng ta có được là do quá trình học tập rèn luyện, tích lũy kiến thức.

Người nào càng chăm chỉ, kiên nhẫn, chịu khó, tích cực trau dồi kiến thức thì càng thu về được những quả ngọt, mở mang tầm hiểu biết và có được thành công.

Xã hội có tiến bộ hay không, có phát triển hay không là do những công sức đóng góp của con người mà nên, con người phát triển được bao nhiêu thì xã hội tiến bộ bấy nhiêu.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình về những con người biết tin tưởng vào bản thân mình, kiên trì, nỗ lực vươn lên trong học tập, cuộc sống và đã đạt được thành tựu.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong sự tự ti, hoài nghi những khả năng của bản thân hoặc quá nhút nhát không dám thực hiện, không dám làm những việc bản thân mình mong muốn vì sợ sai lầm, lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp đặt, định hướng của người khác mà không có chính kiến của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói “Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Nghị luận về câu nói: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời

Nghị luận xã hội về câu nói: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời mẫu 1

Cuộc đời là một môi trường tranh đua quyết liệt. Để có thể sống một cách mạnh mẽ, người ta rất cần đến lòng can đảm. Lòng can đảm có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công hay thất bại. Tục ngữ Đức có câu: Mất tiền là mất nhỏ, mất danh dự là mất lớn, mất can đảm là mất hết.

Câu tục ngữ trên có ba vế, liên quan chặt chẽ với nhau về mặt ý nghĩa và có sự tăng cấp theo mức độ giá trị con người. Tiền tượng trưng cho sự giàu có. Danh dự tượng trưng cho uy tín, tên tuổi. Can đảm tượng trưng cho ý chí, nghị lực, khí phách của con người.

Thông thường, ai cũng thích làm ra được nhiều tiền để sống đầy đủ, sung sướng nhưng thực ra, số người giàu có trong xã hội chỉ là số ít. Phần đông chỉ đủ ăn và dành dụm được một chút để phòng khi cơ nhỡ, ốm đau… Do đó mà người ta rất quý đồng tiền. Dân gian có câu: Đồng tiền liền khúc ruột.

Đồng tiền được đổi bằng mồ hôi nước mắt lại càng đáng quý, song mất tiền là mất nhỏ vì ta vẫn có thể tiếp tục kiếm tiền bằng cách cần cù, chăm chỉ làm việc. Mất tiền tất nhiên là buồn, nhưng nỗi buồn ấy cũng không ghê gớm đến mức là huỷ hoại cuộc đời của một con người. Thực tế cho thấy để đạt được mục đích làm giàu, nhiều doanh nhân phải chấp nhận những thất bại tạm thời, nhưng với sự kiên nhẫn thua keo này, bày keo khác và lòng can đảm, cuối cùng họ cũng thành công.

So với tiền bạc, danh dự con người đáng quý gấp ngàn lần. Ông cha ta đã dạy: Cọp chết để da, người ta chết để tiếng, hay: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng; Chết vinh hơn sống nhục… nhấn mạnh đến tầm quan trọng của danh dự. Ngạn ngữ Nga cũng có câu: Hãy giữ gìn chiếc áo từ lúc còn mới. Hãy giữ gìn danh dự từ lúc còn trẻ trung.

Tiền bạc khó kiếm nhưng còn kiếm được chứ danh dự thì chỉ có thế tự thân tạo dựng nên và nhiều khi phải tạo dựng cả đời người mới có được. Danh dự ở đây có thể hiểu là uy tín, thể diện, tiếng tăm của một cá nhân trước gia đình và xã hội. Danh dự là một giá trị tinh thần không thể bán mua, đổi chác, không thể đem ra mà cân đo, đong đếm. Danh dự được coi là thước đo phẩm giá con người nên mất danh dự là mất lớn, khó có thể lấy lại được. Mất danh dự đồng nghĩa với sự tủi nhục, đau đớn, là thiệt hại nặng nề về mặt tinh thần. Những bậc chính nhân quân tử, những người có học xưa kia thường quý trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình.

Suy xét kĩ, chúng ta sẽ thấy tiền bạc, danh dự được tạo nên bởi nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trọng là lòng can đảm, tức ý chí và nghị lực của mỗi con người.

Sống là chiến đấu, chiến đấu không ngừng suốt cả cuộc đời; là vật lộn với vô vàn thử thách, gian nan trên bước đường mưu sinh, tạo dựng sự nghiệp. Chiến đấu với những thói hư tật xấu trong chính bản thân mình mới thực sự là cuộc chiến đấu gay go, ác liệt nhất. Lòng can đảm giúp ta giữ vững lí tưởng, lập trường, mục đích sống. Lòng can đảm tạo ra sức mạnh thúc đẩy chúng ta phấn đấu để tiến tới thành công.

Mất can đảm là mất tất cả. Đúng như vậy! Không có lòng can đảm, người lính không thể tiêu diệt quân thù. Không có lòng can đảm, một con người bình thường không đủ nghị lực để làm bất cứ việc gì, dù là nhỏ. Không có lòng can đảm, một nhà bác học không thể vượt qua hết thất bại này đến thất bại khác để đi tới thành công. Mất can đảm tức là nhu nhược, yếu hèn, cam chịu mọi nghịch cảnh của số phận. Một con người như thế thì còn sống mà như đã chết, cuộc đời trở nên hoàn toàn vô nghĩa. Vô nghĩa với bản thân, gia đình và xã hội, không đáng được so sánh với những loài vật bé nhỏ mà hữu ích như con ong, cái kiến.

Đường đời vạn nẻo lắm chông gai và nhiều sóng gió vấp ngã, thất bại là lẽ đương nhiên. Mỗi lần ngã là một lần bớt dại (Tố Hữu). Thất bại là mẹ thành công… Đó là những bài học nhân sinh thiết thực, là hành trang tư tưởng không thể thiếu của mỗi chúng ta khi bước vào đời. Lòng can đảm sẽ giúp ta đứng vững, có đủ trí tuệ, nghị lực và sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng mọi thử thách gian nan, khẳng định được vị trí của mình trong cuộc sống.

Xung quanh chúng ta có biết bao tấm gương sáng về lòng can đảm, rất xứng đáng cho chúng ta học tập. Chị Trần Bình Gấm, một học sinh nghèo hiếu học của trường chuyên Lê Hồng Phong, vừa đi học vừa bán vé số, bán khoai luộc để giúp mẹ nuôi các em, vậy mà thi đỗ vào ba trường đại học.

Anh Nguyễn Trường Sơn 1 nạn nhân của chất độc màu da cam, bị tật nguyền, dị dạng mà là sinh viên của hai trường đại học. Chị Hướng Dương bị tai nạn mất cả hai chân vẫn kiên cường sống, làm việc và cống hiến, đem lại ánh sáng trí tuệ cho những trẻ em mù qua hình thức sách nói, thư viện nói… Quả là lòng can đảm đã mang lại cho họ một nghị lực và sức mạnh phi thường.

Lòng can đảm là một phẩm chất quý báu nhưng không phải sinh ra ai cũng có ngay mà phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Muốn thành công trong cuộc đời và sự nghiệp, chúng ta cần giữ vững niềm tin, giữ vững ý chí, thắng không kiêu, bại không nản, hãy ngẩng cao đầu tiến lên phía trước.

Nghị luận xã hội về câu nói: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời mẫu 2

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải có niềm tin và nghị lực. Thiếu niềm tin và nghị lực chúng ta không thể thành công trong cuộc đời. Niềm tin và nghị lực sẽ giúp ta vượt qua những khó khăn, những bất hạnh, những trở lực trong cuộc sống để vươn lên, tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà Hoàng đế Na-pô-lê-ông của nước Pháp đã có một câu nói khá nổi tiếng, trở thành một châm ngôn trong cuộc sống của mỗi chúng ta: “Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời”.

Để hiểu ý nghĩa vô cùng sâu sắc của câu nói này, trước tiên ta phải hiểu vì sao Na-pô-lê-ông bảo: “Mất tiền là chẳng mất gì cả”. Sở dĩ như vậy là vì mất tiền, chúng ta có thể làm ra tiền trở lại. Trong thực tế cuộc sống có những người bị thiên tai, bão lụt, bị trộm cắp mất hết tài sản… nhưng rồi họ lại đứng lên bằng đôi chân, bàn tay, khối óc của mình để làm ra tiền trở lại.

Điều thứ hai ta cần phải hiểu là tại sao “mất danh dự là mất nửa cuộc đời”? Mất danh dự là ta làm mất niềm tin của kẻ khác đối với ta, mà ta làm mất niềm tin một lần thì những lần sau người ta không còn tin mình nữa. Khi người ta không còn tin mình nữa thì làm việc gì cũng khó, ít có người giúp đỡ. Tuy nhiên, mất danh dự ta có thể lấy lại danh dự nhưng phải mất một thời gian dài, chúng ta phải nỗ lực, cần phải giữ đúng lời hứa với kẻ khác, giữa lời nói và việc làm phải luôn đi đôi với nhau, đừng nói một đàng, làm một nẻo, phải giữ gìn sự chân thật trong mọi công việc… thì chúng ta mới lấy lại được danh dự. Đúng là “mất danh dự là mất nửa cuộc đời”.

Na-pô-lê-ông đưa ra vế câu đầu và vế câu hai: “Mất tiền là chẳng mất gì cả" "mất danh dự là mất nửa cuộc đời” nhằm để nhấn mạnh và làm nổi bật vế câu thứ ba “mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời”. Đây là vế quan trọng nhất và có ý nghĩa sâu sắc nhất. Con người chúng ta trong cuộc sống nếu mất niềm tin và nghị lực thì chúng ta sẽ sống một cách thụ động, bi quan trước cuộc sống không đủ sức vượt qua những trở lực, khó khăn trong cuộc sống, không đủ sức vượt lên chính mình, nghĩa là chúng ta tự đánh mất chính cuộc đời mình chúng ta chẳng làm nên được trò trống gì cho mình và cho xã hội và cuộc đời chẳng thương tiếc gì ta, chúng ta sẽ bị cuộc đời đào thải. Đúng là “mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời”.

Tóm lại, câu nói của Na-pô-lê-ông là một chân lý, một bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn tự nhủ lòng mình muốn thành đạt tới phải luôn giữ lấy niềm tin và nghị lực dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

Nghị luận xã hội về câu nói: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời mẫu 3

Mất mát điều gì đó trong cuộc đời mỗi con người là không tránh khỏi. Nhưng con người đối diện và nhìn nhận sự mất mát ấy như thế nào mới là quan trọng. Có ý kiến cho rằng: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời, mất niềm tin và nghị lực là mất tất cả. Câu nói trên đề cập đến ba điều mất mát mà chúng ta dễ gặp phải. Đó là mất của cải, mất danh dự và mất bản thân. Đúng vậy, mất tiền là chẳng mất gì cả. Vì tiền là của cải, vật chất, mất nó thì chúng ta có thể làm ra. Nhưng mất danh dự là mất nửa cuộc đời. Con người sống và tồn tại trong một môi trường xã hội nhất định. Danh dự là quan trọng, thứ để khẳng định giá trị bản thân của mỗi người. Đánh mất danh dự nhiều người không sống nổi. Nhưng thực tế, mất danh dự con người vẫn có cơ hội sống và khẳng định lại bản thân mình. Bản thân chót làm điều không tốt, hình tượng bao nhiêu năm xây dựng bỗng sụp đổ. Nhưng không có nghĩa là chấm hết. Bạn có thể đi một nơi nào đó thật xa làm lại từ đầu, bạn có thể sống âm thầm, lặng lẽ để tìm lại giá trị cho bản thân… Có rất nhiều cách, chỉ cần bạn đối diện, một nửa cuộc đời vẫn là bạn. Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất của cuộc đời này không phải mất tiền, mất danh dự mà là mất niềm tin và nghị lực. Nhiều bạn cứ nói đùa nhau: “sống bằng niềm tin à”! Nhưng thực ra là đúng. Sống không có niềm tin, bạn khác nào sống thiếu ánh sáng. Niềm tin cho bạn con đường, lý tưởng, mục tiêu. Còn nghị lực cho bạn ý chí, sức mạnh, sự nỗ lực. Không có niềm tin và nghị lực thì coi như bạn chẳng có gì trên cuộc đời này. Cuộc đời đâu trải thảm cho bạn đi, mà đầy rẫy những khó khăn, thử thách, cuộc đời bạn chính là sống để khẳng định niềm tin và nghị lực của mình. Bởi vậy không có chúng, bạn trở thành vô nghĩa, sống mà đánh mất chính bản thân mình. Vậy nên, muốn sống cả đời này để có tiền và giữ gìn danh dự thì hãy luôn giữ vững niềm tin và nghị lực của bản thân mình.

Nghị luận xã hội về câu nói: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời mẫu 4

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải có niềm tin và nghị lực. Thiếu niềm tin và nghị lực chúng ta không thể thành công trong cuộc đời. Niềm tin và nghị lực sẽ giúp ta vượt qua những khó khăn, những bất hạnh, những trở lực trong cuộc sống để vươn lên, tìm thấy một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà Hoàng đế Na-pô-lê-ông của nước Pháp đã có một câu nói khá nổi tiếng, trở thành một châm ngôn trong cuộc sống của mỗi chúng ta: "Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời".

Để hiểu ý nghĩa vô cùng sâu sắc của câu nói này, trước tiên ta phải hiểu vì sao Na-pô-lê-ông nói: “Mất tiền là chẳng mất gì cả". Sở dĩ như vậy là vì mất tiền, chúng ta có thể làm ra tiền trở lại. Trong thực tế cuộc sống có những người bị thiên tai, bão lụt, bị trộm cắp mất hết tài sản... nhưng rồi họ lại đứng lên bằng đôi chân, bàn tay, khối óc của mình để làm ra tiền trở lại.

Điều thứ hai ta cần phải hiểu là lại sao "mất danh dự là mất nửa cuộc đời”? Mất danh dự là ta làm mất niềm tin của kẻ khác đối với ta, mà ta làm mất niềm tin một lần thì những lần sau người ta không còn tin mình nữa. Khi người ta không còn tin mình nữa thì làm việc gì cũng khó, ít có người giúp đỡ. Tuy nhiên, mất danh dự ta có thể lấy lại danh dự nhưng phải mất một thời gian dài, chúng ta phải nỗ lực, cần phải giữ đúng lời hứa với kẻ khác, giữa lời nói và việc làm phải luôn đi đôi với nhau, đừng nói một đằng, làm một nẻo, phải giữ gìn sự chân thật trong mọi công việc... thì chúng ta mới lấy lại được danh dự. Đúng là “mất danh dự là mất nửa cuộc đời".

Na-pô-lê-ông đưa ra vế câu đầu và vế câu hai: "Mất tiền là chẳng mất gì cả”, “mất danh dự là mất nửa cuộc đời" nhằm để nhấn mạnh và làm nổi bật vế câu thứ ba “mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời". Đây là vế quan trọng nhất và có ý nghĩa sâu sắc nhất. Con người chúng ta trong cuộc sống nếu mất niềm tin và nghị lực thì chúng ta sẽ sống một cách thụ động, bi quan trước cuộc sống, không đủ sức vượt qua những trở lực, khó khăn trong cuộc sống, không đủ sức vượt lên chính mình, nghĩa là chúng ta tự đánh mất chính cuộc đời mình, chúng ta chẳng làm nên được trò trống gì cho mình và cho xã hội và cuộc đời chẳng thương tiếc gì ta, chúng ta sẽ bị cuộc đời đào thải. Đúng là “mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời".

Tóm lại, câu nói của Na-pô-lê-ông là một chân lí, một bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn tự nhủ lòng mình muốn thành đạt thì phải luôn giữ lấy niềm tin và nghị lực dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

-----------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Nghị luận xã hội về câu nói: Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Ngoài ra để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm