Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận xã hội về tính thiện và ác của con người

Nghị luận xã hội về tính thiện và ác của con người được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Dàn ý Nghị luận xã hội về tính thiện và ác của con người

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tính thiện và ác của con người.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thiện là những việc làm tốt theo chuẩn mực đạo đức của con người, giúp ích cho người khác, cho xã hội thêm tốt đẹp, tích cực hơn.

Ác là những việc làm sai trái, gây hại, gây tổn thương cho người khác và để lại hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người.

→ Thiện và ác là hai phạm trù nhân cách, hành động trái ngược nhau, mỗi chúng ta cần cố gắng làm những việc thiện và tránh xa những việc ác.

b. Phân tích

Cái thiện làm cho con người biết đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, quan tâm, chia sẻ, chăm sóc họ. Cái thiện không chỉ giúp cho bản thân mỗi người tốt hơn, trở thành người có ích mà còn góp phần làm cho xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.

Cái ác khiến con người trở nên mụ mị, đầu óc đen tối, trở nên lạnh lùng, vô cảm trước tất cả, khiến cho thế giới mất dần đi hơi ấm của tình người. Cái ác khiến cho xã hội xấu đi, làm con người trở nên ích kỉ, độc ác hơn, cuộc sống sẽ mất đi những giá trị tốt đẹp vốn có của nó.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tác dụng, ý nghĩa của những việc làm thiện và hậu quả, tác hại của việc làm xấu để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Mở rộng

Vượt qua được sự cám dỗ của cái ác, đánh bại được dục vọng tầm thường kém cỏi của bản thân, chúng ta sẽ đến được với cái thiện, với bến bờ hạnh phúc.

Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong thực tế, cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính thiện và ác của con người.

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 1

Cuộc sống luôn có nhiều điều bất ngờ mà ta khó có thể lường trước được. Chính vì thế, để tốt hơn cho bản thân mình giữa những biến động ngoài kia thì con người cần phân biệt được tính thiện và ác. Thiện là những việc làm tốt theo chuẩn mực đạo đức của con người, giúp ích cho người khác, cho xã hội thêm tốt đẹp, tích cực hơn. Còn ác là những việc làm sai trái, gây hại, gây tổn thương cho người khác và để lại hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người. Thiện và ác là hai phạm trù nhân cách, hành động trái ngược nhau, mỗi chúng ta cần cố gắng làm những việc thiện và tránh xa những việc ác. Cái thiện làm cho con người biết đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, quan tâm, chia sẻ, chăm sóc họ. Cái thiện không chỉ giúp cho bản thân mỗi người tốt hơn, trở thành người có ích mà còn góp phần làm cho xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Cái ác khiến con người trở nên mụ mị, đầu óc đen tối, trở nên lạnh lùng, vô cảm trước tất cả, khiến cho thế giới mất dần đi hơi ấm của tình người. Cái ác khiến cho xã hội xấu đi, làm con người trở nên ích kỉ, độc ác hơn, cuộc sống sẽ mất đi những giá trị tốt đẹp vốn có của nó. Vượt qua được sự cám dỗ của cái ác, đánh bại được dục vọng tầm thường kém cỏi của bản thân, chúng ta sẽ đến được với cái thiện, với bến bờ hạnh phúc. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trong thực tế, cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện. Để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, trước hết chúng ta cần phải phân biệt được điều thiện và điều ác, làm theo cái thiện, tránh xa cái ác, có như vậy cuộc sống mới tốt đẹp hơn, bản thân ta mới trở nên tốt hơn từng ngày.

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 2

Khổng Tử có câu: “Nhân chi sơ tánh bản thiện” (Con người sinh ra, từ nhỏ ai cũng lương thiện). Còn lão Tử lại cho rằng: “Nhân chi sơ tính bản ác” (Con người sinh ra từ nhỏ tính đã vón ác). Giữa tính thiện và tính ác trong mỗi con người có mối ràng buộc sâu sắc. Xác định một con người là thiện hay ác cần phải có một cái nhìn thấu đáo, tỉnh táo và sáng suốt. Điều đó rất cần thiết trong xã hội hiện nay.

Kẻ gian ác, xấu xa là những người làm những việc trái với đạo đức, nhân tính con người. Những việc làm ấy có thể gây hậu quả cho những người xung quanh, thậm chí cho chính bản thân họ. Những kẻ ác, sau khi làm việc xấu sẽ thường có tâm lí dằn vặt, ám ảnh kéo dài. Vậy vì sao họ vẫn làm việc ác?

Có rất nhiều lí do để một tâm hồn trong sạch trở nên một tâm trí quỷ dữ. Trong xã hội, chúng ta, những người được cho là hiền lành lương thiện thường hay sử dụng một khái niệm là “nhân đạo” nhưng sự thật có phải vậy? Theo những nghiên cứu tâm lí cho thấy, một người trở nên xấu xa là do cuộc sống đã tác động đến suy nghĩ, tâm lí của họ. Những người như vậy họ thường phải chịu những ép bức, tổn thương tâm lí trong quá khứ. Cộng với việc họ không nhận được sự quan tâm thông cảm từ những người xung quanh khiến cho những suy nghĩ xấu xa dần mạnh lên và ngự trị trong tâm trí họ. Thế nên, chúng ta đừng trách họ xấu xa mà hãy xem lại rằng ta đã thực sự cảm thông với họ hay chưa, đã thực sự nhân đạo hay chưa.

Theo các số liệu hình sự thế giới cho thấy, những tên sát nhân hàng đầu thường có tuổi thơ không bình thường. Những người này thường bị đánh đập, hành hạ, lạm dụng hoặc thiếu thốn tình cảm. Hơn nữa, họ thường là những đứa trẻ bị cô lập và bị bắt nạt trong trường học. Những việc đó đã tác động rất xấu lên tâm lí họ và biến họ trở thành những con quỷ dữ. Xã hội ngày càng phát triển thì con người ngày càng vô cảm. Ta cho rằng đây là một xã hội nhân đạo nhưng xã hội này có cho những con người sống trong bóng tối ấy một ánh sáng nào không? Hay chúng ta chỉ đơn thuần là lên án và chê trách những người có tội.

Sở dĩ, ta được gọi là con người vì ta là kết hợp của tính “con” và tính “người”. Thiện và ác là hai thái cực luôn tồn tại trong mỗi con người, chúng không triệt tiêu lẫn nhau mà ngược lại, chúng giúp cho cuộc sống của ta cân bằng. Nhưng, cái ác luôn mạnh mẽ hơn cái thiện, đó như là một định lí. Vì vậy, con người chúng ta phải luôn học để có thể thuần hoá cái ác, giúp cái thiện chiếm ưu thế. Và khi con người ta bị mất lòng tin vào cuộc sống thì cái ác lại càng trỗi dậy mạnh mẽ. Con người chúng ta thực sự yếu đuối vì những con mãnh thú trong mỗi người vẫn luôn có thể vùng dậy bất cứ lúc nào. Thế nên những người độc ác nhất là những người yếu đuối, cô đơn nhất.

Nói như vậy không có nghĩa là kẻ xấu sẽ được tha thứ nhưng chí ít họ cần được thông cảm. Một phạm nhân sau khi ra khỏi ngục tù hay trại cải tạo thì trong sơ yếu lí lịch của họ luôn có phần “tiền án hình sự” và tất nhiên không một người nào muốn tuyển một người có quá khứ tù tội vào làm. Vậy họ sẽ làm lại cuộc đời bằng cách nào? Chúng ta có thực sự cho họ cơ hội hay chưa? Đã vậy, miệng lưỡi thế gian còn độc địa thì làm sao họ có thể hoà nhập được vào cuộc sống? Có thể trái tim chúng ta không đủ to lớn để bao dung cho tất cả nhưng xin đừng nói những lời như cắt vào quá khứ đen tối của người khác. Không tha thứ, hãy thông cảm, nếu không thể thông cảm, hãy im lặng.

Hiện nay, cũng đã có rất nhiều người dù quá khứ không mấy tốt đẹp, nhưng được sự thông cảm ủng hộ từ gia đình và mọi người, họ đã có thể hoà nhập lại, thậm chí còn rất thành công. Bill Gates từng bị bắt vì lái xe quá tốc độ và sử dụng cần sa nhưng giờ đây ông là một tỉ phú có cuộc sống mà ai cũng mong ước. Nữ ca sĩ hàng đầu thế giới, Demi Lovato cũng từng phải vào trại cai nghiện nhưng giờ đây cô là một nhân vật truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Chúng ta có thể giúp cho ai đó tốt hơn hoặc xấu đi, tất cả đều do thái độ của chúng ta.

Chúng ta hãy thực sự cảm thông cho những con người sống trong vũng lầy của xã hội vì có lẽ, chính cuộc sống đã biến họ trở nên như vậy. Còn nếu không thể thông cảm cho họ, ta hãy im lặng, đừng lên án, chửi bới, chế trách vì việc đó chỉ càng làm cho tâm lí của họ xấu đi. Hãy chọn cho mình cách nghĩ khách quan và lạc quan nhất vì điều đó có thể góp phần giúp cho những con người tội lỗi bước ra ánh sáng và chính chúng ta cũng trở nên thanh thản và nhẹ nhàng hơn. Là học sinh em vẫn luôn cố gắng học tập để sau này trở thành một công dân tốt, đồng thời, em cũng luôn cố gắng để có thể hiểu và thông cảm cho những hoàn cảnh xung quanh mình vì đó có thể sẽ là hành trang quý báu của em sau này.

Con người sinh ra không ai là gian ác. Thiện và ác phải đâu trời tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên. Bởi thế, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy việc ác nhỏ mà làm. Mỗi ngày đều rèn luyện thiện tính, làm những việc tốt đẹp thì ai ai cũng trở nên lương thiện, cuộc sống sẽ hiền hòa, phồn vinh và hạnh phúc.

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 3

Cái thiện và cái ác là hai khái niệm gắn liền với quy luật phát triển của đời sống, trong mọi lĩnh vực của đời sống đều tồn tại hai mặt đối lập tốt - xấu, thiện - ác. Sự tồn tại của thiện và ác chính là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa chúng, bản chất của cuộc chiến tranh này là quy luật tất yếu và góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Tuy cuộc đấu tranh này sẽ không bao giờ có hồi kết nhưng kết cục chung nhất vẫn là cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Để có thể hiểu về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, trước hết ta phải hiểu được thế nào là cái thiện và thế nào là cái ác. Cái thiện, việc thiện là đại diện cho những những việc làm, hành động đúng với công lý, đạo đức, đem lại lợi ích chính đáng, những điều tốt đẹp. Trái ngược với cái thiện là cái ác, việc ác đại diện cho những việc làm, hành động sai trái, phạm pháp, vi phạm chuẩn mực đạo đức và công lý, gây ra những hậu quả xấu, nghịch lý và bất công. Trước khi chúng ta có mặt, vốn cái thiện và cái ác đã luôn tồn tại, cho đến khi ta có nhận thức mới nhận ra được cái thiện và cái ác. Hai phạm trù này hoàn toàn trái ngược nhau song tồn tại song song với nhau, luôn công kích và cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau. Mọi mặt trong đời sống đều có mặt tốt - mặt xấu, mặt hay - dở, thiện và ác cũng tương tự, cái sai ác luôn tìm cách đè nén, phủ nhận cái thiện, tuy nhiên cái thiện sẽ luôn có cách để trừng trị cái ác, chiến thẳng và dẹp trừ cái ác. Từ những câu chuyện cổ tích xa xưa, ta đã được làm quen với sự tồn tại song song và đối lập nhau giữa thiện và ác, tiêu biểu là các câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Tấm đại diện cho cái thiện thì Cám đại diện cho cái ác, có Thạch Sanh thì lại có Lý Thông.

Có thể thấy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực tế vẫn luôn chứng minh được cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện. Tuy nhiên cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mang bản chất một cuộc đấu tranh không có hồi kết, giải quyết xong mâu thuẫn giữa thiện - ác của vấn đề này lại nảy sinh mâu thuẫn ở nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy mà xã hội chúng ta không ngừng phải đấu tranh, biểu hiện cụ thể nhất chính là công việc của các chú công an, cảnh sát, họ đại diện cho chính nghĩa, công lý và bảo vệ cho cái thiện đấu tranh với những sai phạm, bất công và trái ngược đạo lý của cái ác. Chính nhờ có lực lượng trấn áp các tội phạm xã hội mà cuộc sống của người dân mới được yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta đều không muốn có những cái ác, không muốn làm điều ác, tuy nhiên vốn trong cuộc sống vẫn cần có sự tồn tại của cái ác, một mặt cái ác khẳng định tính chính nghĩa của cái thiện, mặt khác nhờ có cái ác mà con người ta có thể biết mà tránh xa, hướng đến những cái thiện. Con người phải là yếu tố phân minh, phân giải và quyết định tính đúng sai của cuộc đấu tranh này. Trong bản thân mỗi người cũng cần nhận thức rõ đâu là việc ác đâu là việc thiện để bỏ ác làm thiện, diệt trừ những mầm mống của cái ác xung quanh cuộc sống của mình.

Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác không bao giờ kết thúc, chính vì vậy sự can thiệp của con người cũng không thể ngơi nghỉ, hãy chung tay dẹp trừ cái ác, lan tỏa cái thiện. Trách nhiệm trong cuộc đấu tranh này thuộc về tất cả cá nhân, tập thể và xã hội, mỗi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về cái thiện - cái ác và dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn đứng về phía cái thiện, tranh đấu đến cùng bảo vệ cho cái thiện.

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 4

Cuộc sống chúng ta luôn luôn tồn tại những mặt đối lập để có những sự đấu tranh nhằm hướng tới sự phát triển và biến hóa không ngừng của đời sống. Mà một trong số đó cần lưu tâm là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Đây là một cuộc đấu tranh đã luôn tồn tại từ khi thế giới được hình thành và sẽ còn tại đến tận cũng của nhân loại. Nhưng ở thời nào hay nơi nào cũng vậy, kết cục duy nhất của nó là cái thiện sẽ là người toàn thắng.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm về thiện và ác. Thiện và ác là hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau, tựa như bóng tối và ánh sáng. Thiện là những gì hợp với đạo đức, với công lí, là những cái ta nên làm và đem lại lợi ích chính đáng. Còn ác thì ngược lại. Ác là những gì sai trái, không nên làm và phải tránh, nếu làm sẽ mang lại nhiều hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người.

Từ khi con người bắt đầu biết nhận thức, cái thiện và cái ác đã song hành với nhau, công kích, cạnh tranh nhau trong cuộc sống hàng ngày. Ta đã có thể nhận thấy rõ cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác qua những câu chuyện cổ tích mà ông cha để lại. Trong chuyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm đại diện cho cái thiện- những con người nhỏ bé, thật thà, hiền lành phải chịu nhiều áp bức bất công trong xã hội. Còn phe ác chính là mẹ con Cám, luôn tìm mọi cách để đạp đổ cái thiện nhằm đạt được mục đích của mình. Nhưng ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, nhân quả báo ứng. Cái thiện lúc nào cũng sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Điều đó còn thể hiện ước mơ của ông cha ta về một thế giới hạnh phúc, công bằng, tốt đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, biểu hiện về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là cuộc chiến của các chú công an làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, cuộc sống ấm no cho người dân với những tên tội phạm trộm cắp, ma túy... Cuộc đấu tranh đó từ xưa đến nay vẫn chưa kết thúc và ngày càng căng thẳng. Các tệ nạn xã hội, giết người cướp của, trộm cắp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Các chú công an phải hi sinh hạnh phúc riêng tư, lợi ích của bản thân, thậm chí là cả tính mạng của mình để bảo vệ cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho người dân.

Xã hội phát triển được là nhờ sự giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Thiện và ác cũng như vậy. Cái thiện và ác luôn đối đầu, triệt tiêu lẫn nhau như một quy luật tự nhiên của cuộc sống. Mọi người vẫn có niềm tin rằng cái ác sẽ bị trừng phạt, giải quyết triệt để nhưng thực tế nó chưa bao giờ được giải quyết tận gốc. Luật pháp tuy công bằng nhưng vẫn có nhiều người lợi dụng sơ hở để lách luật, mua luật. Đây là điểm còn bất cập trong cuộc sống. Vì vậy, cuộc chiến giữa thiện và ác chưa bao giờ là khoan nhượng. Cái ác có thể vùng lên và đè nén cái thiện, song cái thiện sẽ luôn chiến thắng cho dù có trải qua nhiều thời gian và mất mát.

Mỗi cá nhân cần triệt tiêu mầm mống của cái ác trong chính con người mình, làm những việc thiện xuất phát từ cả tấm lòng. Đôi khi thiện- ác phân minh không rõ ràng, rất cần một cái tâm và nhãn lực để nhìn nhận vấn đề đúng đắn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi người chúng ta có ý thức góp sức mình trong cuộc chiến chống lại cái ác, lan tỏa cái thiện đến mọi người.

Chúng ta không ai ưa thích cái ác, nhưng sự thực là trong quy luật cuộc sống, cái ác vẫn luôn tồn tại và vì vậy, cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác luôn tuần hoàn. Cho dù vào một thời điểm nào đó, cái ác có thể lên ngôi nhưng sau cùng chủ nhân của chiến thắng vẫn là cái thiện, cuộc sống vẫn tồn tại ấm áp tình người và lòng bao dung.

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 5

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có nhiều sự việc, nhiều sự kiện diễn ra mà ta không thể nào phân biệt được đó là việc tốt hay việc xấu. Người này có thể hôm nay là người tốt nhưng ngày mai hoặc ngày kia lại là người xấu. Có những việc ta nhìn thấy trước mắt ta cho là tốt nhưng sự thật nó lại là xấu và ngược lại. Có những cuộc chiến kéo dài mãi mãi, không có điểm dừng mà điển hình ở đây là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

Vậy cái thiện là gì, cái ác là gì? Sao cuộc dấu tranh giữa cái thiện và cái ác lại không bao giờ kết thúc? Cái thiện có thể hiểu một cách đơn giản nhất đó là lòng tốt giữa người với người, là những cái tốt đẹp, cao cả, là những việc làm hợp với luân thường đạo lý. Từ trong những câu truyện cổ tích, thần thoại, tới thế giới loài vật đến cuộc sống ngày nay mà chúng ta đang sống thì cái thiện luôn tồn tại, hiện hữu, cái thiện có trước. Ngay từ buổi đầu khai sơn lập địa, bà Nữ Oa vì không chịu nổi cảnh dân chúng đang tới gần hơn với ngày tận diệt nên bà đã tìm cách vá trời lại.

Hay trong những câu truyện cổ tích mà ta được học ta đều thấy cái thiện hiện lên rất rõ ràng và sắc nét. Đó là một cô Tấm hiền lành, lương thiện, đó là một ông Bụt giàu tình thương với những người bị kẻ xấu hà hiếp, ông luôn tìm đường chỉ lối cho cô Tấm vượt qua mọi chuyện. Hay đó là một chàng Thạch Sanh gan dạ, thân thuộc, luôn ra tay giúp đỡ mọi người trong cơn nguy cấp. Còn nữa, đó là nhân vật cô út trong truyện Sọ Dừa vừa xinh đẹp lại tốt bụng, biết thương yêu quan tâm đến những người xung quanh mình…

Với thế giới loài vật cũng vật. Những chú hươu hiền lành, những chú thỏ nhí nhảnh dễ thương, những chú nai xinh xắn, ngơ ngác, những con chim sâu, chim gõ kiến chăm chỉ hay thậm chí là những chú cá heo, cá voi … luôn biết giúp đỡ con người. Vậy còn trong xã hội mà chúng ta đang sống thì sao, cái thiện ở đâu? Đó là những chú công an đang ngày đêm truy bắt những tên tội phạm để gìn giữ sự bình yên cho cuộc sống của chúng ta, đó là những chiến sĩ đang từng giờ, từng phút canh giữ biển đảo của quê hương, không để một tấc đất nào rơi vào tay kẻ thù. Hay gần gũi với chúng ta hơn là ông bà, cha mẹ, anh chị, là những người hàng ngày vẫn ở bên cạnh mình, vẫn nhắc nhở, chỉ bảo, giúp đỡ ta để ta không lầm đường lạc lối.

Vậy cái ác thì sao? Cái ác thì hoàn toàn trái ngược với cái thiện như trắng với đen không thể nào lẫn lộn được. Cái ác là những cái gì xấu xa nhất, tồi tệ nhất là những việc làm trái với đạo đức của một con người. Tiêu biểu cho cái ác ở đây là mụ dì ghẻ và Cám (trong truyện Tấm Cám) luôn nghĩ ra những mưu sâu kế độc để tìm mọi cách cướp đi hạnh phúc của Tấm. Đó là mẹ con Lý Thông (trong truyện Thạch Sanh) không ngại dùng mọi thủ đoạn để hòng hãm hại Thạch Sanh. Đó là hai cô chị (trong truyện Sọ Dừa) nhẫn tâm đến đáng sợ khi sẵn sàng ra tay giết hại đứa em gái ruột thịt của mình chỉ vì tranh giành quyền lực, hư vinh. Ở thế giới loài vật cũng vậy, bên cạnh những hươu, những nai, những thỏ, là hổ, gấu, báo, là đại bàng, diều hâu, là cá mập, cá sấu, …

Hay bên cạnh những chú công an, những anh lính ngoài hải đảo xa xôi là những kẻ suy đồi đạo đức, là những kẻ không từ thủ đoạn nào để cho mình được tiến thân, để đem lại thật nhiều lợi ích cho mình. Gần với chúng ta hơn, đó là những người vứt rác bừa bãi, những người buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, tất cả những hành động này đều rất coi thường sinh mạng của người khác, có khi là của chính mình nữa. Và cũng có thể, kẻ xấu đó có thể chính là bản thân chúng ta.

Thật vậy, đây chính là mấu chốt, là điểm quan trọng nhất. Cái thiện và cái ác luôn song hành, đan xen nhau và có mối quan hệ hết sức chặt chẽ nhưng cũng không kém phần mâu thuẫn. Trong mỗi con người chúng ta có hai phần, đó là “phần con” và “phần người”. Khi “phần người” trong chúng ta mạnh mẽ hơn là lúc cái thiện đang chiến thắng, đang đánh đuổi con ma ác trong người ta, nhưng ngược lại, nếu “phần con” chiếm lĩnh thì lúc đó chúng ta lại đang đứng trong hàng ngũ của cái ác.

Có ai trong chúng ta dám thề với chính lương tâm của mình rằng mình là người tốt 100% không. Tôi cam đoan rằng là không, kể cả tôi nữa. Vì sao tôi lại tự tin như vậy ư? Vì thử hỏi trong chúng ta, đã có ai chưa từng nói dối, chưa một lần vứt rác bừa bãi, hay chưa một lần làm cha mẹ buồn lòng. Bởi nhiều khi cái ác, cái xấu xa lại rất dễ dàng thực hiện, nó đem lại lợi ích ngay trước mắt mình, làm ta bị lu mờ, làm cho ta dễ dàng sa ngã hơn, dễ bị dụ dỗ hơn. Đó là khi ta đi học mà không làm bài tập về nhà, ta mượn vội cuốn vở của bạn để chép bài mà không dám thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình với thầy cô, vì sợ bạn bè chê cười, sợ thầy cô trách phạt.

Hay đó là khi ta đang ăn cái kẹo, gói bánh đang cần vứt vỏ đi mà thùng rác lại ở quá xa, thế là ta lại ném luôn xuống đường, chúng ta nghĩ rằng “Ôi dào, người khác cũng làm thế mà”. Những việc làm này tưởng như đơn giản, vô hại, nhưng chúng ta lại không biết rằng “phần con” của mình đang dần dần trỗi dậy, ngày một mạnh lên, để đến khi chúng ta gây ra những việc đau lòng đáng tiếc hơn rồi mới hối hận. Mỗi người chúng ta hẳn ai cũng mong muốn có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, được sống trong một xã hội công bằng, cái thiện sẽ luôn luôn đánh gục được cái ác.

Nhưng trong thực tế mà chúng ta thấy lại không như vậy, cái thiện với cái ác có một ranh giới rất mỏng manh, nhiều khi chúng ta không biết mình đã vượt qua ranh giới của cái thiện từ lúc nào không hay. Thế nên trong xã hội mà chúng ta đang sống dường như không thể nào tiêu diệt triệt để được cái ác. Bởi sự tồn tại của cái ác, cái phi nghĩa là thước đo, là phép thử mà mỗi người chúng ta ai cũng cần phải trải qua. Khi trải qua được những phép thử, những bài tập trên chúng ta sẽ trở thành một con người đúng nghĩa, một con người thực sự mang “phần người”.

Tuy không thể hoàn toàn tiêu diệt hay phân biệt rạch ròi bởi cái ác và cái thiện luôn là cuộc đấu tranh dai dẳng, khó có hồi kết. Và chính chúng ta mỗi ngày, mỗi giờ cũng đang đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa trắng và đen bằng cách, trau dồi tri thức mới, rèn luyện bản thân, học tập.

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 6

Truyền thuyết kể rằng khi xưa khi Thượng Đế tạo ra loài người, sự thật tất cả những gì Ngài tạo ra là tốt. Một trong những điều tốt đẹp Thượng Đế làm ra là con người với quyền tự do lựa chọn điều tốt. Để con người có sự lựa chọn thật sự, Thượng Đế đã cho phép những điều khác bên cạnh cái tốt để lựa chọn. Vì vậy, Thượng Đế cho phép các thiên sứ và con người tự do lựa chọn điều tốt hay từ chối điều tốt (điều ác). Khi một mối liên hệ xấu tồn tại giữa hai điều tốt, chúng ta gọi là xấu, nhưng nó không trở nên một "vật" mà bắt buộc Thượng Đế tạo ra nó. Không chỉ trong truyền thuyết con người kể lại, trong thực tế cuộc sống, chúng ta luôn luôn phải đấu tranh để lựa chọn giữa “cái thiện” và “cái ác” để tìm ra chữ “người” trong phần “con” của chính mình- một cuộc đấu tranh không có hồi kết, ngay cả khi cuộc đời đã kết thúc.

“Cái thiện” là những điều tốt đẹp, những tâm hồn trong sáng, thiện lương không làm hại người khác. “Cái ác” là phần xấu xa, đen tối, những hành vi không tốt đẹp, có ý định làm hại đến người khác. Thực tế ngày nay, “cái thiện” và “cái ác” được thể hiện rõ qua những hành động, thái độ trong cuộc sống. “Cái thiện” luôn xuất hiện để giúp đỡ người khác, luôn quan tâm đến những người xung quanh mà không màng đến bản thân mình. “Cái ác” xuất hiện với sự toan tính, mưu mô, ý đồ xấu xa làm hại người khác. Chúng luôn xuất hiện song hành cùng nhau để thử thách con người, hóa thân thành những cám dỗ, những điều cần con người có bản lĩnh vững vàng để vượt qua.

Khi “cái thiện” xuất hiện dưới hình bóng thiện lương của tâm hồn con người, giúp đỡ những người xung quanh, quan tâm, chia sẻ, chăm sóc họ là khi cuộc sống ấm áp bình yên. Khi “cái ác” xuất hiện dưới bóng đen của tâm hồn con người khiến con người trở nên mụ mị, đầu óc đen tối, trở nên lạnh lùng, vô cảm trước tất cả, ấy là khi thế giới mất dần đi hơi ấm của tình người. Mỗi chúng ta luôn tồn tại hai phần “thiện-ác” đấu tranh mãnh liệt, dữ dội. Có khi chúng ta rơi nước mắt thương cảm cho một mảnh đời, một số phận khổ đau, cơ cực mà rung động chia sẻ, cảm thương. Nhưng cũng có khi chúng ta dửng dưng khi thấy người mình không cảm mến gặp nguy nan, mong muốn họ gặp trắc trở nhiều hơn thế… “Thiện-ác” đang đấu tranh giành giật trong bạn đó.

Về phần “cái thiện”, tâm hồn đem lại cho bạn sức sống, niềm cảm nhận, thương cảm của một con người. Một người có tâm hồn lương thiện, hay giúp đỡ những con người xung quanh mình, một tâm hồn đầy những rung động, đầy trắc ẩn luôn ấm áp, vui tươi. Lòng lương thiện, hướng thiện giúp con người đồng cảm, chia sẻ cùng nhau. Họ dễ cảm thông cho nhau những điều bình thường không thể. Tâm hồn dễ rung động của họ luôn nhìn thế giới với đôi mắt có hồn, một đôi mắt chan chứa yêu thương. Họ như những Thiên sứ được Thượng Đế phái xuống để đưa con người lại gần với niềm vui. Khi những Thiên sứ ấy xuất hiện, những người xa lạ vốn chẳng quen nhau cũng trở nên thân thiết lạ thường. Đồng bào ta tự hào là dòng máu con Lạc cháu Hồng, sinh ra từ bọc trăm trứng cùng mẹ Âu Cơ lưu lạc khắp ba miền Tổ Quốc. Ở đâu có đau khổ, ở đâu có khóc thương, luôn có tình yêu thương, lòng lương thiện hiện hữu. Có rất nhiều sự ủng hộ trên khắp cả nước để dành cho những con người có cảnh ngộ kém may mắn, cuộc sống khó khăn, hàng nghìn em nhỏ được cắp sách đến trường, những ngôi nhà vùng cao lần đầu tiên được thắp sáng đèn, căn nhà tình thương trở thành nơi che mưa che nắng cho biết bao mảnh đời đau thương… Đó là “cái thiện”. Mỗi hành động thiết thực để sẻ chia, lan tỏa yêu thương, sưởi ấm trái tim con người bằng chính tình người đều là tia sáng đẩy lùi bóng tối, khiến “cái ác” lùi ra xa. Con người đang dần tìm thấy chữ “Người” hoàn thiện của chính mình trong cuộc đời.

Còn về phần “cái ác”, chúng luôn xuất hiện như những con quỷ dữ lăm le ăn mòn tâm hồn con người. Chúng đưa con người đến bờ ực của tội lỗi, của đau thương. Chúng khiến con người dửng dưng lạnh lùng lướt qua những đau khổ của người khác, vô cảm với thế giới, với đồng loại của chính mình. Họ thậm chí còn có thể thẳng tay sát hại những sinh thể sống, có tâm hồn, có trái tim. Tên sát nhân máu lạnh giết người hàng loạt sẵn sàng giết một gia đình 6 người chỉ để lại một em nhỏ tại Bình Phước hay giết người cướp của không ghê tay của Lê Văn Luyện đều là hiện thân của cái ác, của con quỷ đen trong bóng tối con người. Nhưng “gieo nhân nào gặp quả nấy”, “kẻ ác hại người hiền, như ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời, trở lại rơi trên mình, như ngược gió tung bụi, bụi chẳng tới người, trở lại làm nhơ mình”, họ phải gánh chịu mức án để trả giá cho tội lỗi của mình kẻ tử tù, người chung thân.

Thực chất chúng ta không ai sinh ra với phần ác bên trong. Từ khi còn nhỏ, chúng ta luôn là những thiên thần bé nhỏ thiện lương, vô tư với đời. Khi lớn lên, cuộc sống mới trao cho ta thử thách để tiếp tục làm người, để bước vào cuộc sống. Muốn làm một con người hoàn thiện, chúng ta phải tự mình chiến thắng cái ác trong bản thân mình, để phần thiện lên ngôi nắm giữ tâm hồn thanh thản, thuần khiết của chính mình. Chúng ta từ lúc còn nhỏ nên học cách quan tâm đến mọi người xung quanh, không toan tính, so đo vụn vặt, luôn giữ được ý thức của bản thân, trở thành một người tâm thiện hoàn toàn.

“Thiện” và “ác” là những khía cạnh của cuộc sống. Vượt qua được sự cám dỗ của cái ác, đánh bại được dục vọng tầm thường kém cỏi của bản thân, chúng ta sẽ đến được với bến bờ hạnh phúc. “Này bạn ơi, đem bàn tay đặt lên trái tim, cảm nhận nhịp đập của nó. Nhấc đôi chân lên chạy theo nhịp đập, có thấy máu nóng trong người bạn đang tuôn chảy… Cuộc sống đấy, con người đấy!”

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 7

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói đại ý rằng trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại hai phần là rồng phượng và rắn rết, thiên thần và ác quỷ. Bởi tồn tại hai mặt đối lập như thế mà hành trình sống của mỗi người là không ngừng đấu tranh với cái ác để vươn tới cái thiện, hướng tới những giá trị sống chân chính mà cao đẹp.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm thiện và ác. Thiện và ác tuy đối lập hoàn toàn với nhau, như thiên thần và ác quỷ nhưng lại tồn tại trong mỗi cá nhân, mỗi cá thể. Thiện là những điều đẹp đẽ, những giá trị cao đẹp, hợp với công lý, với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Còn ác thì ngược lại. Ác là những điều đi ngược lạ với lẽ phải, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức, pháp luật của xã hội, gây hại đối vớ mỗi người và có thể giết chết chúng ta.

Sở dĩ con người phải đấu tranh giữa cái thiện và cái ác bởi đây giống như hai mặt của một tờ giấy trắng. Cái ác rất nguy ại, nó thường ranh mãnh, tinh ma, quỷ quái trong khi cái thiện thì luôn hiền lành và ngây thơ. Nếu không đấu tranh, cái thiện rất dễ bị cái ác mua chuộc rồi trở nên đồng lõa với chúng và như vậy cuộc sống sẽ biến mất những điều tốt đẹp. Cái ác luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, trong cuộc sống này và trở thành thành tố quan trọng, thành phía bên kia của lịch sử, là bản chất của cuộc sống.

Hơn thế nữa, con người luôn có nhu cầu hướng đến cái thiện, cái đẹp. Nhà văn Nga nổi tiếng là F. Doevtoievxki từng quan niệm “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”. Đấu tranh để hướng đến cái thiện, con người mới có khả năng phát triển đời sống cá nhân, đời sống cộng đồng, vươn tới môt lối sống ngày càng hoàn thiện hơn. Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ đã xây dựng nhân vật trong hành trình dũng cảm vượt qua lối sống giả dối, tầm thường để vươn tới một lối sống trong sáng, cao thượng hơn cũng bởi vậy.

Nhưng cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đầy gian nan và không có điểm dừng và điểm kết thúc. Khi cuộc sống ngày càng đổi thay, xã hội biến đổi, cái thiện và cái ác vì thế cũng thay đổi theo. Khi cái ác này biến mất đi thì một cái ác mới lại mọc lại, thậm chí nó còn tỏ ra nguy hiểm hơn thế hệ trước. Do đó, muốn đấu tranh loại bỏ cái xấu, để cái thiện vươn lên làm chủ và chiến thắng, rất cần đến sự nhận thức đúng đắn của con người. Con người cần phải phân biệt được đâu là cái thiện, đâu là cái ác của cuộc sống. Chúng ta phải nhìn nhận bản thân và cuộc sống đúng đắn hơn, ở sâu trong bản chất của nó đừng để lớp vỏ hào nhoáng bên ngoài che lấp.

Không chỉ vậy, khi đã nhận thức được điều đó, ta không nên bằng lòng với chúng nên dũng cảm đấu tranh. Sự đấu tranh này không phải đến của một cá nhân mà còn là vấn đề của cả cộng đồng, cả xã hội. Nhà thơ người Hi Lạp là Nazim Hikmet từng nói:

“Nếu tôi không cháy lên

Nếu anh không cháy lên

Nếu chúng ta không cháy lên

Thì làm sao bóng tối có thể trở thành ánh sáng”

Do đó, ngay từ bây giờ, hãy dũng cảm đấu tranh với cái ác để vươn tới cái thiện, để cuộc đời này ngày càng hoàn thiện hơn, để thế giới tốt đẹp hơn…

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 8

Từ xưa đến nay, trong xã hội luôn tồn tại nhiều mặt tốt và mặt xấu. Chính điều này mới làm nảy sinh ra cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ giữa cái thiện và cái ác. Cuộc đấu tranh đó chưa bao giờ kết thúc, vẫn còn tiếp diễn ở nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

Trước hết, chúng ta nên hiểu rõ cái thiện và cái ác ở đây có nghĩa là gì. Thiện và ác là hai phạm trù hoàn toàn đối lập với nhau. Thiện là những việc ở ngoài ánh sáng, đúng với công lý, đạo đức, hợp ý dân; còn ác là ngược lại, đó là những hành động sai trái, không đúng, gây nên nhiều hậu quả xấu đối với mọi người.

Cái thiện và cái ác luôn đối lập nhau, công kích nhau, cạnh tranh nhau và biểu hiện rõ ràng trong cuộc sống hằng ngày.Thực ra biểu hiện của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong cuộc sống vẫn diễn ra rất nhiều, đơn giản, không phức tạp như nhiều người vẫn nghỉ. Đó là cuộc chiến đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy, giết người. Những người làm công tác bảo vệ cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân phải có trách nhiệm dẹp bỏ hết những cái xấu xa, không tốt. Cuộc đấu tranh đó từ xưa đến nay vẫn chưa kết thúc, ngày càng căng thẳng hơn.

Trong các đơn vị công an, phòng cảnh sát điều tra luôn trong tư thế sẵn sàng khi có lệnh của cấp trên. Các tệ nạn ma túy, mại dâm, giết người cướp của trong những năm qua diễn ra ngày càng gay gắt và ác liệt hơn. Họ phải hi sinh đi hạnh phúc gia đình, hi sinh đi thời gian ít ỏi của bản thân, thậm chí có nhiều chiến sỹ đã phải hi sinh tính mạng của mình để bảo vệ nhân dân.

Ngay từ xa xa, cuộc chiến thiện và ác đã diễn ra ác liệt. Chúng ta có thể thấy trong các truyền thuyết, cổ tích như “Thạch Sanh”. “Tấm Cám”…Cuộc chiến ấy chưa bao giờ kết thúc, chưa bao giờ dừng lại.Cái thiện và cái ác luôn đối đầu nhau, triệt tiêu nhau để tồn tại như một lẽ thường tình. Người ta vẫn nói, cái ác bao giờ cũng được trừng trị nhưng trong thực tế thì nó chưa bao giờ được trừng trị một cách dứt điểm và triệt để như chúng ta vẫn nghĩ.Luật phát xử lý công bằng nhưng những kẻ gian ác vẫn lợi dụng luật để lách luật.

Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong thời đại hiện nay. Họ có thể dùng tiền để “mua luật”. Thực tế này thật đau lòng. Bởi vậy mới thấy rằng những người vì công lý để có thể triệt tiêu cái ác thì cần cái tâm, cái tài, cái lực thật vững vàng để có thể mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác luôn cần sự quan tâm và giúp đỡ từ mọi người, mọi tổ chức và cá nhân. Nó không phải là chuyện của riêng ai. Cuộc chiến đó chỉ thực sự kết thúc khi cái ác biến mất hoàn toàn.

Thực tế, cái ác vẫn luôn đè nén cái thiện, không cho nó có thể đứng dậy. Nhưng không phải không có điều ngược lại, công lý bao giờ cũng chiến thắng cái ác. Chỉ là nó phải trải qua thử thách và mất mát quá nhiều mới có thể chiến thắng.Cuộc chiến này là trách nhiệm của mỗi người, cần cố gắng cùng nhau để có thể dẹp bỏ đi những cái ác đang quẩn quanh đâu đây bằng cái mặt nạ không ai biết tên.Cuộc chiến giữa thiện và ác là cuộc chiến muôn đời, chúng ta chỉ có thể hạn chế, chứ rất khó để triệt để nó.

Bởi vậy cần phải có sự quan tâm của rất nhiều cơ quan chính quyền cũng như đồng tình ủng hộ của mọi người.Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn (văn 12) Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày càng gia tăng. Và hình như cách sống của con người cũng ngày càng nhanh hơn, hối hả hơn, không còn thong dong, chậm rãi nữa. Họ sống cho cuộc sống của mình, sống vội, ăn vội, yêu thương vội. Bởi vậy câu nói “Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn” đặt trong hiện tại cuộc sống rất phù hợp

Đất nước đang phát triển toàn diện trên mọi mặt khiến cho nhịp sống của con người cũng bị cuốn vào vòng quanh đó. Sự gia tăng chóng mặt của các nhu cầu khiến cho việc con người không thể sống chậm, không thể bước đi thong thả được là điều mà chúng ta vẫn thấy hằng ngày.Mỗi buổi sáng ra đường, thấy những chiếc xe lao nhanh vun vút, không ai đợi ai, không ai chào hỏi ai. Kể cả là hàng xóm của nhau thì dường như câu chào cũng trở nên dư thừa và không cần thiết. Dần dà nó trở thành thói quen không tốt, khiến cho nhiều người trở nên xa cách nhau, không còn quan tâm đến sự tồn tại của nhau nữa.

Cuộc sống trôi đi vội vàng, chúng ta đã quên mất xung quanh mình còn ai, còn những người cần được quan tâm và chia sẻ. Chiều nay, bạn đi vội vàng qua một con hẻm nhỏ. Có một cụ già và một bé gái đang đứng run run ở một góc và chìa cái non tơi rách ra. Bạn chỉ kịp liếc vội, rồi đi, không làm gì hết. Có lẽ bạn nghĩ rằng mình đang vội, không dừng lại để cho họ vài ba đồng bạc lẻ. Nhưng bạn có biết rằng chỉ cần dừng xe, mỉm cười và cho họ một cái gì đó, có thể không phải là tiền, là chiếc bánh mỳ họ cũng thấy ấm lòng và bạn cũng thấy ấm lòng. Nhưng vì bạn sống nhanh quá, vội quá nên bạn đã để yêu thương bỏ ngỏ ở đằng sau.Khi chúng ta sống chậm lại một chút, thì suy nghĩ chúng ta sẽ khác đi. Xung quanh mình còn rất nhiều người cần phải quan tâm, cần phải sẻ chia. Nhưng nếu sống vội vàng thì chúng ta không thể yêu thương được người khác như chúng ta muốn.

Bởi vậy để có thể nghĩ cho bản thân và cho người khác thì sống chậm là cách bạn có thể làm được điều đó. Hằng ngày chúng ta vẫn vội vàng đi làm, đi học, tất tả ngược xuôi với công việc. Thời gian mà chúng ta giành cho nhau rất ít ỏi, thậm chí là không có, rồi dẫn đến quên lãng. Khi chậm lại, dù chỉ là một chút, chúng ta cũng đã có thể hiểu được rằng mình cần làm gì, nên làm gì, quan tâm những ai để cuộc sống này tốt đẹp hơn.Khi nghĩ được khác đi, nghĩ cho người khác nữa thì chắc chắn rằng tình yêu thương cũng sẽ lớn dần hơn. Có thể những ngày chúng ta sống vội, sống nhanh chúng ta ngay cả việc quan tâm đến bản thân mình cũng không có thì quan tâm đến người khác còn xa vời quá.

Yêu thương nhiều hơn có nghĩa là dành tình yêu cho mọi người xung quanh, quan tâm họ một chút, có thể chỉ là mỉm cười với nhau thì cuộc sống cũng trở nên tốt đẹp. Chiều nay, bạn đi chợ về, gặp một bà cụ bị đánh rơi ví, thấy bà loay hoay. Có thể bạn đến bên cạnh, mua giúp bà một mớ rau hay gì đó. Cả hai nhìn nhau cười và ấm áp. Như thế bạn sẽ thấy rằng cuộc sống này nhiều ý nghĩa lắm.Ngược lại nếu bạn cứ sống vội, sống nhanh, không yêu thương những người xung quanh thì bạn sẽ trở thành người ích kỷ, sống chỉ vì bản thân mình.Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu chúng ta sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. Trân trọng những khoảnh khắc khi ở bên nhau bắt nguồn từ suy nghĩ đó.

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 9

Trong bài thơ “Đừng quên”, Trần Nhuận Minh có viết:

“Đừng quên

Cái Ác vỗ vai cái Thiện

Cả hai cùng cười đi về tương lai.”

Trong cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, thậm chí mâu thuẫn nhau. Cái tốt đi cùng với cái xấu, cái trắng trộn lẫn với cái đen. Cái thiện cũng song hành với cái ác. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác vẫn luôn là một cuộc chiến cam go, trường kì. Cuộc đấu tranh ấy chưa bao giờ kết thúc, vẫn đang tiếp diễn trong cuộc sống hiện đại hôm nay.

Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là thiện và ác? Hiểu một cách đơn giản, thiện là những điều tốt đẹp, phù hợp với luân thường đạo lí, với pháp luật, văn hóa và lương tâm của con người; ngược lại, cái ác là những cái xấu xa, bạo ngược, trái với đạo đức, công lí, gây hậu quả tiêu cực.

Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc chiến khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm vô hạn. Chúng ta vẫn đang đấu tranh để chiến thắng cái ác từng ngày, nhưng cái ác chưa bao giờ bị tiêu diệt hoàn toàn. Có những lúc cái thiện chiến thắng. Đó là khi các chiến sĩ công an triệt phá được một đường dây buôn bán ma túy, là khi tên tội phạm giết người bị trừng trị nghiệm minh trước pháp luật, là khi một người có thể gạt bỏ sự ích kỉ cá nhân để giúp đỡ người khác,… Nhưng cũng có lúc cái thiện không thể chiến thắng, thậm chị bị áp đảo. Đó là khi những quan chức nhà nước tham ô tài sản, làm thất thoát của nhà nước hàng chục tỉ đồng, khi một người vì sự ganh ghét, đố kị mà sẵn sàng đặt điều, nói xấu nguời khác,…Nhưng trong cuộc sống hiện thực, chúng ta không có Tiên, có Bụt. Cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác hoàn toàn dựa vào sự tự nỗ lực của con người. Chủ tích Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”.

Nhân vô thập toàn, không ai là hoàn hỏa cả, sống mà không gây bất cứ điều ác nào họa chỉ có thần thánh mà thôi, bởi thế mà trong bản thân mỗi con người luôn luôn tồn tại hai mảng thiện – ác, hai phần con – người, chỉ là phần nào sẽ thắng thế hơn thôi. Để có thể chiến thắng cái ác trong bản năng để hoàn thiện nhân cách, chúng ta cần một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, không sợ hãi, bởi làm người tốt thì gian khó vô cùng, còn để trở thành kẻ xấu chỉ cần trong tích tắc: “Cả đời làm việc thiện, thiện còn chưa đủ; một ngày làm điều ác, ác đã thừa rồi” (Mã Phục Ba).

Trước hết, chúng ta cần trau dồi tri thức, mở rộng vốn sống để phân biệt được phải – trái, trắng – đen, thiện – ác, vì “sự ngu dốt, đó là gốc và thân của mọi cái ác” (Platon), từ đó mới có thể tránh xa cái ác và hành động vì cái thiện. Chúng ta phải luôn luôn đấu tranh với bản thân, kìm hãm những mong muốn tầm thường, những ý niệm xấu xa. Không cần chúng ta phải hết giúp đỡ mọi người, không gây hại cho ai vốn đã là đáng quý, như Ajahn Chah từng nói: “Từ bỏ làm điều ác quan trọng hơn là làm điều tốt”. Cao hơn nữa, chúng ta cần mạnh mẽ đấu tranh với cái ác, không sợ hãi, không khoan nhượng, “lòng khoan dung trở thành tội lỗi khi dành cho cái ác” (Thomas Mann), và “khoan dung cái ác chỉ dẫn thêm nhiều điều ác” (Bob Riley). Chỉ khi hết mình vì cái thiện, lương tâm, tâm hồn con người mới được thanh thản. Dù quá trình đấu tranh cho cái thiện có khó khăn, nhưng những trái ngọt ta nhận được sẽ là hoàn toàn xứng đáng.

Thực tế, cái thiện và cái ác không thể triệt tiêu hoàn toàn nhau mà đó là hai mặt đối lập của một mâu thuẫn, ranh giới giữa chúng là hết sức mong manh, chúng ta chỉ có thể đấu tranh để cuộc sống ngày càng có nhiều điều thiện hơn, cho xá hội ngày càng tốt đẹp hơn. Xin hãy nhớ rằng:

“Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

(Nguyễn Du)

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 10

Thiện và ác là hai biểu hiện của hành động, là thước đo đời sống đạo đức của mọi cá nhân trong xã hội. Giữa thiện và ác có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời. Không một ai có thể chân thiện hoặc tận ác. Mọi thứ đều có thể thay đổi nếu con người luôn khao khát làm điều đó. Thiện là cái tốt đẹp biểu hiện lòng nhân ái của con người trong cuộc sống hàng ngày. Đó chính là hành vi thể hiện lợi ích của cá nhân phù hợp với yêu cầu và sự tiến bộ xã hội. Cái thiện phải được thể hiện qua việc góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích cho mọi người trong xã hội. Ác là cái có thể gây tổn hại đến con người, cái cần phải gạt bỏ trong đời sống cá nhân và xã hội. Cái ác làm mất đi sự văn minh của cuộc sống con người. Thiện là tiếng nói của lương tâm. Ác là sự gào thét của tham vọng. Con người cần làm điều thiện và tránh làm điều ác. “Việc thiện thì dù nhỏ đến mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ đến mấy cũng tránh” (Hồ Chí Minh). Làm việc thiện là phấn đấu cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn và giàu tính nhân văn hơn. Đồng thời đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, bảo vẹ công bằng và lẽ phải, bênh vực con người. Luôn biết khoan dung, tha thứ, biết sống vì người khác nhưng phải nhớ rằng lòng khoan dung trở thành tội lỗi khi dành cho cái ác. Ở trên đời không có gì quý hơn tấm lòng nhân ái. Người có tấm lòng thiện lương tất sẽ được báo đáp.

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 11

Cuộc sống là một bức tranh đa dạng màu sắc với những mảng màu sáng- tối khác nhau, trong đồng xu thì luôn tồn tại mặt trước và mặt sau,… Cuộc sống chúng ta luôn luôn tồn tại những mặt đối lập để có những sự đấu tranh nhằm hướng tới sự phát triển và biến hóa không ngừng của đời sống. Và ở thời nào cũng thế cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác và một đấu trường gay go và quyết liệt.

Thiện và ác là cặp phạm trù đối lập nhau trong mọi thời đại, là thước đo đời sống đạo đức của mọi cá nhân. Thiện và ác cũng là phạm trù cơ bản làm thước đo đời sống đạo đức của con người. Trước hết chúng ta cần biết thiện là cái tốt đẹp biểu hiện lòng nhân ái của con người trong cuộc sống hàng ngày. Đó chính là hành vi thể hiện lợi ích của cá nhân phù hợp với yêu cầu và sự tiến bộ xã hội. Cái ác là cái đáng ghét, ghê tởm, cái cần phải gạt bỏ trong đời sống cá nhân và xã hội. Quan điểm về thiện và ác mang tính lịch sử và có thể hoán đổi cho nhau. Cái thiện và ác được chúng ta đánh giá tuỳ vào nó có thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của xã hội, hạnh phúc của con người. Đó là hai phạm trù đối lập nhau, tìm cách triệt tiêu, loại trừ nhau, nhưng vẫn luôn tồn tại song song với nhau. Hồ Chí Minh đã nói: “Việc thiện thì dù nhỏ đến mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ đến mấy cũng tránh”.

Từ khi con người bắt đầu biết nhận thức, cái thiện và cái ác đã song hành với nhau, công kích, cạnh tranh nhau trong cuộc sống hàng ngày.Ta có thể thấy cái thiện được biểu hiện cụ thể bằng việc giúp đỡ người khác không lo nghĩ đến bản thân mình mà luôn quan tâm đến người khác,…Cái ác là luôn toan tính, mưu mô có những suy nghĩ và hành động làm hại đến người khác, những người xung quanh,…Hay còn khi ngồi nghe thầy cô giảng ta cũng biết đến trong những câu chuyện cổ tích luôn có sự mâu thuẫn cái thiện và cái ác. Cuộc sống vẫn luôn là thế, bên cạnh Thạch Sanh là Lí Thông, bên cạnh cô Tấm tốt bụng, chịu thương chịu khó là mụ dì ghẻ độc ác, bên cạnh nhân vật chính diện là kẻ phản diện… Kết thúc mỗi câu chuyện cổ tích thường là sự chiến thắng hoàn toàn, tất yếu của cái thiện với sự giúp đỡ của bà Tiên, ông Bụt. Nhưng trong ngoài đời sống không có ông Bụt bà Tiên nào giúp đỡ thì muốn chiến thắng con người phải cố gắng nỗ lực hết mình. Cái thiện là phấn đấu cho cuộc sống của con người ngày càng trở nên cao thượng hơn, tốt đẹp hơn và giàu tính nhân văn hơn. Còn cái ác thì ngược lại làm mất đi cái văn minh, cao thượng của cuộc sống con người. Quan điểm về thiện và ác mang tính lịch sử và có thể hoán đổi cho nhau.

Cái thiện và cái ác luôn song hành, đan xen nhau và có mối quan hệ hết sức chặt chẽ nhưng cũng không kém phần mâu thuẫn. Trong mỗi con người chúng ta có hai phần, đó là “phần con” và “phần người”. Khi “phần người” trong chúng ta mạnh mẽ hơn là lúc cái thiện đang chiến thắng nhưng ngược lại, nếu “phần con” chiếm lĩnh thì lúc đó chúng ta lại đang đứng trong hàng ngũ của cái ác. Có ai trong chúng ta dám khẳng định lúc nào cái thiện cũng chiến thắng hay không cái ác. Tôi nghĩ là không bởi cái xấu xa lại rất dễ dàng thực hiện, nó đem lại lợi ích ngay trước mắt mình, làm ta bị lu mờ, làm cho ta dễ dàng sa ngã hơn, dễ bị dụ dỗ hơn.Còn cái thiện không hiện ra trước mắt mà là sự nỗ lực không ngừng. Vậy làm thế nào để loại trừ những cái xấu và hình thành những cái thiện. Chúng ta phải luôn có ý thức được hành vi của mình, không toan tính, so đo. Luôn luôn giữ được ý thức đạo đức của bản thân, quan tâm đến những người xung quanh. Gieo gió ắt sẽ gặp bão, tội ác sẽ luôn nhận sự trừng phạt, đôi khi nó là sự trừng phạt công khai, đôi khi đó lại là sự trừng phạt đau đớn trong sự dằn vặt tâm hồn.

Sự tồn tại giữa cái thiện và cái ác đôi khi sẽ giúp con người có cái nhìn được toàn bộ mọi phương diện của cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi người chúng ta có ý thức góp sức mình trong cuộc chiến chống lại cái ác, lan tỏa cái thiện đến mọi người.

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 12

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có vô số sự kiện diễn ra mà chúng ta thường khó phân biệt xem đó là điều tốt hay xấu. Một người có thể xuất phát từ tốt đẹp hôm nay nhưng trở thành xấu xa ngày mai hoặc sau ngày kia. Đôi khi, những gì chúng ta cho là tốt có thể hóa ra lại xấu, và ngược lại. Trong cuộc đối đầu không ngừng giữa cái thiện và cái ác, cuộc chiến này không bao giờ có điểm kết thúc.

Cái thiện và cái ác là những khái niệm quen thuộc, nhưng tại sao cuộc đấu tranh giữa chúng lại không bao giờ dứt điểm? Cái thiện có thể được hiểu đơn giản như lòng tốt, đạo đức, và những hành động đúng đắn. Từ những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết đến thế giới xung quanh chúng ta, cái thiện luôn hiện hữu, tồn tại trước. Ví dụ, bà Nữ Oa đã vá trời để bảo vệ nhân loại từ nguy cơ tận diệt trong thời kỳ khai sơn.

Câu chuyện cổ tích và thần thoại thường thể hiện cái thiện một cách rõ ràng, ví dụ như cô Tấm hiền lành, ông Bụt tốt bụng, chàng Thạch Sanh gan dạ, và nhiều nhân vật khác. Thậm chí trong thế giới của loài vật, chúng ta cũng thấy sự hiện diện của cái thiện qua hươu, thỏ, nai, và các loài động vật khác, luôn giúp đỡ con người.

Tại xã hội hiện đại, cái thiện thể hiện qua những người công an truy bắt tội phạm để bảo vệ an ninh, những người lính biển đảo bảo vệ chủ quyền, và những người thân yêu của chúng ta, như ông bà, cha mẹ, anh chị, luôn ở bên cạnh để hướng dẫn và hỗ trợ.

Còn cái ác là khái niệm đối lập hoàn toàn với cái thiện, thể hiện qua hành vi xấu xa, trái đạo đức. Ví dụ, mụ dì ghẻ và Cám trong truyện Tấm Cám luôn dùng mưu kế để hại Tấm. Trong truyện Thạch Sanh, mẹ con Lý Thông thậm chí còn sẵn sàng hãm hại Thạch Sanh. Còn trong truyện Sọ Dừa, hai cô chị tàn nhẫn đối xử với em gái của mình.

Sự đối đầu giữa cái thiện và cái ác là một cuộc chiến không dứt điểm. Mỗi người chúng ta có cả hai phía bên trong mình: "phần con" và "phần người." Khi "phần người" mạnh mẽ hơn, cái thiện thường thắng, và khi "phần con" chiếm ưu thế, chúng ta dễ trở thành phần tử của cái ác.

Mọi người thường không thể tuyên bố mình là người hoàn toàn tốt, vì chúng ta đều có những sai lầm và hành động không tốt. Sự tồn tại của cái ác và cái thiện là một phần quy luật tự nhiên của cuộc sống. Chúng ta phải không ngừng trau dồi tri thức, rèn luyện bản thân và luôn cố gắng chọn lựa cái thiện trong mỗi tình huống để cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn.

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 13

Từ xưa đến nay, xã hội luôn tồn tại sự hiện diện đồng thời của cái thiện và cái ác. Đây chính là nguyên nhân tạo nên cuộc đấu tranh không ngừng giữa hai thế lực đối địch này. Cuộc chiến đấu ấy không bao giờ chấm dứt và vẫn tiếp diễn trên nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần định nghĩa cái thiện và cái ác. Thiện và ác là hai khái niệm hoàn toàn đối lập. Thiện thường liên quan đến những hành động trong sáng, tuân theo nguyên tắc công lý và đạo đức, phục vụ lợi ích của xã hội; trong khi cái ác ngược lại, liên quan đến hành vi sai trái, gây ra hậu quả xấu cho mọi người. Cuộc đối đầu giữa cái thiện và cái ác luôn tồn tại, chúng luôn xung đột, cạnh tranh và hiện hữu rõ ràng trong cuộc sống hàng ngày.

Thực tế, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác không phải lúc nào cũng phức tạp và khó hiểu như một số người nghĩ. Nó thể hiện rõ ràng trong những nhiệm vụ đơn giản, như cuộc chiến chống tội phạm ma túy và tội ác như giết người. Những người làm công việc bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của cộng đồng phải đảm bảo loại bỏ mọi hình thức ác độc và tham lam. Cuộc chiến đấu này đã tồn tại từ lâu và vẫn tiếp diễn, ngày càng căng thẳng hơn.

Trong các đơn vị công an và lực lượng cảnh sát điều tra, luôn sẵn sàng để xử lý các tình huống khi có lệnh từ cấp trên. Với tệ nạn như ma túy, mại dâm, và tội ác như giết người cướp của, tình hình ngày càng trở nên gay gắt và ác liệt hơn. Những người làm nhiệm vụ này phải đánh đổi hạnh phúc gia đình, thời gian ít ỏi của bản thân, và thậm chí có những anh hùng tình thần đã hy sinh cuộc sống để bảo vệ cộng đồng.

Dù có thể thấy từ xa, cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác đã và đang diễn ra ác liệt. Nó xuất hiện trong những truyền thuyết và câu chuyện cổ tích như "Thạch Sanh" và "Tấm Cám". Cuộc chiến này không bao giờ kết thúc và không ngừng tiếp diễn. Cái thiện và cái ác luôn đối mặt, chiến đấu và đấu tranh để tồn tại như một phần tự nhiên của cuộc sống. Mặc dù nhiều người nói rằng cái ác sẽ bị trừng trị, thực tế là nó vẫn tồn tại và không bao giờ biến mất hoàn toàn như chúng ta nghĩ.

Luật pháp có thể công bằng, nhưng những kẻ xấu luôn tìm cách lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm. Điều này đã trở thành hiện thực phổ biến trong thời đại hiện nay, khi có người dùng tiền để "mua" sự tuân theo luật lệ. Điều này khiến chúng ta cảm thấy đau lòng. Vì vậy, những người đang đấu tranh cho công lý phải có niềm tin vững chắc, kiến thức, và sức mạnh để đảm bảo hạnh phúc và an lành cho nhân dân.

Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là trách nhiệm của mỗi người, và chúng ta cần cùng nhau nỗ lực để loại bỏ sự ác tồn tại trong bóng tối. Cuộc chiến này không thuộc về một cá nhân, mà là của tất cả chúng ta. Nó chỉ có thể kết thúc khi cái ác hoàn toàn biến mất. Thực tế, cái ác vẫn luôn đè áp cái thiện và ngăn nó tỏa sáng. Tuy nhiên, công lý luôn chiến thắng cái ác, dù phải trải qua nhiều khó khăn và hy sinh.

Cuộc chiến này đòi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ từ mọi người, các tổ chức và cá nhân. Đó không phải là việc của một người duy nhất. Cuộc đấu tranh chỉ thực sự kết thúc khi cái ác biến mất hoàn toàn. Nói chung, cái ác vẫn luôn tồn tại và không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng chỉ qua sự đoàn kết và nỗ lực chung của tất cả chúng ta, chúng ta có thể kiểm soát và kiềm chế nó.

Nghị luận tính thiện và ác của con người mẫu 14

Cuộc hành trình của cuộc sống luôn tồn tại sự giao đối giữa các yếu tố đối lập, và chính từ sự đấu tranh này mà cuộc sống phát triển và biến đổi không ngừng. Một trong những mặt đối lập quan trọng mà chúng ta cần quan tâm là cuộc đối đầu giữa cái thiện và cái ác. Cuộc đấu tranh này đã tồn tại từ khi thế giới hình thành và sẽ tiếp tục tồn tại cho đến khi loài người tồn tại. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ thời điểm và địa điểm nào, cuối cùng cái thiện luôn sẽ chiến thắng.

Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này, chúng ta cần xác định cái thiện và cái ác. Thiện và ác là hai trạng thái hoàn toàn trái ngược nhau, giống như ánh sáng và bóng tối. Thiện là những hành động tuân theo đạo đức và công lý, những việc chúng ta nên làm và mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Ngược lại, cái ác là những hành động sai trái, không nên thực hiện và có thể gây hậu quả xấu, không chỉ cho chúng ta mà còn cho nhiều người khác.

Từ khi con người bắt đầu có nhận thức, sự đối đầu giữa cái thiện và cái ác đã hiện hữu và chúng chiến đấu, cạnh tranh trong cuộc sống hàng ngày. Câu chuyện cổ tích Tấm Cám là một ví dụ rõ ràng về cuộc đấu tranh này. Trong câu chuyện này, cô Tấm đại diện cho cái thiện, là những người thật thà và hiền lành, thường phải đối mặt với bất công và áp bức xã hội. Ngược lại, phe cái ác là mẹ con Cám, luôn tìm cách áp đặt và đạp bỏ cái thiện để đạt được mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, như câu chuyện đã kể, cái thiện luôn chiến thắng cuối cùng, và điều này phản ánh lẽ sống "gì lành cho bạn sẽ quay lại với bạn."

Trong cuộc sống hiện đại, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác được thể hiện thông qua công việc của các nhân viên công an, người đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ an ninh và trật tự xã hội, đảm bảo cuộc sống êm đềm và hạnh phúc cho người dân. Họ phải đối mặt với tội phạm, trộm cắp, và ma túy, thường phải hy sinh lợi ích cá nhân và thậm chí tính mạng của họ để bảo vệ cuộc sống của người khác.

Xã hội phát triển là nhờ vào việc giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, và cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác cũng theo cùng một quy luật này. Mặc dù cái ác có thể tạm thời trỗi dậy, nhưng cuối cùng, cái thiện luôn giành chiến thắng. Tuy rằng việc này có thể mất thời gian và đánh đổi, nhưng sự sống vẫn tồn tại với tình thân thiện và lòng hảo tâm.

Mỗi cá nhân chúng ta cần dập tắt mầm mống của cái ác bên trong mình và thực hiện những hành động thiện lành từ trái tim. Đôi khi, việc phân biệt giữa cái thiện và cái ác không dễ dàng, và đòi hỏi một tâm hồn nhạy bén và tinh thần minh mẫn. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu mỗi người chúng ta tự ý thức đóng góp vào cuộc đấu tranh chống lại cái ác và lan tỏa cái thiện đến mọi người.

Mặc dù chúng ta không ưa thích cái ác, nhưng thực tế là trong quá trình hình thành của cuộc sống, cái ác vẫn tồn tại và do đó, cuộc đối đầu không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác vẫn tiếp diễn. Tuy có thể có lúc cái ác có sự nổi lên, nhưng cuối cùng, cái thiện luôn là người chiến thắng, và cuộc sống vẫn tồn tại với tình thân thiện và lòng khoan dung.

---------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về tính thiện và ác của con người. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu nghị luận xã hội. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu Soạn văn 11...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyên Hoa
    Nguyên Hoa

    Phần đầu của bài viết có câu : Còn Lão Tử lại cho rằng : "Nhân chi sơ tính bản ác".

    Theo chỗ tôi biết thì học thuyết của Tuân Tử là : "Nhân chi sơ tính bản ác".

    Kính mong tác giả bài viết tra cứu lại. 

    Thích Phản hồi 02/10/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm