Dàn ý: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng. Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên

Văn mẫu lớp 11: Dàn ý: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng. Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Dàn ý Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng - Bài mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu nói Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thành công: những thành quả tốt đẹp đến với con người sau những khó khăn, thử thách mà ta đã trải qua.

Lười biếng: không chịu nỗ lực trong học tập và công việc, chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

Câu nói khuyên nhủ con người nên biết nỗ lực, cần cù, chăm chỉ nhiều hơn trong cuộc sống thì thành công mới có thể đến với ta.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người không lười biếng:

Luôn biết tự học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn mà không để ai nhắc nhở, khiển trách.

Sống và làm việc có kế hoạch, có ước mơ, lý tưởng, biết nỗ lực để thực hiện ước mơ, hoài bão của chính mình.

Khi gặp khó khăn, thất bại, không nản chí, bỏ cuộc mà biết vực dậy, tiến về phía trước nhiều hơn nữa.

- Ý nghĩa của việc nỗ lực trong cuộc sống:

Người biết nỗ lực trong cuộc sống, cần cù, chăm chỉ sẽ sớm có được thành công, đạt được những điều tốt đẹp xứng đáng với thành quả với cố gắng của mình.

Sẽ rèn luyện được cho bản thân nhiều đức tính tốt đẹp hơn như kiên trì, nhẫn nại, biết hoạch định kế hoạch để phát triển bản thân.

Việc chúng ta nỗ lực hết mình sẽ giúp công việc được hoàn thành tốt đẹp nhất và sẽ được mọi người yêu quý, tin tưởng, tín nhiệm.

c. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có thói lười biếng, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không nỗ lực vươn lên. Lại có những người gặp chút khó khăn, thất bại đã vội nản chí, bỏ cuộc,…

d. Liên hệ bản thân

Là người học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân, sống có kế hoạch, mục tiêu, lí tưởng và có trách nhiệm với chính mình cũng như với những người xung quanh.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.

Dàn ý Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng - Bài mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý kiến khuyên nhủ con người nên chăm chỉ cần cù trong cuộc sống, nỗ lực học tập, lao động không ngừng nghỉ; luôn sẵn sàng tìm tòi, mày mò những điều mới mẻ, cố gắng hơn người khác trong cuộc sống → là một đức tính tốt đẹp mà con người ai cũng cần rèn luyện.

b. Phân tích

Cần cù chăm chỉ giúp chúng ta tạo ra nhiều hơn của cải vật chất phục vụ đời sống cá nhân và góp phần làm phát triển xã hội.

Trong cuộc sống không phải ai cũng vốn thông minh, nhanh nhẹn, biết cố gắng, chăm chỉ sẽ không khiến chúng ta tụt lùi về phía sau so với những người khác.

Người không rèn luyện cho mình đức tính cần cù chăm chỉ sẽ nảy sinh nhiều tính xấu khác như: ỷ lại, dựa dẫm vào người khác,…

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh cần cù chăm chỉ nên người đã sống được ở nước ngoài và tiếp thu thành công nền tinh hoa của họ; thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí cần cù chăm chỉ nên đã dùng chân và viết được những nét chữ rất đẹp,…

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chỉ ưa dựa dẫm vào người khác, không cố gắng vươn lên, chăm chỉ lao động mà chỉ tập trung vào thú vui, đam mê của bản thân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng - Bài mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói “Trên con đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng”.

Lưu ý: học sinh lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc và năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thành công: là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu.

→ Khuyên nhủ con người nỗ lực, cố gắng, luôn hướng đến mục tiêu của mình và hoàn thiện bản thân theo hướng tốt nhất, tích cực nhất.

b. Phân tích

Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.

Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.

Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải thật tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phá.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói “Trên con đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng”; đồng thời rút ra bài học và liên hệ đến bản thân mình.

Dàn ý Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng - Bài mẫu 4

I. Mở bài.

Chúng ta thường nói: thiên tài chỉ là 1%, còn 99% là mồ hôi và nước mắt. Đúng vậy, để có được thành công trong bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống, trong nghiên cứu khoa học,... con người cần có sự cố gắng, nỗ lực lao động rất nhiều. Không có sự thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng. Chính vì thế, Lỗ Tấn – nhà văn nổi tiếng Trung Hoa đã bằng kinh nghiệm của mình mà phát biểu rằng: “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Đó là một kinh nghiệm hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa, tác dụng giáo dục cao.

II. Thân bài.

1. Giải thích.

“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”.

Có nghĩa là, trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,... thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi,... mới đến được thành công vinh quang. Những kẻ lười biếng, không có lòng quyết tâm vượt gian khó, không chăm chỉ lao động, nghiên cứu, học tập,... thì không thể đi đến thành công.

- Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,... chính là thất bại.

2. Phân tích, chứng minh, bình luận.

a. Phân tích.

- Bằng dẫn chứng cụ thể trong học tập, lao động,... của chính bản thân mình và qua những người bạn xung quanh. (theo 2 ý trên ta vừa giải thích).

Trong học tập: học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình (vật chất và tinh thần). Nhưng nếu học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại lười biếng, ham chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần thì không thể có kết quả tốt được. Ngược lại, nếu học sinh, sinh viên mà vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo thì chắc chắn sẽ đi đến được thành công.

- Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cần luôn biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là sự lao động, mồ hôi và công sức đổ ra mới có được.

b. Chứng minh trong: học tập, lao động, nghiên cứu,...

c. Bình luận.

Nếu chúng ta muốn có thành công thì một trong yếu tố quan trọng nhất là ta phải chăm chỉ học tập, làm việc,... thì mới có kết quả như mong muốn.

Trong xã hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,...

Nhưng cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động,.. của mình.

3. Mở rộng.

III. Kết luận.

Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của lời phát biểu.

Bài học cho bản thân và những người khác

Dàn ý Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng - Bài mẫu 5

I. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề

Trích dẫn câu nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”

II. Thân bài

1. Giải thích

Thành công? Thành công là đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng, là sống đầy đủ về tinh thần và vật chất, là nhận được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống; là được sống hạnh phúc, vui vẻ, mở lòng với thế giới, có ích với mọi người; là mục đích cao quý, đích đến cuối cùng của con người trong đời…

Lười biếng là thói quen xấu làm suy giảm khả năng suy nghĩ, tư duy, làm việc, là ỷ lại vào người khác, không tự thân vận động … → Người lười biếng là người ngại suy nghĩ, không muốn học tập, không muốn lao động, ngại vận động.

→ Ý nghĩa cả câu nói: Trên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ và khát khao không thể có dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..

2. Bàn luận

Câu nói trên là một cách nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, về bước đường đến thành công

Con đường dẫn tới thành công là con đường đầy khó nhọc, thử thách, không phải con đường bằng nhung lụa.

Không có một thành quả, thành công nào mà không phải đổI bằng mồ hôi và công sức, trong suốt quá trình đó con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.

Chứng minh câu nói bằng dẫn chứng thực tế (Dẫn chứng: Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, một học sinh giỏi có ước mơ hoài bão cao đẹp không thể là một người lười nhác, thụ động,…)

Tác hại của thói lười biếng: dần dần làm cho con người trở thành kẻ ăn bám, vô tích sự, trì trệ, … dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo và là nguyên nhân của mọi thói xấu khác.

Câu nói của Lỗ Tấn đã phê phán thói lười biếng, đưa ra một cách nhìn nhận đúng đắn để con người đến với thành công. Không một thành quả nào lại không có sự nỗ lực cố gắng, không một kết quả tốt đẹp nào lại chỉ có những bước chân lười biếng. Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó. Lười biếng, ỷ lại sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa.

Trên bước đường thành công, đôi khi không chỉ cần sự cần cù, chăm chỉ… mà còn cần cả những ý tưởng sáng tạo, sự thách thức của cuộc sống để con người vượt qua bằng nghị lực và bản lĩnh, niềm đam mê và khát khao cháy bỏng giữa cuộc đời.

3. Bài học về nhận thức và hành động

Cần phải cố gắng học hỏi, chăm chỉ, cần cù để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống vươn đến sự thành công.

Tránh những thói hư tật xấu làm đình đốn trì trệ con đường đến với sự thành công: lười biếng, ỷ lại, tự thỏa mãn với bản thân,…

III. Kết bài

Bài học cho mỗi cá nhân về nhận thức và hạnh động bằng suy nghĩ chân thực.

Mở rộng vấn đề bằng cách nghĩ của mỗi cá nhân về câu nói ấy trong cuộc đời.

Văn mẫu Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng

Mẫu 1

Thành công luôn là mục tiêu mà ai cũng khao khát trong cuộc sống, nhưng liệu có phải ai cũng có cơ hội đạt được thành công hay không? Trong khi người chăm chỉ phải bỏ ra mồ hôi và nước mắt để đổi lấy thành quả xứng đáng. Câu nói "Trên con đường đến thành công không có dấu vết của những người lười biếng" thực sự mang ý nghĩa sâu sắc và đầy ý nghĩa.

Thành công được xem là kết quả vĩ đại của sự cống hiến, kiên nhẫn và sự vượt qua những thất bại. Trong cuộc sống, chúng ta không bao giờ gặp trải thảm đỏ trước thành công, nó không đến một cách tự nhiên. Những người lười biếng không thể đạt được thành công vì họ thiếu tinh thần học hỏi, lao động và chỉ tập trung vào sự thụ động. Thói xấu của lười biếng thường gây ra những thói xấu khác trong xã hội.

Thành công là món quà quý báu dành cho những người chịu khó và làm việc chăm chỉ. Nó không đến dễ dàng, ví dụ, để đỗ vào đại học, học sinh phải tận tâm và quyết tâm học tập. Người nông dân để sản xuất lúa gạo phải làm việc chăm chỉ dưới nắng mưa. Một nhà nghiên cứu không thể trở thành vĩ đại bất ngờ mà phải trải qua quá trình sáng tạo và lao động tư duy.

Tôi từng đọc cuốn sách về Helen Keller, người đã tạo ra ánh sáng và tiếng nói cho những người mù và điếc. Điều làm cho tôi và nhiều người khác ngạc nhiên là một người mù, điếc và câm như Helen lại có thể nắm vững năm ngôn ngữ, đạt bằng đại học danh tiếng, viết ra mười cuốn sách và phát biểu trên khắp thế giới. Cuộc đời của bà thật là một tragedy mà chẳng thể hiện diện, nhưng nhờ vào trí thông minh và sự hồi hương từ người mẹ, cùng với sự quyết tâm phi thường, bà đã vượt qua những khó khăn khắc nghiệt và để lại một di sản về lòng dũng cảm, hy sinh và yêu đời. Helen đã học cách viết, thơ, và ngôn ngữ của nhiều quốc gia khác nhau sau nhiều thất bại, và điều đó cho thấy "chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất."

Thất bại thường là mẹ của thành công, và không nên bao giờ từ bỏ khi bạn gặp thất bại.

Sự thành công có thể thay đổi cuộc đời của một người nhanh chóng, từ nghèo đói sang giàu có, từ bất hạnh sang hạnh phúc. Để đạt được thành quả, hãy làm việc chăm chỉ và kiên nhẫn. Biến mọi ước mơ của bạn thành hiện thực bằng sự kiên trì, nỗ lực, và không sợ thất bại.

Mẫu 2

Trong cuộc sống, không có điều gì tự nhiên đến với chúng ta. Niềm vui, hạnh phúc và sự thành công đều không nằm ngoài tầm tay như một phép màu. Không ai có thể ngồi yên đợi thành công tự nảy lên trước mắt. Thành công thực sự là kết quả của sự phấn đấu không ngừng và nỗ lực không ken chừng. Như nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói: "Trên con đường thành công, không có dấu chân của người biếng nhác."

Thành công không phải chỉ là việc đạt được những mục tiêu cá nhân, thực hiện những ước mơ hay đạt được những mục tiêu về vật chất hoặc tinh thần. Nó còn đại diện cho quá trình chinh phục, và có thể coi là mục tiêu cuộc đời của mỗi người. Trái lại, lười biếng là một thói quen xấu, một tình trạng tinh thần thể hiện sự thiếu quyết tâm, sự uể oải và sự phụ thuộc vào người khác. Những người biếng nhác thường tránh xa khỏi việc suy nghĩ và hành động, không đặt tâm huyết vào việc học tập và làm việc, và dễ bỏ cuộc trước những khó khăn.

Lỗ Tấn đã truyền đạt ý nghĩa sâu sắc thông qua câu nói của mình: "Trên con đường thành công, không có dấu chân của người biếng nhác." Ông tôn vinh sự kiên trì và nỗ lực của những người không ngần ngại trước khó khăn. Con đường dẫn đến thành công thường đầy chông gai và thách thức. Nó không bao giờ trải đầy hoa hồng và thường còn kín đáo bằng bao nhiêu khó khăn và thất bại. Không ai có thể dễ dàng đạt được thành công mà không đổ mồ hôi, cống hiến và vượt qua những hi sinh.

Như nông dân phải lao động mệt mỏi, chăm sóc cây trồng từ khi gieo mạ cho đến khi thu hoạch. Thóc không thể tự nảy mầm thành lúa nếu không có sự can thiệp của con người. Học sinh muốn đạt thành tích xuất sắc cũng phải nỗ lực không ngừng, học tập và rèn luyện đạo đức. Có nhiều ví dụ trong lịch sử về những người đã vượt qua khó khăn để đạt được thành công, như nhà khoa học Thomas Edison với hàng ngàn lần thất bại trước khi tạo ra bóng đèn, hoặc thầy Nguyễn Ngọc Ký với đôi tay tật nguyền.

Nếu chúng ta sống lười biếng và phụ thuộc vào người khác, thì không chỉ không đạt được thành công, mà còn dễ dàng bị loại bỏ khỏi xã hội. Cha mẹ và giáo viên không thể luôn ở bên cạnh chúng ta để hỗ trợ suốt đời. Lười biếng chỉ tạo ra sự ngại nghị và không có lợi ích gì. Thành công chỉ đến với những người kiên trì, chủ động và sáng tạo, những người có đam mê và không ngừng rèn luyện bản thân, tránh xa khỏi thói hư tật xấu.

--------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Dàn ý: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng. Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài tiếp theo: Đọc sách không bằng suy ngẫm. Học trường không hơn được trường đời. Em hiểu như thế nào về ý kiến trên

Đánh giá bài viết
42 42.503
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 11

    Xem thêm