Suy nghĩ về câu nói của Khổng tử: Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười

Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ về câu nói của Khổng tử: Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói của Khổng tử: Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu nói của Khổng tử: Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc: một quy luật tự nhiên của cuộc sống, mỗi con người khi sinh ra đều cất tiếng khóc để trào đời, để bắt đầu một hành trình sống mới.

Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười: nhắc nhở con người hãy sống thật có ích, tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho cuộc đời.

Ý cả câu: khuyên nhủ con người hãy trở thành một công dân tốt, sống thật ý nghĩa để ghi lại dấu ấn trong lòng mọi người.

b. Phân tích

Hãy lo sống và tận hưởng, hãy làm những gì có ích, những gì tốt đẹp ngay khi có thể và cũng đừng làm gì sai lầm với mọi người, với cuộc đời để khi ra đi bạn có thể mỉm cười một cách thanh thản và mãn nguyện.

Nếu muốn cuộc sống có ý nghĩa, bạn cần phải xem lại cách sống của mình. Hãy chỉnh sửa cách nhìn nhận với mọi người cho đúng, và tập cách quan tâm giúp đỡ người khác, hãy để mình là một thành viên mà xã hội cần.

Ngoài việc hiểu bản thân, rèn luyện bản thân, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội ta cũng cần rèn luyện cho bản thân mình lối sống tình nghĩa, yêu thương, sẵn sàng vì những người xung quanh.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có ích, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa biết phấn đấu vươn lên để sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Lại có những người quen dựa dẫm, phu thuộc vào người khác,… Những người này thật đáng chê trách, khó thấy được ý nghĩa của cuộc sống và cần thay đổi thái độ sống của bản thân.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói của Khổng tử: Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười mẫu 1

Mỗi chúng ta sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh mà để tỏa sáng, ghi lại dấu ấn sâu đậm cho cuộc đời. Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười. Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc là một quy luật tự nhiên của cuộc sống, mỗi con người khi sinh ra đều cất tiếng khóc để trào đời, để bắt đầu một hành trình sống mới. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười là lời nhắc nhở con người hãy sống thật có ích, tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho cuộc đời. Ý cả câu khuyên nhủ con người hãy trở thành một công dân tốt, sống thật ý nghĩa để ghi lại dấu ấn trong lòng mọi người. Hãy lo sống và tận hưởng, hãy làm những gì có ích, những gì tốt đẹp ngay khi có thể và cũng đừng làm gì sai lầm với mọi người, với cuộc đời để khi ra đi bạn có thể mỉm cười một cách thanh thản và mãn nguyện. Nếu muốn cuộc sống có ý nghĩa, bạn cần phải xem lại cách sống của mình. Hãy chỉnh sửa cách nhìn nhận với mọi người cho đúng, và tập cách quan tâm giúp đỡ người khác, hãy để mình là một thành viên mà xã hội cần. Ngoài việc hiểu bản thân, rèn luyện bản thân, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội ta cũng cần rèn luyện cho bản thân mình lối sống tình nghĩa, yêu thương, sẵn sàng vì những người xung quanh. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa biết phấn đấu vươn lên để sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Lại có những người quen dựa dẫm, phu thuộc vào người khác,… Những người này thật đáng chê trách, khó thấy được ý nghĩa của cuộc sống và cần thay đổi thái độ sống của bản thân. Là thế hệ trẻ chủ nhân tương lai của đất nước, ta hãy sống thật trọn vẹn, nỗ lực hoàn thiện bản thân để cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời để sau này khi nhìn lại ta có thể hài lòng với những việc mà bản thân mình đã làm.

Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười mẫu 2

Mỗi con người được sinh ra trên đời đều trải qua các giai đoạn khác nhau quá trình “Sinh, lão, bệnh, tử”. Đến cuối cùng, rồi ai cũng đi đến kết thúc. Kết thúc có hậu hay không là còn tùy thuộc vào những “tình tiết, cốt truyện" do mỗi người tự tạo ra. Nếu sống tốt thì hệ quá sẽ tốt, và ngược lại.

Như một câu nói của Bailey: “Khi bạn chào đời bạn khóc, còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho đến khi qua đời, mọi người, khóc, còn bạn, bạn cười”. Câu nói trên mang ý nghĩa khuyên răn ta nên sống một cuộc đời thật h ữu ích, mang đến những điều tốt lành cho mọi người xung quanh, và như wậy, đến cuối đời, ta sẽ được nhận lại những hạnh phúc đã vun đắp.

"Khi chào đời bạn khóc, còn mọi người xung quanh cười”. Vâng! Tiếng khóc ấy là báo hiệu sự sống của một sinh linh đã hiện hữu trước cuộc đời...

Còn nụ cười kia hòa chung vào nước mắt để sự mừng vui, chào đón trở nên ấm áp. Rồi khi “qua đời”, đến khi kết thúc một cuộc sống của cá thể, “mọi người khóc” và “bạn cười”. Đó là tiếng khóc của sự mất mát, thương tiếc, của nỗi xót xa, ngậm ngùi. Đó là nụ cười của “ngày ra đi” thanh thản, mãn nguyện vì đã sống trọn vẹn một đời người với tất cả những hoạch định, những ước mơ trọn ven và niềm hanh phúc tràn đầy nhất... Tất cả những điều đó chỉ có thê xảy ra khi bạn thật sự là một người sông tốt, tốt với gia đình, tốt với mọi người và hữu ích với xã hội. Thử hỏi một con người giả tạo, ích ki nhỏ nhen thì có khi nào được mọi người yêu quý, kính trọng? Hay một kẻ bần tiện, xấu xa liệu có được cộng đồng xung quanh công nhận là một nhân tố trong cuộc sống này? Câu châm ngôn không chỉ vẽ ra một viễn cảnh tương lai tốt đẹp cho những người sống cuộc đời hữu ích, mà trên hết đó còn là một chân lí sống mang tính khẳng định: Hãy sống đẹp! Vậy tôi và bạn phải làm gì để thực hiện được trọn vẹn và đầy đủ khái niệm sống cao quý ấy? Sống đẹp nghĩa là sống biết cống hiến. Bạn và tôi hãy phả vào cống hiến một hơi thở của cuộc sống sẽ thấy hết giá trị của sự cống hiến. Trong cuộc sông thôi thúc nghĩ cho người khác chứ không cá nhân, ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình Hãy sống có mục tiêu, có lí tưởng hợp lí, vừa sức và hài hòa giữa các giá trị Giá trị vật chất, giá trị nhân vân, giá trị tinh thần,... phải thực sự hài hòi trong quan hệ tương tác. Còn riêng tôi và bạn, chúng ta hãy đem tài năng va đạo đức của mình để cống hiến cho xã hội, hãy đem tất cả năng lực trí thức nhân cách sẵn có để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.Với gia đình ta sẽ bằng tất cả tình thương và trách nhiệm của tâm hồn, chăm lo cho ba mẹ, ông bà, anh chị em... Và với riêng bản thân, mỗi chúng ta phải không ngừng rèn luyện, trau dồi năng lực, nhân cách, nghiêm khắc với chính mình Như thế ở thì tương lai xa kia, tôi và bạn sẽ cùng nở một nụ cười “ra đi” trọn vẹn và hạnh phúc nhất.

Vâng! Câu nói của Bailey đã một lần nữa khẳng định giá trị của cuộc sống hữu ích, cuộc sống đẹp đôi với mỗi chúng ta.. Đó là một quan niệm tốt, một triết lí cao quý giữa cuộc đời và hơn hết đó là hệ quả của tương lai, của ngày mới hạnh phúc. Mỗi chunhs ta hãy ra sức phấn đấu học tập và tích cực rèn luyện bản thân trong bất cứ môi trường khắc nghiệt nào, để những trái tim sẽ mãn nguyện vì đã hoàn thành sự sông thiêng liêng cuộc đời này - cuộc sống hữu ích!

Suy nghĩ về câu nói của Khổng tử: Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười mẫu 3

Sống và cách sống luôn là nỗi trăn trở của nhân loại. Suy ngẫm và trả lời cho vấn đề này, Bailey đã đưa ra một lời nhận định đầy ý nghĩa về cách sống mà đến hôm nay vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng tư tưởng của nhân loại: “Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người xung quanh bạn cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn cười”.

Con người ta vốn dĩ quen với tiếng cười khi họ được và quen với những giọt nước mắt khi họ mất. Nhưng đến với Bailey cái quan niệm đó dường như không hoàn toàn thật, trong quan niệm của ông, cười và khóc gắn với tình cảm và hạnh phúc. “Mượn” nụ cười và tiếng khóc, Bailey đã đưa đến một bài học làm mọi người thật thấm thía. Khi bạn được sinh ra, bạn được tạo hóa ban tặng cho quyền sống, quyền làm người thì bạn lại khóc. Và đến khi về với đất mẹ, khi bạn trao trả lại cuộc sống thì bạn cười. Ngược lại họ đón chào tiếng khóc của bạn bằng những nụ cười trìu mến, và khóc thương thật lòng trên nụ cười mãn nguyện của bạn. Tiếng khóc mở đầu chính là tiếng khóc đem lại nhiều niềm vui nhất, đó là dấu hiệu sự bắt đầu cuộc đời. Tiếng khóc ấy không những là hạnh phúc của riêng bạn mà còn là niềm hạnh phúc chung của cả những người thân, những người thương yêu bạn. Họ chào đón bạn bằng tất cả tình thương, niềm vui, niềm hân hoan. Và dường như mỗi cá nhân sinh ra đều được khóc và được nhận những tiếng cười thân thiết ấy. Vậy nên chính bạn, chính bản thân bạn hãy cố gắng sống tốt sống theo đúng nghĩa của nó để luôn nhận được những nụ cười, để đến lúc kết thúc phần đời ngắn ngủi của mình, bạn nhận được tình cảm tiếc thương của mọi người và có được hạnh phúc vì mãn nguyện về chính cuộc đời mình. Nụ cười và tiếng khóc, chào đón và tiếc thương cùng những hạnh phúc được gửi trọn vào dòng đời của mỗi người để mở ra một cái nhìn về hướng tươi đẹp của cuộc đời sống có ích, có ý nghĩa để đáp lại tình cảm mình nhận được và đem đến hạnh phúc cho mình, cho người mình yêu quý.

Đặt chân vào đường đời, một cuộc sống bao la với bao điều chưa biết đến, luôn có thể nuốt chửng bạn bất cứ lúc nào. Để sống vừa lòng mình và vừa lòng mọi người là điều rất khó, bạn phải tập trung, hòa mình vào cộng đồng, phải chuẩn bị cho mình một hành trang đạo đức, để cách sống của bạn không bị bóp méo bởi xã hội mà bạn đang sống. Thật vậy, nếu bạn không giữ được mình ở một khoảng cách nhất định, bạn sẽ luôn bị chao đảo giữa hiện thực và ước mơ, luôn phải chạy theo bên lề những xa hoa, tráng lệ. Không biết vừa lòng với cuộc sống thực tại thì bạn không thể là chính bạn, và sẽ dễ dàng đánh mất sự tôn trọng của mọi người xung quanh đối với bạn. Như vậy thì làm sao đến khi bạn nhắm mắt có đủ lời tạm biệt chân thành của mọi người.

Cuộc sống xô bồ với bao bộn bề lo toan luôn chứa không ít những cái bẫy vô hình đợi sẵn bạn. Nhưng có người đặt bẫy chắc hẳn phải có người tháo bẫy, vì thế hãy đừng sống quá khép kín, quá e dè và quá đề phòng. Bạn hãy sống theo chính con người thật của bạn, hãy nhìn xem xung quanh bạn còn biết bao người cần bạn giúp đỡ, hãy dang rộng vòng tay để chào đón họ. Và bạn sẽ là một trong những người tháo được nhiều bẫy nhất, và tháo được cái bẫy của chính mình. Đó cũng là cách khiến người gần người hơn, một việc làm nhỏ nhưng cũng đủ làm mọi người nhìn bạn bằng con mắt trân trọng, biết ơn. Vì thế sống không chỉ biết nhận mà còn phải cho đi.

Quả thật có rất nhiều cách sống để người ta xem trọng bạn. Nhưng quan trọng là bạn có thực hiện được cách sống đó không “hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười” đó mới là điều đáng nói. Thời gian trôi đi nhanh và nó không chờ đợi ai cả, sự sống thì không bao giờ biết trước được điều gì và bạn không biết mình sẽ ra đi vào lúc nào. Thế nên bạn hãy lo sống và tận hưởng, hãy làm những gì có ích, những gì tốt đẹp ngay khi có thể và cũng đừng làm gì có tội với mọi người, với cuộc đời để khi ra đi bạn có thể mỉm cười một cách thanh thản và mãn nguyện.

Kết thúc một đời người thì rất dễ, nhưng làm sao ra đi mà vẫn tươi cười được thì thật khó. Dân gian ta có câu: “chết không nhắm mắt”, phải chăng sự ra đi của những người đó là sự ra đi chưa toại nguyện, đằng sau họ vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết, và có lẽ họ chưa nhắm mắt vì họ chưa hoàn thành được tâm nguyện của mình, và cũng có trường hợp họ chết bởi chưa thoát khỏi cái bao của sự giả dối. Như vậy thì làm sao những người đó ra đi mà vẫn cười được, rồi cuộc đời họ sẽ chịu những lát cắt của dư luận, rồi những giọt nước mắt tiếc thương kia sẽ có mấy thật lòng. Bên cạnh đó, ta đã từng nghe câu thành ngữ: “chết vinh còn hơn sống nhục”. Con người ta làm gì cũng phải biết đến điểm dừng, đừng quá ham sống mà đánh mất chính mình. Thà rằng chết để lại tiếng thơm muôn đời, còn hơn sống nhục để làm hại chữ danh thì sự ra đi của bạn mới được người ta nể trọng, rồi họ sẽ khóc thương bạn bằng tất cả niềm thương xót. Và chỉ cần dừng lại ở đó, bạn cũng đủ để cười một cách thanh thản, mãn nguyện rồi.

Cách sống ấy ta đã bắt gặp không ít trong đời sống thật, đó là bắt gặp trong những trang sử hào hùng. Những người anh hùng, chiến sĩ đã ghi tạc tên tuổi của mình bằng sự ra đi anh dũng, họ quên mình vì nước, sống và chiến đấu vì một lí tưởng cao cả. Và họ ra đi trong sự mãn nguyện không hối tiếc và trong ngập đầy nước mắt của nhân dân. Chói lọi trong trang sử ấy là Bác Hồ, vị Cha già dân tộc, cả cuộc đời sống vì dân và chết cũng vì dân. Người sống giản dị, thanh tao, không chút cầu kì tráng lệ. Người đã mở đường cho dân tộc ta tìm được ánh sáng tự do, hướng cho dân tộc ta sống vì chính nghĩa, vì con người. Người có một trái tim nhân hậu bao la, trong trái tim ấy chứa đựng hình ảnh của những trẻ thơ không nơi nương tựa, trong trái tim ấy là nỗi xót xa vô vàn về những nỗi khổ đau, mất mát mà nhân dân phải chịu đựng. Và trong trái tim ấy là nơi trú ngụ ngọn lửa thôi thúc về một ngày giành lại độc lập - tự do trên toàn đất nước. Mặc dù ngày ấy chưa đến mà Bác phải ra đi, nhưng Người vẫn luôn hướng về dân tộc, hướng về ngày hạnh phúc ấy. Người mỉm cười với lòng mình vì đã sống không vô ích, và mỉm cười với lòng tin về sự chiến thắng của nhân dân. Đồng lúc với nụ cười ấy, chính là niềm tiếc thương vô cùng của nhân dân cả nước. Nhân dân khóc thương Người Cha già với tất cả lòng kính yêu vô hạn. Đất nước tiếc thương Người – vị lãnh tụ đã hi sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc. Cùng với cách sống cao đẹp như vậy, Các Mác và Lê-nin cũng ra đi mỉm cười và để lại niềm thương xót trong nhân dân Xô viết và nhân dân thế giới,… Như thế, cái chết đến với những con người đó không có gì là đáng sợ, ngược lại với họ như thế là toại nguyện. Họ ra đi thanh thản, nhẹ nhàng vì sự nghiệp vĩ đại đã gần hoàn thành và họ ra đi trong sự luyến thương, yêu kính của toàn dân và nhân loại.

Ngày nay, khi cuộc sống đã hòa bình, khi con người không còn phải lo lắng đến sự thảm khốc của chiến tranh thì có một số người, luôn giành phần lớn thời gian để tập trung suy nghĩ vì mình, sống vì lợi ích cá nhân và có thể làm hại người khác. Vậy mà họ không ngừng mong muốn rằng: khi họ qua đời “mọi người khóc”, còn họ sẽ cười. Mọi người sẽ khóc thương sao được khi họ làm nhiều điều xấu, làm sao khóc nổi khi họ gây tai họa, đe dọa, cướp giật của người khác, khóc làm sao được khi tâm hồn họ không trong sạch, không thể thanh lọc bởi tình người,… Và những kẻ ấy cũng không thể ra đi mà mỉm cười được với lòng mình. Vậy họ chỉ mới làm tròn được một nửa trong quan niệm sống của Bailey “khi sinh ra” họ khóc “còn mọi người xung quanh cười”. Còn vế sau với họ có lẽ không thể thực hiện được.

Có nhiều người nghèo sống rất khổ nhưng họ không bán đứng lương tâm. Họ luôn tìm cách xoay sở để tồn tại nhưng không hề làm chuyện không lương thiện. Họ sống với đúng cuộc sống mà họ được ban tặng, mặc dù khổ nhưng họ đổi lại được niềm vui, và sống với ước mơ nhỏ nhoi là được ra đi trong nước mắt của đồng loại, trong sự thanh thản của lương tri.

Quan niệm sống của Bailey quả thật rất ý nghĩa, có lẽ ông đã đúc kết được ý niệm từ cuộc sống ở đời. Quan niệm ấy là một lời nhắc nhở về cách sống, cách làm người. Chỉ bằng hai câu ngắn gọn nhưng lại chứa đầy hàm súc khiến con người ta không khỏi băn khoăn về lối sống của chính bản thân mình. Quan niệm đó còn là thước đo để gọt rũa tâm hồn. Bởi nếu muốn sống cho hoàn chỉnh, muốn nhận được tiếng cười chào đón lẫn tiếng khóc thật lòng thì bạn cần phải xem lại cách sống của mình, cách đón nhận những người xung quanh, thử xem mình đã đủ điều kiện để có tiếng cười và tiếng khóc ấy chưa. Hãy chỉnh sửa cách nhìn nhận với mọi người cho đúng, và tập cách quan tâm giúp đỡ người khác, hãy để mình là một thành viên mà xã hội cần, là một người không thể thiếu trong cái gia đình nhỏ và một đại gia đình chung - nơi mà mọi người luôn chào đón bạn.

Tiếng khóc đầu tiên là tiếng khóc bắt đầu, cũng là tiếng khóc hạnh phúc nhất. Nụ cười cuối cùng là nụ cười kết thúc, cũng là nụ cười quan trọng nhất. Bởi nụ cười đó là cách chứng tỏ phương châm sống của bạn, bạn chỉ cười được khi bạn đã toại nguyện, chỉ cười được khi lương tâm bạn trong sáng, chỉ hoàn thành được khi bạn đã hoàn thành quỹ sống có ích của mình và chỉ cười được khi bạn biết mọi người xung quanh khóc thương bạn. Như vậy, ngay bây giờ, khi bạn đã có nụ cười của mọi người xung quanh rồi, thì hãy mau mau “sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười”.

--------------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ về câu nói của Khổng tử: Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc. Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn tại các mục sau soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm và chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bài tiếp theo: Suy nghĩ của em về chân dung biếm họa của từng người trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân

Đánh giá bài viết
6 25.002
Sắp xếp theo

Học tốt Ngữ Văn lớp 11

Xem thêm