Nghị luận xã hội về tính lễ độ của con người
Nghị luận về tính lễ độ của con người
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về tính lễ độ của con người để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé.
Dàn ý nghị luận xã hội về tính lễ độ của con người
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính lễ độ của con người.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người với người khác; biết coi trọng người khác trong giao tiếp. Lễ độ còn là sự tôn trọng, quý mến, niềm nở của mình đối với mọi người xung quanh.
→ Lễ độ là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện mình cũng như rèn luyện một nếp sống tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
Lễ độ là biểu hiện sâu sắc nhất của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp hơn. Người biết lễ độ luôn được người khác yêu mến, tôn trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.
Việc sống lễ độ sẽ giúp con người xây dựng một cuộc sống văn minh hơn, tốt đẹp hơn, nơi con người được tôn trọng, yêu thương. Sống lễ độ cũng góp phần giúp đạo đức của con người trở nên tốt đẹp hơn.
Người sống lễ độ là những người sống nhã nhặn, lịch sự với mọi người, nói lời nhỏ nhẹ trong giao tiếp, ngôn ngữ trong sáng và hành vi đúng mực. Họ cũng là những người sống cung kính, lễ phép với người lớn tuổi, nhường nhịn, khoan dung với người nhỏ tuổi; không xúc phạm, lăng mạ danh dự hay xâm hại, bạo lực thân thể người khác.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống lễ độ, lễ phép với mọi người để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người sống thiếu lễ độ, hợm hĩnh hơn người, tự xem mình là nhất. Lại có hành động lỗ mãng, lời nối dung tục, xem thường người khác, xúc phạm, xâm phạm, sỉ nhục người khác... Những người như thế thật đáng chê trách và cần thay đổi bản thân, sống lễ độ với mọi người.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính lễ độ của con người; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Nghị luận về tính lễ độ của con người mẫu 1
Chúng ta để hoàn thiện bản thân và trở thành người tốt thì cần học tập, rèn luyện bản thân từng ngày. Một trong những đức tính tốt đẹp mà ta cần rèn luyện cho bản thân để trở thành người tốt đó chính là tính lễ độ. Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người với người khác; biết coi trọng người khác trong giao tiếp. Lễ độ còn là sự tôn trọng, quý mến, niềm nở của mình đối với mọi người xung quanh. Lễ độ là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện mình cũng như rèn luyện một nếp sống tốt đẹp hơn. Lễ độ là biểu hiện sâu sắc nhất của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp hơn. Người biết lễ độ luôn được người khác yêu mến, tôn trọng và giúp đỡ trong cuộc sống. Việc sống lễ độ sẽ giúp con người xây dựng một cuộc sống văn minh hơn, tốt đẹp hơn, nơi con người được tôn trọng, yêu thương. Sống lễ độ cũng góp phần giúp đạo đức của con người trở nên tốt đẹp hơn. Người sống lễ độ là những người sống nhã nhặn, lịch sự với mọi người, nói lời nhỏ nhẹ trong giao tiếp, ngôn ngữ trong sáng và hành vi đúng mực. Họ cũng là những người sống cung kính, lễ phép với người lớn tuổi, nhường nhịn, khoan dung với người nhỏ tuổi; không xúc phạm, lăng mạ danh dự hay xâm hại, bạo lực thân thể người khác. Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người sống thiếu lễ độ, hợm hĩnh hơn người, tự xem mình là nhất. Lại có hành động lỗ mãng, lời nối dung tục, xem thường người khác, xúc phạm, xâm phạm, sỉ nhục người khác... Những người như thế thật đáng chê trách và cần thay đổi bản thân, sống lễ độ với mọi người. Là người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, ta cần nỗ lực học tập cũng như hoàn thiện bản thân, biết sống lễ độ, chan hòa với những người xung quanh để cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của cuộc sống. Cuộc sống quá ngắn để bỏ lỡ bất cứ giây phút nào để hoàn thiện bản thân. Hãy nỗ lực từng ngày để bản thân tốt hơn, trở nên có ích cho xã hội.
Nghị luận về tính lễ độ của con người mẫu 2
Một trong phẩm chất cao quý nhất của con người đó là tính lễ độ. Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. Người sống biết lễ độ thường rất tôn trọng, quý mến, niềm nở đối với mọi người xung quanh. Họ luôn biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi đối với người khác. Bởi thế, họ thường được mọi người yêu mến, tôn trọng và giúp đỡ. Lễ độ chính là biểu hiện sâu sắc nhất của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp hơn. Thái độ ứng xử có văn hóa, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội luôn mang lại niềm vui trong cuộc sống. Ngược lại, ta vẫn thường thấy nhiều người không biết lễ độ. Họ thường tỏ ra kiêu căng, hợm hĩnh, khinh thường người khác, đề cao bản thân quá mức, coi trọng vật chất hơn tình nghĩa. những người như thế thật đáng chê trách. Học sinh rất cần rèn luyện tính lễ độ. Phải biết kính trên nhường dưới, lịch sự lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi hơn mình, không vô lễ, xúc phạm người khác, xây dựng lối ứng xử, lối sống hiền hòa, giàu tình yêu thương, đoàn kết, gắn bó với mọi người. Rèn luyện tính lễ độ, cùng chung tay góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Sống mà không biết lễ độ chẳng khác nào tự đánh mất phẩm chất đáng quý của mình.
Nghị luận về tính lễ độ của con người mẫu 3
Muốn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống con người phải rèn luyện được ở mình nhiều phẩm chất, đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là tính lễ độ.
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
Lễ độ là thái độ đúng mực, đúng với lễ nghi dân tộc, biết coi trọng người khác trong giao tiếp. Lễ độ còn là sự tôn trọng, quý mến, niềm nở của mình đối với mọi người xung quanh. Biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi đối với người khác trong đời sống hằng ngày.
Học sinh là những người nhỏ tuổi, chưa hình thành hoặc chưa khẳng định được các phẩm chất đạo đức cao cả. Ở vị trí xã hội thấp, học sinh cần phải lễ độ với người lớn tuổi hơn mình.
Tính lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức. Nó giúp cho mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp hơn. Người biết lễ độ luôn được người khác yêu mến, tôn trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.
Sống lễ độ là lối sống cao đẹp rất được trân trọng. Biết cung kính người trên, hiền hòa với người dưới là góp phần chung tay làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.
Mỗi học sinh phải rèn luyện được ở mình tính lễ độ. Trước hết là ra sức học tập tốt, rèn luyện nhân cách, nhân phẩm tốt đẹp.
Biết sống nhã nhặn, lịch sự với mọi người. Cung kính, lễ phép với người lớn tuổi. Nhường nhịn, khoan dung với người nhỏ tuổi. Sống tôn trọng các nguyên tắc chung trong tập thể và trong cộng đồng.
Biết nói lời nhỏ nhẹ trong giao tiếp. Ngôn ngữ trong sáng, hành vi đúng mực và tuân thủ nội quy trường học ,lớp học. Không tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn hay xem thường người khác. Không xúc phạm, lăng mạ danh dự hay xâm hại, bạo lực thân thể người khác.
Kiên quyết nhắc nhở, phê phán các hành vi thiếu lễ độ trong lớp học và trong đời sống. Ra sức giúp đỡ bạn bè ràn luyện bản thân ngày càng tốt đẹp và tiến bộ hơn.
Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người sống thiếu lễ độ. Họ tỏ ra hợm hĩnh hơn người, tự xem mình là nhất. Họ thường có hành động lỗ mãng, lời nối dung tục, xem thường người khác. Không những thế, họ còn xúc phạm, xâm phạm, sỉ nhục người khác. Bởi thế, họ thường bị mọi người khinh thường và xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.
Sống có lễ độ là sống phù hợp với văn hóa dân tộc. Mỗi học sinh phải tự rèn luyện cho mình tính lễ độ để trở thành người tốt đẹp, góp phần xây dựng văn hóa xã hội.
Bác Hồ từng nói: “Người có tài mà không có đức thường trở thành kẻ phá hoại”. Họ thường là kẻ kiêu căng, lỗ mãn, nhất định sẽ thất bại trong cuộc sống này. Ai có tính lễ độ thường nhận được rất nhiều tình yêu thương từ người khác và rất dễ thành công trong cuộc sống.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về tính lễ độ của con người. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...