Dàn ý cho đề bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước
Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước
Văn mẫu lớp 11: Dàn ý cho đề bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
- Bình luận câu tục ngữ "Một điều nhịn là chín điều lành”
- Cảm nghĩ về vẻ đẹp con người qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
1. Dàn ý cho đề bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước mẫu 1
Mở bài: Giới thiệu
Thân bài:
(1) Khái quát chung
- Ngôn ngữ dân tộc là gì? Là tiếng nói, là ngôn ngữ viết của một dân tộc. Cụ thể ở đây là dân tộc VN
- Ngôn ngữ dân tộc mang những nét đặc trưng gì? 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam có ngôn ngữ riêng và nền văn hóa truyền thống đặc sắc của mình
- Thơ nôm
- Một vài nét về Hồ Xuân Hương:
+ Khái quát cuộc đời
+ Tài năng
+ Một số bài thơ tiêu biểu
+ Cách sử dụng ngôn ngữ trong thơ của HXH và tiêu biểu là gì?
- Một vài nét về tác phẩm tự tình II hoặc Bánh trôi nước (Ở đây mình phân tích trong bánh trôi nước và liên hệ tới tự tinh II)
(2) Phân tích
- Khái quát nội dung của bài thơ bánh trôi nước
- BÁNH TRÔI NƯỚC
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
- Đây là một bài thơ đa nghĩa
- Liên hệ qua một số nét đặc trưng của ngôn ngữ VN:
- Ngôn ngữ: Tự nhiên
- Sử dụng thành ngữ
- Một số từ ngữ mang đậm chất Việt : Rắn nát, tấm lòng son
- Nghệ thuật : Rất dân tộc
- Tài năng của một bà chúa thơ nôm
- Liên hệ tu tình II:
3. (Bình luận)
- Khả năng đi vào lòng người của tác phẩm
- Việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc có tác dụng gì?
- Thể hiện tài năng gì của HXH?
Kết bài: khẳng định
2. Dàn ý cho đề bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước mẫu 2
a) Phân tích đề
- Đề bài này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
- Yêu cầu về nội dung: Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương.
- Yêu cầu về hình thức: Phạm vi dần chứng là những từ ngữ giản dị, thuần Việt, những câu thơ sáng tạo từ kho tàng thành ngữ, ca dao trong hai bài thơ. Thao tác nghị luận là phân tích, cảm nghĩ, khái quát.
b) Lập dàn ý
Các ý cần trình bày là:
- Ngôn ngữ dân tộc trong hai bài thơ Bánh trôi nước và Tự tình (bài II) được thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt, hài hoà trong:
+ Việc nâng cao một bước khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học.
+ Sử dụng nhiều từ ngữ thuần Việt.
+ Vận dụng nhiều ý thơ trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao,...
- Cảm nghĩ: Sự sáng tạo táo bạo góp phần khẳng định vị thế rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương trong làng thơ Nôm nói riêng và trong văn học trung đại nói chung. Phải chăng chính bởi vậy mà Xuân Diệu đã mệnh danh thi sĩ là Bà Chúa thơ Nôm.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Dàn ý cho đề bài: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua bài thơ Bánh trôi nước. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính của bài để xây dựng cho mình một dàn ý rồi đúng không ạ. Bài viết gửi tới bạn đọc 2 mẫu dàn ý. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn nhé. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập, VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc một số tài liệu được chúng tôi biên soạn và tổng hợp, mời các bạn tham khảo thêm các môn Toán lớp 11, Hóa học lớp 11, Vật lý lớp 11...
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé
Bài tiếp theo: Dàn ý: Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng. Em có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên