Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
ch: chông chênh, chăm chỉ, chong chóng, chồng chất,...
tr: trăng trắng, tròn trịa, trốn tránh, tròn trĩnh. trơn tru,..
ăn:khăn mặt,bắn súng,may mắn,đồ ăn.....
ăng:mặt trăng,lắng nghe,tung tăng.....
oat:hoạt hình,hoạt động....
oăt:thoăn thoắt,loặt choặt....
Các bước viết văn nghị luận :
A Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nêu
B Thân bài
- Giải thích vấn đề
- Nêu hiện trạng (ví dụ) liên quan đến vấn đề
- Nguyên nhân dẫn đến
- Hậu quả xảy ra
- Giải pháp
- Bài học rút ra
C Kết bài
Nêu cảm nghĩ của bản thân về vấn đề/hiện tượng được nêu
Xem thêm...-Nêu được cách cư xử của Mạnh : Cảm thông , chia sẻ và tôn trọng với những người bất hạnh , kém may mắn
-Nếu là Mạnh thì em cũng sẽ làm như bạn bởi vì chỉ có tình yêu mới làm rung động trái tim con người , từ trái tim mới chạm đến trái tim vì vậy hành động của Mạnh đã khiến cậu như lớn hơn , chững chạc hơn , tấm lòng bao dung , yêu thương con người của cậu vì thế mà rộng ra mãi
- Từ đồng nghĩa: sung sướng, vui sướng, mãn nguyện, toại nguyện…
- Từ trái nghĩa: bất hạnh, đau khổ, đau buồn, sầu thảm, bi thảm, tuyệt vọng…
Chúng ta thấy rất nhiều người dùng “quí vị” hoặc “quý vị” trong sách vở, trên báo chí. Chữ nào đúng, chữ nào sai, hoặc cả hai đều đúng?
Khi “i” ngắn hoặc “y” dài không đứng chung với bất cứ nguyên âm nào, chúng ta có thể “tùy ý” dùng chữ nào cũng được. Chỉ có con mắt của chúng ta thấy thay đổi chứ cả âm thanh lẫn ý nghĩa của nó không thay đổi. Thí dụ: bác sĩ hoặc bác sỹ, li kì hay ly kỳ, và bé tí hay bé tý. Nhiều người chủ trương dùng “i” ngắn trong mọi trường hợp. Ngược lại, nhiều người chủ trương dùng “y” dài cho tất cả. Cũng có người dùng cả hai tùy theo con mắt họ thường thấy không “chói mắt”.
Có người lúc này viết hy sinh, và lúc khác lại viết hi sinh. Tuy nhiên, khi nguyên âm “u” đứng chung với một nguyên âm thứ hai, âm thanh và nghĩa của chúng nó hoàn toàn thay đổi. Đôi khi chúng ta hãy xem nguyên âm “i” hoặc “y” đứng chung với nguyên âm “a”. Tay khác với tai, vay khác với vai, váy khác với vái, may khác với mai, hay khác với hai, thay khác với thai, khái khác với kháy, bay khác với bai, xảy khác với xải, và phẩy khác với phải.
Bây giờ, xin chúng ta quan sát nguyên âm “i” hoặc “y” đứng với nguyên âm “u”. Âm thanh và ý nghĩa của chúng nó cũng hoàn toàn thay đổi.
👉 Tuy khác với tui;
👉 an ủi chứ không ai gọi an ủy;
👉 ủy lạo chứ không ai nói ủi lạo;
👉 trung úy chứ không ai nói trung úi,
👉 say túy lúy chứ không ai nói say túi lúi.
👉👉 Tên Thanh Thúy rất hay, nhưng nếu nói dùng “i” ngắn hay “y” dài cũng được là không đúng. Nếu dùng “i” ngắn cho cái tên đẹp đẻ đó, nó sẽ trở thành “Thanh Thúi” chẳng còn thanh tao chút nào.
Cũng như ở trên, vị tiến sĩ ấy không chấp nhận tên “Thụi” thay cho tên “Thụy”.
Bây giờ, chúng ta thử ráp vần :
👉 Tờ (t) úi là túi;
👉 bờ (b) úi là búi;
👉 thờ (th) úi là thúi; 👉 Lờ (l) úi là lúi;
👉 rờ (r) rúi là rúi;
👉 và quờ (q) úi là ...
Xin hãy lắp lại : Quờ (q) úi là ...? Nó không thể có âm là quý được phải không? Chữ “quí” nầy có âm nhưng không có nghĩa. Vì vậy, chúng ta có nên dùng "quí vị" không?
👉👉👉 Tôi thiển nghĩ rằng chúng ta phải dùng “y” dài cho : Quy, quỳ, quý, quỵ, quỷ, và quỹ.
Xem thêm...Từ đồng nghĩa với từ "tài giỏi" là: xuất chúng, tài ba, tài hoa, tài tình,...
-Từ đồng nghĩa với từ "dũng cảm"là: gan dạ, mạnh mẽ, can đảm, anh dũng, quả cảm, gan lì, bạo gan, gan góc,...
-Từ trái nghĩa với từ "Tài giỏi" là: kém cỏi, thất bại,...
-Từ trái nghĩa với từ "Dũng cảm"là: yếu đuối, hèn nhát, nhút nhát, yếu mềm, nhát gan,...
Em đang sinh hoạt ở “Sao Nhi đồng” nhưng chỉ còn vài tháng nữa thôi chắc chắn em sẽ được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Cuốn “Điều lệ” của Đội được em nâng niu và tìm hiểu mỗi ngày. Càng đọc, em càng thấy thích thú và tự nhủ mình phải phấn đấu hơn nữa để trở thành một đội viên ưu tú.
Qua Điều lệ của Đội em được biết: Đội được thành lập ngày 15 -5 - 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng, một tỉnh phía Bắc của nước ta, giáp biên giới Việt - Trung. Lúc đầu, Đội mang tên “Đội Nhi đồng cứu quốc”, tập hợp những thiếu niên có độ tuổi từ chín đến mười bốn sinh hoạt trong các chi đội Thiếu niên Tiền phong. Khi mới thành lập Đội chỉ có năm đội viên. Đội trưởng là anh Nông Văn Dền, bí danh là Kim Đồng và bốn đội viên khác gồm các anh các chị: Nông Văn Thàn bí danh là Cao Sơn, Lí Văn Tịnh bí danh là Thanh Minh, Lí Thị Mì bí danh là Thủy Tiên và chị Lí Thị Xậu bí danh là Thanh Thủy. Từ khi thành lập đến nay, Đội đã trải qua bốn tên gọi khác nhau: Đội Nhi đồng cứu quốc (1941); Đội Thiếu nhi tháng Tám (1951), Đội Thiếu niên Tiền phong (1956); Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (1970). Tượng trưng cho tổ chức Đội là huy hiệu măng non được vẽ trên nền cờ Tổ quốc. Huy hiệu ấy luôn được các đội viên đeo trên ngực mình cùng với chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai mỗi khi đến lớp. Bài hát truyền thống của Đội do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác với tên gọi là “Đội ca” luôn cất lên hùng tráng và trang nghiêm trong những ngày hội lớn của trường chính là niềm tự hào của chúng em. Từ ngày thành lập Đội cho đến nay đã có nhiều phong trào thi đua phát động theo lời dạy của Bác Hồ “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”. Tiêu biểu nhất là các phong trào: "Công tác Trần Quốc Toản” năm 1947. Phong trào “Kế hoạch nhỏ” năm 1960; phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt” năm 1981.
Xem thêm...Mỗi câu chuyện, mỗi hình ảnh mang một bài học riêng. Hình ảnh loài kiến trải qua những khó khăn, gian khổ mang đến cho con người bài học về sự kiên trì và tư duy tích cực. Cuộc sống vốn là chuỗi khó khăn thử thách mà con người cần vượt qua. Chúng ta muốn thành công trước hết cần phải biết vượt qua những khó khăn đó, biến chúng thành bài học cho riêng mình.
Từ chỉ sự vật là những từ chỉ con người, con vật, cây cối, đồ vật...
Ví dụ như:
- Chị gái, mái tóc, hàm răng, bàn tay, đôi mắt...
- Chú mèo, chim sẻ, quả trứng, đôi cánh, chiếc mỏ, móng vuốt...
- Cây bàng, quả mít, hoa lan, rễ tre...
- Cái bàn, cốc nước, chân ghế, hộc tủ, bánh xe...
1. Phân tích đề
- Yêu cầu đề bài: thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, vai trò của cây lúa nước
- Đối tượng làm bài: cây lúa nước
- Phương pháp làm bài: thuyết minh, miêu tả
2. Các luận điểm chính cần triển khai
Luận điểm 1: Đặc điểm, hình dạng, kích thước của cây lúa
Luận điểm 2: Các giai đoạn trồng lúa
Luận điểm 3: Vai trò của cây lúa và hạt gạo
Câu hỏi 1. Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy?
Gợi ý:
- Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hoá thế giới. Người có một vốn tri thức về văn hoá nhân loại râ't sâu rộng. Người am hiểu sâu sắc về văn hoá các dân tộc và văn hoá thế giới. Sự hiểu biết về văn hoá thế giới hoà quyện với gốc văn hoá dân tộc đã tạo cho Người một nhân cách lớn, một lốĩ sô'ng bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mđi, rất hiện đại.
- Vốn tri thức văn hoá đó của Hồ Chí Minh có được là nhờ Người đã nắm vững nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Nga, Hoa,... Điều này đã tạo thuận lợi cho Người khi tiếp xúc với văn hoá nhiều nước trên thế giới, vốn tri thức văn hoá mà Người có được còn do Người đi nhiều nơi trong cuộc hành trình gian nan tìm đường cứu nước. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của đất nưđc đó, vùng đâ't đó. Sự tiếp xúc, tìm hiểu, học hỏi về văn hoá của Người rất sâu sắc. Người luôn có ý thức chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại và không bị ảnh hưởng một cách thụ động.
Câu hỏi 2. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
Gợi ý:
Lối sông bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh được thể hiện chủ yếu qua đời sống sinh hoạt vô cùng giản dị của Người.
- Nơi ở của Người chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc đơn sơ, mộc mạc: "chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ”, "chiếc nhà sàn đó cũng chí vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc vù ngủ".
- Trang phục của Người rất bình dị (bộ quần áo bà ba màu nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp,...), tư trang ít ỏi (chiếc va li với vài bộ quần áo và vài vật kỉ niệm).
- Việc ăn uống của Người cũng hết sức đạm bạc, chỉ có những món ăn dân dã quen thuộc của quê hương (cá kho, rau luộc, cà muối, dưa ghém, cháo hoa,...).
Câu hỏi 3. Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
Gợi ý:
Lối sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn rất mực thanh cao. Đó không phải là lối sống khắc khổ của cảnh nghèo khó; cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, khác người. Lối sống của Bác là lối sống theo một quan niệm thẩm mĩ: vẻ đẹp giản dị và tự nhiên. Nét đẹp của lối sống này chính là lối sống rất Việt Nam, cách sống cỏa các nhà hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,...
Câu hỏi 4. Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
Gợi ý:
- Có sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.
- Có sự học tập không ngừng, tiếp thu có chọn lọc.
- Lối sống giản dị mà thanh cao trong mọi mặt: nhà ở, trang phục, ăn uống, tư trang.
Luyện tập:
Đọc kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Đất nước giải phóng, hòa bình lập lại, trở về Thủ đô, là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn giữ nếp sống ấy.
Tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, vào mùa hè nắng chang chang, trời oi ả, Bác vẫn đi bách bộ ra tận đình Hội đồng (Hội đồng Chính phủ hay họp ở ngôi đình cổ này) cách ba, bốn trăm mét. Mồ hôi ra ướt áo. Trời quá nóng bức, bác sĩ Lê Văn Mẫn đi bên cạnh quạt cho Bác. Lúc đầu vì chưa chuẩn bị nên bác sĩ mang theo quạt lông chim, Bác phê bình nhẹ nhàng: Chú làm như ở trong triều ấy. Thấy vậy, ông vội cất đi. Khi Bác đi qua bụi cọ ông nghĩ ra cách cắt mảnh lá cọ làm quạt, chắc Bác vừa ý.
Quạt lá cọ có cái tiện là nếu đầu tua rách thì cắt bớt đi. Ngày hôm sau ông đã có quạt lá cọ đi phe phẩy bên cạnh Bác. Sau khi đi bách bộ xong Bác bảo để quạt lại cho Bác. Về sau ở trong cơ quan xuất hiện rất nhiều quạt lá cọ. Bác sợ lạc mất quạt của mình nên châm thuốc lá vào quạt làm dấu. Bác cũng dùng quạt giấy, nhưng quạt giấy có nhược điểm là lúc mới có mùi hôi, khó chịu, lúc cũ hay gẫy nan. Theo ý Bác ông đã phải làm nẹp băng dính mấy nan gẫy rồi, nhưng Bác không chịu cho thay cái mới.
Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: dưa, cà, cá quả kho đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động đang sống khó khăn.
Bữa sáng Bác ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả cà để cùng vào một chiếc đĩa con. Một đĩa thịt nhỏ xào và một bát canh chua. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa. Vào ăn Bác dự liệu nếu ăn không hết thì Bác san canh sang bát con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong tự Bác xếp lại đĩa to, đĩa con, bát to, bát con, để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa cơm chiều cũng tương tự như bữa cơm trưa.
Câu chuyện trên đây là bài học quý về tiết kiệm, về sự tôn trọng con người và đồng cảm với nhân dân lao động của Bác Hồ kính yêu.
Xem thêm...