Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
Cách gieo vần chân:
Vần chân là hình thức gieo vần được sử dụng phổ biến nhất trong thơ ca. Vần chân thường được gieo vào cuối dòng thơ và có tác dụng đánh dấu cho sự kết thúc của dòng thơ, từ đó tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các dòng thơ.
Ví dụ 1:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
-> Gieo vần chân: ơi - vơi
Ví dụ 2:
"Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng gieo bụi"
(Xuân Diệu)
-> Gieo vần chân: hàng - trang
Cách gieo vần lưng
Vần lưng là vần thường được gieo ở giữa dòng thơ. Vần lưng được xem là một hiện tượng đặc biệt của vần luật Việt Nam. Điều đó đã làm giàu thêm nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Nam.
Ví dụ 1:
"Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát"
-> Gieo vần lưng: xưa - trưa
Ví dụ 2:
"Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hát không biết mỏi."
-> Gieo vần lưng: veo - gieo
Xem thêm...Bạn vào link sau đây xem nhé: Chủ điểm Ngôi nhà thứ hai xem ở tuần 12, 13 ạ:
Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
ch: chông chênh, chăm chỉ, chong chóng, chồng chất,...
tr: trăng trắng, tròn trịa, trốn tránh, tròn trĩnh. trơn tru,..
ăn:khăn mặt,bắn súng,may mắn,đồ ăn.....
ăng:mặt trăng,lắng nghe,tung tăng.....
oat:hoạt hình,hoạt động....
oăt:thoăn thoắt,loặt choặt....
a) Đánh giá cao: ước mơ cao cả, ước mơ đẹp đẽ, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng
b) Đánh giá không cao ước mơ nho nhỏ
c) Đánh giá thấp ước mơ kì quặc, ước mơ viển vông, ước mơ dại dột
Đây là Lời của Bác Hồ.
Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Cụ thể ở đây là Bác Hồ.
Câu chuyện cổ và văn học dân gian là những tư liệu lưu giữ những giá trị nhân đạo, truyền thống quý báu của dân tộc ta. Việc của chúng ta là phát huy những truyền thống ấy, sống yêu thương, tạo nên những ý nghĩa, tô điểm cho cuộc đời. Con người nếu không có những nét văn hóa của thế hệ đi trước sẽ trở nên hoang mang, mất định hướng. Văn học không chỉ nuôi dưỡng tâm hồn con người mà còn là nền tảng để chúng ta sống cuộc sống hiện tại và tương lai.
Hè đến, cánh đồng lúa thay màu áo mới màu vàng tươi như tấm thảm khổng lồ trải dài tít tắp đến tấn chân trời. Những bông lúa cong cong uốn mình với những hạt thóc căng tròn, nặng trĩu. .Thấp thoáng trên cánh đồng là những chiêc nón trắng của các bác nông dân đang làm việc vất vả trên cánh đồng. Tay niềm tay hái đưa thoăn thoắt không biết mệt mỏi. Những giọt mồ hôi lấm tấm rơi trên khuôn mặt các cô, các bác nhưng tiếng cười iếng nói vẫn vang vọng bời một vụ mùa bội thu xóa tan đi cái nắng hè oi ả. Nhìn thấy sự vất vả các các cô các bác em lại chợt nhớ đến câu ca dao:" Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" từ đó càng thêm trân quý hạt cơm, hạt gạo hơn.
Hoán dụ: Tay niềm tay hái - chỉ những người nông dân (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật)
Xem thêm...Nghĩa gốc | Nghĩa chuyển |
Đôi mắt của bé mở to. | Quả na mở mắt. |
Bé đau chân. | Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. |
Khi viết, em đừng nghẹo đầu. | Nước suối đầu nguồn rất trong. |
Phân tích ngoại hình nhân vật sẽ gồm nhiều yếu tố khác nhau để làm rõ hình tượng nhân vật đó. Để tổng kết lại 3 bước phân tích ngoại hình nhân vật thì đầu tiên nên đánh giá khái quát chung ngoại hình của nhân vật đó để người đọc có thể hình dung ra dáng vẻ của nhân vật.
Tiếp theo đi vào miêu tả chi tiết ngoại hình, những bộ phận cơ thể. Mình thấy mục này nhiều bạn miêu tả hay bị chung chung như: đôi mắt to tròn, sống mũi cao,… cái này mỗi người có một đặc điểm khác nhau, các bạn cần cố gắng quan sát và miêu tả theo ngoại hình của nhân vật.
Cuối cùng nên vận dụng những biện pháp nghệ thuật để đánh giá lại vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật, làm cho nhân vật nổi bật được cá tính của mình.
Xem thêm...Câu nói trực tiếp là:
a) “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
b) “Em luôn luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”
=> Từ “lầu” trong câu thơ trên được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Nó muốn nhấn mạnh ý nghĩa trong việc gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ “lầu” mục đích là nhằm đề cao cái tổ đó.
– Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì
=> Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt