Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
Cách gieo vần chân:
Vần chân là hình thức gieo vần được sử dụng phổ biến nhất trong thơ ca. Vần chân thường được gieo vào cuối dòng thơ và có tác dụng đánh dấu cho sự kết thúc của dòng thơ, từ đó tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các dòng thơ.
Ví dụ 1:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
-> Gieo vần chân: ơi - vơi
Ví dụ 2:
"Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng gieo bụi"
(Xuân Diệu)
-> Gieo vần chân: hàng - trang
Cách gieo vần lưng
Vần lưng là vần thường được gieo ở giữa dòng thơ. Vần lưng được xem là một hiện tượng đặc biệt của vần luật Việt Nam. Điều đó đã làm giàu thêm nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Nam.
Ví dụ 1:
"Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát"
-> Gieo vần lưng: xưa - trưa
Ví dụ 2:
"Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hát không biết mỏi."
-> Gieo vần lưng: veo - gieo
Xem thêm...Bạn vào link sau đây xem nhé: Chủ điểm Ngôi nhà thứ hai xem ở tuần 12, 13 ạ:
Giáo án Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
ch: chông chênh, chăm chỉ, chong chóng, chồng chất,...
tr: trăng trắng, tròn trịa, trốn tránh, tròn trĩnh. trơn tru,..
ăn:khăn mặt,bắn súng,may mắn,đồ ăn.....
ăng:mặt trăng,lắng nghe,tung tăng.....
oat:hoạt hình,hoạt động....
oăt:thoăn thoắt,loặt choặt....
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Truyện ngắn có sự đan xen rất hài hòa giữa tự sự miêu tả và biểu cảm.
+ Bố cục chặt chẽ, thống nhất làm nổi bật chủ đề tác phẩm
+ Miêu tả tâm trạng nhân vật nhẹ nhàng, tinh tế sâu sắc
+ Chạm tới lòng người đọc bằng chính những trải nghiệm cảm xúc chung nhất của bất kì ai trong ngày đầu đi học.
- Sức cuốn hút của tác phẩm:
Làm nên chất men say của tác phẩm có rất nhiều yếu tố nhưng có lẽ chủ yếu là tác giả đã dẫn dắt về một kỉ niệm tuổi thơ trong sáng êm đềm, thân thương mà bất cứ người nào cũng có. Thứ hai, câu chuyện ấy lại được diễn tả bằng ngôn ngữ giàu chất, giàu tính biểu cảm.
Xem thêm...- Hình ảnh so sánh: " Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi … giữa bầu trời quang đãng" -> những cảm nhận trong sáng, hồn nhiên trong ngày đầu đi học.
- "ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang" -> ý thức về sự trưởng thành, tự lập thoáng xuất hiện
- " Trước mắt tôi sân trường làng Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, oai nghiêm… đình làng Hòa Ấp" -> cảm nhận rõ ràng vẻ đẹp, sự oai nghiêm của ngôi trường
- " Họ như những con chim con đứng bên bờ tổ…còn ngập ngừng e sợ" -> sự non nớt, ngỡ ngàng, và cả những khao khát vươn xa của học trò.
- " họ thèm vụng và ước ao thầm… phải rụt rè trong cảnh lạ" -> ước muốn được trưởng thành, cứng cáp.
Xem thêm...Thái độ cử chỉ của ông đốc học, thầy giáo và các phụ huynh:
- Chi tiết hình ảnh:
+ Các phụ huynh: “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi... mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi thật âu yếm... ai cũng chuẩn bị cho con mình áo quần sạch sẽ tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại ông đốc học.”
+ Ông đốc học: “ông đốc học nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động, giọng nói sẽ sàng căn dặn và động viên các em cố gắng học tập... Khi các em khóc giữ lấy chéo áo cánh tay người thân thì ông tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.”
+ Thầy giáo: “Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp.”.
- Ý nghĩa: Tất cả mọi người từ phụ huynh, ông đốc học, thầy giáo trẻ ai ai cũng đều quan tâm, chuẩn bị cho các em giây phút tựu trường thật chu đáo, với thái độ rất dịu dàng, và vô cùng trân trọng.
• Sự quan tâm ấy vừa là trách nhiệm vừa là tấm lòng đã tạo nên môi trường giáo dục trong sáng, tính sư phạm mẫu mực chắp cánh nuôi dưỡng khích lệ tâm hồn trẻ thơ.
Xem thêm...Câu 6:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Phép được sử dụng trong câu: phép nói quá.
- Hàng tre bát ngát: thực tế ở lăng Bác có hàng tre nhưng không quá um tùm, bát ngát mà được gọt tỉa gọn gàng.
Câu 1: “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…… cái thế giới mà mẹ bước vào”. Có thể nói, những cảm xúc đầu tiên về ngày khai trường, đã xếp gọn vào trong miền kí ức của người mẹ trong truyện nói riêng, và cả thực tại mỗi chúng ta.
Khi giặc Pháp vào Gia Định (1859) Nguyễn Đình Chiểu tham gia kháng chiến chống ngoại xâm ở tuyến đầu. Sau sự kiện 20 người binh sĩ tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc ra đi, Nguyễn Đình Chiểu tuân lệnh Đỗ Quang - tuần phủ Gia Định viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để đọc tại buổi truy điệu nghĩa sĩ đã hi sinh tại đây. Ngày nay, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An.
Lão Hạc tuy là một người nông dân nghèo nhưng ở lão lại chứa đựng những phẩm chất đáng quý. Dưới ngòi bút của nhà văn Nam Cao, lão hiện lên có phần khốn khổ, nghèo đói nhưng chưa bao giờ mất đi khí chất thanh cao. Cuộc sống đói nghèo là vậy, lão vẫn dành dụm từng chút cho cậu con trai và không muốn nhờ vả vào sự giúp đỡ của ông giáo để rồi đến bước đường cùng phải ăn bả chó. Qua truyện ngắn lão Hạc, Nam Cao âm thàm thể hiện tình cảm, tấm lòng của mình đến với người nông dân khốn khổ một cách tinh tế và thành công qua những giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo tiêu biểu.
Xem thêm...a) Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông
Nhà vua: Trâm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí
Yết Kiêu: Thần chỉ xin một cài dùi sắt
Nhà vua: Để làm gì?
Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước
b) Thần Đi-ô-ni-dôt mỉm cười ưng thuận
Vua Mi-đá thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa.
Xem thêm...a) Cầu được ước thấy: đạt được điều mình ước mơ, mong muốn.
b) Ước sao được vậy: đạt được điều mình hằng mơ ước.
c) Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường.
d) Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với cái mình đang có, lại mơ tưởng tới những cái không phải là của mình.