Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
huyền trang Văn học Lớp 8

Phép nói quá, nói giảm nói tránh

Em hãy tìm phép nói giảm, nói tránh trong các câu sau:

1.

Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười

2. Tôi và nó luôn như hình với bóng

3. Mặt nó cắt không còn giọt máu

4.

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm

5.

Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu nhiều đắng cay

6.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

(Viếng lăng Bác)

7. Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác Lê-nin, thế giới người hiền

8.

Làng trên xóm dưới xôn xao
Ông trăng sáng nhất trời cao băng rồi

8
8 Câu trả lời
  • Mỡ
    Mỡ

    Câu 1:

    Người sao một hẹn thì nên
    Người sao chín hẹn thì quên cả mười

    Phép được sử dụng trong câu: phép nói quá:

    - Chín hẹn thì quên cả mười: chỉ những người hay quên, hay lỡ hẹn, không giữ lời hẹn với người khác; đồng thời thể hiện sự trách móc, thất vọng của người phải chờ đợi người lỡ hẹn.

    0 Trả lời 07/09/21
    • Batman
      Batman

      Câu 2: Tôi và nó luôn như hình với bóng

      Phép được sử dụng trong câu: phép nói quá:

      - Hình với bóng: để chỉ sự gắn bó, thân thiết không rời của hai người.

      0 Trả lời 07/09/21
      • Sư Tử
        Sư Tử

        Câu 3: Mặt nó cắt không còn giọt máu

        Phép được sử dụng trong câu: phéo nói quá.

        - Cắt không còn giọt máu: thể hiện sự sợ hãi, hoảng hốt đến tột cùng.

        0 Trả lời 07/09/21
        • Bọ Cạp
          Bọ Cạp

          Câu 4:

          Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
          Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm

          Phép được sử dụng trong câu: phép nó quá.

          - Đứng đống lửa, ngồi đống rơm: nhấn mạnh, thể hiện nỗi nhớ luôn thường trực, da diết không thôi, nỗi nhớ đến cồn cào.

          0 Trả lời 07/09/21
          • Su kem
            Su kem

            Câu 5:

            Gió đưa cây cải về trời
            Rau răm ở lại chịu nhiều đắng cay

            Phép được sử dụng trong câu: phép nói giảm nói tránh và phép nói quá.

            - Nói giảm nói tránh: gió đưa cây cải về trời: thể hiện sự ra đi của cây cải (có thể là đến mùa người nông dân thu hoạch cây).

            - Nói quá: chịu nhiều đắng cay: thể hiện sự cô đơn, hiu quạnh của cây rau răm khi cây cải đi mất.

            Câu nói cũng mang hàm nghĩa: khi có người ra đi, người ở lại sẽ đau xót khôn nguôi.

            0 Trả lời 07/09/21
            • Ma Kết
              Ma Kết

              Câu 6:

              Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
              Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

              Phép được sử dụng trong câu: phép nói quá.

              - Hàng tre bát ngát: thực tế ở lăng Bác có hàng tre nhưng không quá um tùm, bát ngát mà được gọt tỉa gọn gàng.

              0 Trả lời 07/09/21
              • Khang Anh
                Khang Anh

                Câu 7:

                Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác Lê-nin, thế giới người hiền

                Phép được sử dụng trong câu: phép nói giảm nói tránh.

                - Bác đã lên đường theo tổ tiên: nói về cái chết, sự ra đi của Bác. Cách nói này làm giảm sự đau thương, buồn bã.

                0 Trả lời 07/09/21
                • Người Dơi
                  Người Dơi

                  Câu 8:

                  Làng trên xóm dưới xôn xao
                  Ông trăng sáng nhất trời cao băng rồi

                  Phép được sử dụng trong câu: phép nói quá.

                  - Ông trăng sáng nhất trời cao băng rồi: nói về ánh sáng của ánh trăng.

                  0 Trả lời 07/09/21

                  Văn học

                  Xem thêm