Thầy Nguyễn Ngọc Kí dù ông bị bệnh và bị bại liệt cả 2 tay, nhưng ông đã cố gắng vượt qua số phận của mình luyện viết chữ bằng hai chân và trở thành nhà giáo ưu tú, là người thầy đầu tiên của Việt Nam dùng chân để viết.
Thuở nhỏ, đang theo học ở trường Bắc Ninh. Cao Bá Quát đã nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoạ, song viết chữ rất xấu. Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch ngợm nhưng Cao Bá Quát rất chịu khó và kiên nhẫn trong học tập. Học cùng làm, bao giờ ông cũng thực hiện đến nơi đến chốn, kỳ được mới chịu.
Việc tập viết chữ cho tốt là một ví dụ. Vì tính hiếu động, ban ngày sau những buổi học đang lo tìm thú chơi, nhưng đêm đến, Cao Bá Quát thường thức khuya miệt mài trên trang giấy để tập viết.
Buồn ngủ, ông tự buộc tóc mình lên xà nhà để mỗi lần "gật" bị tóc giật đau phải tỉnh lại. Chân muốn chạy, ông buộc chân vào cạnh bàn. Tự mình "trị" mình, Cao Bá Quát kiên trì, không tự tha thứ, nản lòng. Do đó, sau này chữ ông rất đẹp, đẹp như "rồng bay phượng múa". Mẫu chữ đẹp của ông hiện nay còn lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của Mai Am thi tập của công chúa Lại Đức, tự Thục Khanh, hiệu Mai Am, con gái vua Minh Mệnh.
Bạn Lan là bạn học cùng lớp lại ở gần nhà em. Gia đình Lan khó khăn hơn gia đình em nhiều. Bố bạn mất từ sớm, mẹ bạn ốm yếu lại nuôi thêm hai em nhỏ nên cuộc sống của Lan rất vất vả. Sau mỗi buổi học, Lan thường phụ mẹ đi bán hàng, làm việc gia đình giúp đỡ mẹ. Tối đến, sau khi dọn hàng, khuya muộn nhưng Lan vẫn cố gắng học bài và làm bài đầy đủ để mai đi học. Mặc dù vậy nhưng Lan vẫn luôn học tốt và luôn đứng đầu lớp. Lan thật xứng đáng cho các bạn khác noi theo.
Tên cậu là Hoàng. Nhà rất nghèo. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây, cậu đã lên chín, bị liệt một chân từ lúc hai tuổi sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu thật đáng thương. Hoàng bị liệt nên không giúp được gì cho mẹ. Mọi công việc dường như đều đổ dồn lên đôi vai gầy guộc của người mẹ.
Mẹ Hoàng đã nhiều lấn đưa Hoàng đến các nhà thương để chữa trị, nhưng vì tiền bạc quá ít ỏi, được một hai tuần lại phải đưa Hoàng về. Gia đình càng ngày càng túng thiếu. Nay đến cái ăn đã không được no nói gì đến ăn mặc. Quần áo Hoàng là những mảnh vụn chắp vá. Mẹ Hoàng đi làm tối ngày để kiếm tiền, Hoàng ở nhà một mình lê la từ nhà ra ngõ, từ ngõ vào nhà, người lấm lem bụi bặm, tóc tai bù xù, vàng hoe. Một hôm tôi nói với bố: “Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng muốn đi học mà không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng được không bố? Bố tôi bảo: “Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học và mua cho Hoàng một cái nạng gỗ. Con sang với Hoàng, tập cho cậu ấy đi": Thế là lừ đó ngày nào tôi cũng sang bảo Hoàng tập luyện. Sau ba tháng Hoàng tự đi lại một mình với chiếc nạng. Đầu năm học mới Hoàng vào lớp Một. Hàng ngày đến lớp tôi thường mang hộ cặp sách cho cậu ấy. Cuối năm lớp ba, tôi chuyển trường theo gia đình về đây. Hoàng thường xuyên viết thư cho tôi thông báo tình hình học tập và sức khỏe của cậu ấy. Điều mừng nhất của tôi là Hoàng học giỏi và giúp đỡ được mẹ cậu ấy nhiều việc.
Chuyện của Hoàng là thế đấy. Cho mãi đến giờ, tình bạn của chúng tôi, dù xa nhau, cách trở, vẫn đằm thắm như hồi nào. Tôi vui, vì đã làm được việc nghĩa ở đời “giúp đỡ một người tàn tật” vươn lên với cuộc sống đời thường.
Nguyễn Ngọc Kí, Bác Hồ (Nguyễn Tất Thành), Cao Bá Quát, Nguyễn Sơn Lâm-chinh phục Phan-si-Păng bằng nạng gỗ, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Văn Duy-vượt qua bi kịch cuộc sống.
Ông Nguyễn Ngọc Ký có thể là 1 tấm gương sáng cho sự kiên trì, ông tuy bị liệt cả hai chân nhưng vẫn cố gắng luyện chứ bằng chân, ông là nhà giáo ưu tú, ngời thầy đầu tiên của đất nước ta viết chữ bằng chân.
-
Nguyễn Hương Lê 220 Trả lời · 12/10/21 -
Nguyễn Hương Lê 212 Trả lời · 12/10/21 -
Đỗ Ngọc Kiều Nhi 6/3-25 83 Trả lời · 03/11/21 -
hoan vuthi 5 Trả lời · 30/11/21 -
Đức Trần 0 Trả lời · 12/02/22 -
Văn Dũng Phạm 0 Trả lời · 13/10/23 -
Quang Phúc Vinh Đinh 0 Trả lời · 18/10/23 -
trương thi lệ 1 Trả lời · 08/11/23
Xem thêm 5 trả lời cũ hơn...-
Đỗ Ngọc Kiều Nhi 6/3-25 25 Trả lời · 03/11/21 -
Trương Trọng Phúc 16 Trả lời · 25/11/21 -
hoan vuthi 7 Trả lời · 30/11/21 -
Thị Linh 0 Trả lời · 24/12/21 -
2A2 Lớp 3 Trả lời · 26/10/23
Xem thêm 2 trả lời cũ hơn...-
Tũn 0 Trả lời · 22/04/22 -
Vy Nhật 15 Trả lời · 10/10/22 -
Vy Nhật 33 Trả lời · 12/10/22 -
Ngọc Như 1 Trả lời · 16/10/22 -
Ngọc Như 0 Trả lời · 16/10/22 -
2A2 Lớp 0 Trả lời · 26/10/23
Xem thêm 3 trả lời cũ hơn...