Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Ms Hoa GDCD

Xây dựng 2 tình huống trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh

tiểu học; giữa giáo viên với cha mẹ học sinh. Đề xuất cách giải quyết và giải thích lý do tại sao lại lựa chọn cách giải quyết đó.

3
3 Câu trả lời
  • Chàng phi công
    Chàng phi công

    1. Tình huống

    Trong lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh học rất kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong giờ học lại hay ngủ gật, không chú ý nghe giảng. Khi bạn đến gặp phụ huynh của em ấy để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp cùng với gia đình để giúp đỡ em học tốt hơn thì mẹ của em lại xin cho con thôi học. Lý do được đưa ra là vì bố em mất sớm, em lại có em nhỏ, thế nên mẹ em muốn xin cho em thôi học, ở nhà trông em để mẹ đi làm kiếm tiền nuôi các con. Trước tình huống này, là một giáo viên bạn phải làm gì để giúp đỡ cho học sinh?

    Hướng giải quyết

    Trước tình huống này, bạn cần trao đổi thêm với phụ huynh học sinh, động viên gia đình tạo mọi điều kiện cho em được học tiếp. Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để có thể giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn.

    Nếu mẹ của em đó tỏ ý lo lắng rằng con mình kém cỏi, có đi học cũng chẳng theo được các bạn hay cũng chẳng có lợi ích gì, thì bạn cần khéo léo, tế nhị nói rằng em ấy học chưa tốt chứ không phải vì em ấy kém mà chỉ vì em ấy chưa có thời gian và chưa thực sự tập trung vào việc học của mình. Như vậy, gia đình học sinh vừa tin tưởng con mình, lại vừa không phải cảm thấy xấu hổ vì kết quả học tập của con. Bạn hãy yêu cầu gia đình tạo mọi điều kiện cho em đó tập trung học và bạn cũng hứa sẽ quan tâm, khích lệ để em học tốt hơn. Bạn có thể phân công những em học sinh khác giỏi hơn kèm cặp cũng như giúp đỡ cho học sinh đó.

    Nếu gia đình học sinh muốn em ấy ở nhà giúp việc vì hoàn cảnh khó khăn. Trong trường hợp này, bạn nên nhẹ nhàng động viên gia đình cho em đi học tiếp vì chính tương lai của em và cũng vì em còn quá nhỏ. Bạn có thể cắt cử học sinh ngoài giờ học thay phiên nhau đến giúp đỡ việc nhà cho em học sinh đó ấy có thời gian đi học. Bạn nên phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để có thể giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn này. Bạn cũng có thể động viên gia đình cho em nhỏ của học sinh đi gửi nhà trẻ để mẹ em có thể yên tâm đi làm mà em học sinh đó vẫn được tiếp tục được đi học.

    2. 

    Tình huống như sau: Lớp bạn đang chủ nhiệm có một học sinh vi phạm nghiêm trọng nội quy của nhà trường. BGH đã yêu cầu bạn phải đưa em đó về tận nhà để nói chuyện với phụ huynh. Nhưng khi chưa kịp để giáo viên trình bày tường tận mọi việc, thì phụ huynh của em đã đứng dậy tát em học sinh tới tấp vì đã làm “xấu mặt” gia đình. Vào địa vị của người giáo viên chủ nhiệm này, bạn xử lý tình huống này như thế nào?

    Cách giải quyết:

    Đứng trước tình huống khó xử này bạn nên thật bình tĩnh và khéo léo. Trước tiên, bạn cần tìm cách chấm dứt ngay hành động đánh con của phụ huynh, sau đó phân tích để phụ huynh nhận ra rằng trong việc giáo dục con cái bằng bạo lực sẽ không bao giờ đem lại kết quả tốt đẹp mà đôi khi việc đó còn phản tác dụng. Hãy để cho phụ huynh thật bình tĩnh, bạn mới bắt đầu câu chuyện của mình một cách thật nhẹ nhàng, cởi mở.

    Bạn phải giải thích cho phụ huynh hiểu rằng nhà trường luôn coi trọng vai trò của gia đình trong việc phối hợp để giáo dục học sinh, nhất là khi chúng phạm lỗi. Dù đó có thể là một học sinh chưa ngoan, hay nghịch ngợm, thường vi phạm nội quy của trường, lớp nhưng nhà trường không bao giờ mong muốn gia đình lại giáo dục em bằng bạo lực. Vì các em đang ở độ tuổi còn quá nhỏ và với các em mọi thứ chỉ như vừa mới bắt đầu, thế nên sự nhẹ nhàng, ân cần nhưng tuyệt đối nghiệm khắc mới có tác dụng khi chúng có lỗi. Bạo lực hay sự xúc phạm quá đáng chỉ khiến tình hình xấu đi làm chúng dễ nảy sinh tâm lý chống đối và trở nên ương ngạnh hơn mà thôi.

    Trả lời hay
    4 Trả lời 01/02/23
    • Ẩn Danh
      Ẩn Danh

      Tham khảo thêm các tình huống sư phạm: https://vndoc.com/tuyen-chon-150-tinh-huong-su-pham-thuong-gap-va-cach-giai-quyet-119519

      Trả lời hay
      1 Trả lời 01/02/23
      • Bánh Tét
        Bánh Tét

        Tình huống

        Một học sinh trong lớp mà bạn đang chủ nhiệm có kết quả học tập thấp kém. Và bạn đã quyết định đến nhà học sinh để thông báo kết quả học tập của em đó cho gia đình biết và để phối hợp cùng giáo viên cũng như nhà trường nhằm cải thiện kết quả học tập của em. Thế nhưng khi đến nơi, bạn lại chứng kiến cảnh phụ huynh em học sinh đó lại đánh em ngay trước mặt giáo viên, nếu bạn ở trong tình huống này, bạn sẽ làm gì?

        Hướng giải quyết

        Đầu tiên cố gắng giảm bớt căng thẳng trong không khí gia đình, sau đó giải thích cho phụ huynh học sinh đó rằng bạn đến nhà để thông báo kết quả không tốt của em ấy không phải là để cho phụ huynh đánh con. Rồi nêu lý do mà bạn đến nhà đầu tiên là để thăm gia đình còn thứ 2 là để kết hợp cùng với gia đình nhằm giáo dục tốt cho em học sinh này, từ đó giúp em cố gắng vươn lên để đạt kết quả học tập cao hơn. Còn với cách giáo dục của gia đình, bạn cần nêu lên quan điểm như sau: ''Tôi thấy hành động này là không ổn. Mỗi lần như thế lại đánh em không những ảnh hưởng về thân thể mà nó còn ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý của các em nữa. Vì vậy tôi mong gia đình cần tìm ra cách giáo dục khác tốt hơn, phù hợp với tâm lý của em để dạy bảo.''

        0 Trả lời 01/02/23

        GDCD

        Xem thêm