Bạn tham khảo đáp án ở đây nè https://vndoc.com/giao-duc-kinh-te-va-phap-luat-12-canh-dieu-bai-7-326960
Tham khảo đáp án ở đây nè https://vndoc.com/giao-duc-kinh-te-va-phap-luat-12-canh-dieu-bai-7-326960
Trong bài này có đáp án nè https://vndoc.com/giao-duc-kinh-te-va-phap-luat-12-canh-dieu-bai-6-326953
- Vai trò của nhà nước:
+ Tiếp tục phổ biến, tăng cường nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho các bên có liên quan.
+ Xây dựng hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc.
+ Sớm hình thành các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử ở tầm ngành và quốc gia về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
+ Từng bước lấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư.
+ Thường xuyên tổ chức các giải thưởng để khích lệ tinh thần cho các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
- Vai trò của doanh nghiệp:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp; bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình.
+ Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi, niềm tin của người tiêu dùng; kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng.
+ Xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, điều kiện và khả năng thực hiện của doanh nghiệp.
Mình thấy ở đây có đáp án https://vndoc.com/giao-duc-kinh-te-va-phap-luat-12-canh-dieu-bai-6-326953
1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là tài liệu phác thảo chi tiết và đầy đủ quá trình kinh doanh của một công ty hay doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch này bao gồm định hướng mục tiêu, chiến lược, marketing, cách thức quản lý nhân sự, tài chính …
Kế hoạch kinh doanh thường do người đứng đầu các công ty, doanh nghiệp, các giám đốc điều hành, giám đốc tài chính hay người có chức vụ liên quan lập nên. Bản kế hoạch càng rõ ràng, chặt chẽ và cụ thể thì càng có tính khả thi cũng như hiệu quả thực hiện cao.
Nói cách khác, kế hoạch kinh doanh chính là tấm bản đồ trải đường đi cho các hoạt động của chủ thể để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.
2. Vì sao cần lập kế hoạch kinh doanh?
Bắt đầu kinh doanh mà không có một kế hoạch nào hết? Vậy là bạn đang đùa với lửa đấy. Lập kế hoạch kinh doanh chính là hoạt động chủ chốt, là nền móng cho công việc của bạn, và đây là những lý do chứng minh cho điều đó:
Thứ nhất, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta hình dung được hướng đi và dễ dàng quản lý hơn. Vì bản kế hoạch kinh doanh đã vạch cho bạn những đường đi nước bước, nên bạn sẽ biết mình cần gì, phải làm gì và kiểm soát được những hoạt động của mình. Bạn sẽ không bị động trước những sự thay đổi của thị trường, sự công kích từ đối thủ cạnh tranh hay biết cách nâng cao chất lượng kinh doanh của công ty.
Thứ hai, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta định hướng được mức độ khả thi và giảm thiểu những rủi ro không đáng có. Lập kế hoạch kinh doanh là bước để bạn tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong lĩnh vực mình đang hướng tới, từ đó xác định được phần trăm thực hiện thành công của kế hoạch là ít hay nhiều. Sau đó, có những bước điều chỉnh cho phù hợp để tăng mức độ khả thi của kế hoạch lên cao nhất.Nếu bạn nhận ra những thiếu sót, những điểm bất hợp lý trong bản kế hoạch, bạn hoàn toàn có thời gian để điều chỉnh lại cho chặt chẽ. Khi đó tỉ lệ gặp phải rủi ro khi tiến hành thực hiện là rất thấp.
Thứ ba, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta xác định được những cột mốc quan trọng. Trong một bản kế hoạch kinh doanh luôn có những cột mốc đánh dấu các giai đoạn của nó bởi thị trường luôn thay đổi, và bạn cần linh hoạt trong từng giai đoạn đó. Nắm chắc được các cột mốc quan trọng sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng hơn và chắc chắn sẽ đạt được thành công.
Thứ tư, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta, xác định được chi phí kinh doanh. Bạn sẽ lên danh sách được các khoản thu chi vì trong bản kế hoạch đã có sẵn những đề mục tài chính liên quan. Kiểm soát được số tiền dùng cho kinh doanh giúp bạn tránh việc thất thoát nguồn vốn, bảo đảm duy trì được các hoạt động diễn ra một cách trơn tru.
Thứ năm, kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp, công ty giám sát được các hoạt động kinh doanh. Có trong tay bản kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ giám sát được toàn bộ khâu, từ quản lý nhân lực đến mua bán trang thiết bị, gặp gỡ đối tác một cách chi tiết, chặt chẽ. Đây cũng là động lực cho việc đề xuất những biện pháp, quyết định đúng đắn trong từng giai đoạn, trường hợp cụ thể khi kinh doanh, tránh được những sai lầm không đáng có.
Thứ sáu, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta có được nhiều ý tưởng độc đáo. Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, bạn rất có thể nảy ra những ý tưởng hay ho, độc đáo cho chiến dịch kinh doanh của mình. Đây là điều mà khó có một kế hoạch kinh doanh vội vàng đạt được. Bạn sẽ có nhiều lợi thế và nổi bật ở những phương diện mới mẻ hơn so với các đối thủ trong ngành, quá tuyệt phải không nào?
Thứ bảy, kế hoạch kinh doanh giúp chúng ta thu hút được các nhà đầu tư, đối tác tiềm năng. Mấu chốt trong việc hợp tác chính là sự tin tưởng, và sự tin tưởng này xuất phát từ việc các nhà đầu tư, các đối tác biết bạn đang làm gì, bạn chắc chắn bao nhiêu với kế hoạch kinh doanh của mình. Bản kế hoạch kinh doanh chính là tờ giấy cam kết về một tương lai tạo ra lợi ích, để đối tác bạn nhìn vào và chấp nhận hợp tác.Lời nói gió bay, bạn không thể thuyết phục các nhà đầu tư bằng những lời nói suông. Bạn cần tăng độ tin cậy cho lời nói của mình bằng chính bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng, đầy đủ và khả thi.
Kết luận: Lập một bản kế hoạch kinh doanh không hề dễ, phải tốn rất nhiều chất xám, thời gian, công sức nhưng nó là công cụ duy nhất để bạn có thể bắt đầu kinh doanh theo trình tự trơn tru. Với bản kế hoạch kinh doanh, bạn hoàn toàn có thể điều khiển mọi hoạt động kinh doanh đúng đắn và sáng suốt nhất.
Ở đây có đáp án nhé bạn https://vndoc.com/giao-duc-kinh-te-va-phap-luat-12-canh-dieu-bai-4-323975
Bảo Hiểm Y Tế: Một Bước Tiến Về Tương Lai An Toàn
Kính gửi quý vị và các bạn,
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rủi ro khi một tai nạn, một cơn bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách đáng kể. Trong những lúc như vậy, bảo hiểm y tế trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp chúng ta đối phó với những khó khăn tài chính không lường trước được.
Bảo hiểm y tế bắt buộc là một hình thức bảo hiểm do Nhà nước quản lý, nhằm đảm bảo quyền lợi của công dân trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Khi tham gia bảo hiểm y tế, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi như:
- Chi phí y tế: Bảo hiểm y tế sẽ chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ y tế khác.
- Tiếp cận dịch vụ y tế: Bảo hiểm y tế giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ y tế chất lượng.
- Bảo vệ tài chính: Bảo hiểm y tế giúp bảo vệ bạn khỏi các rủi ro tài chính do chi phí y tế không lường trước được.
Tham gia bảo hiểm y tế không chỉ là trách nhiệm của mỗi công dân mà còn là một biện pháp thông minh để bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro tiềm ẩn. Hãy cùng nhau tham gia bảo hiểm y tế, để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và tiến bộ hơn.
Hãy liên hệ với cơ quan bảo hiểm gần nhất để biết thêm thông tin chi tiết và tham gia bảo hiểm y tế ngay hôm nay!
Trân trọng!
Bài này có đáp án nhé https://vndoc.com/giao-duc-kinh-te-va-phap-luat-12-canh-dieu-bai-3-323972
Ở đây có đáp án nhé bạn https://vndoc.com/giao-duc-kinh-te-va-phap-luat-12-canh-dieu-bai-2-323915
Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng
Trong những năm qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Thủ đô Hà Nội đạt được những dấu ấn quan trọng, góp phần vào công cuộc hội nhập chung của đất nước. Có được những thành tựu đó là nhờ Hà Nội đã phát huy được những lợi thế so sánh riêng có, cụ thể là:
Thứ nhất, môi trường chính trị ổn định. Đây được coi là điều kiện cơ bản, thuận lợi cho quốc phòng, an ninh, đối ngoại được bảo đảm, tăng cường. Công tác đối ngoại và hợp tác phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thủ đô, thành phố, vùng địa phương trên thế giới. Giai đoạn 2011 - 2022, Hà Nội đã ký kết 83 thỏa thuận quốc tế. Hằng năm, lãnh đạo thành phố đã tiếp xúc, làm việc với trên 200 đoàn khách, đối tác quốc tế; duy trì hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn các cấp.
Thứ hai, Hà Nội là một trong những “đầu tàu” kinh tế lớn, đóng góp gần 20% GDP của cả nước; đóng góp 43% GRDP, 43,8% thu ngân sách của vùng đồng bằng sông Hồng. Đáng chú ý, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là điểm sáng của Hà Nội nhờ môi trường đầu tư thông thoáng, chính trị ổn định, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Đây chính là động lực quan trọng cho sự phát triển và hội nhập quốc tế của Hà Nội. Việc tận dụng hiệu quả các lợi thế sẵn có cùng những định hướng sâu sát của chính quyền Thủ đô, Hà Nội trong thời gian tới sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn.
Thứ ba, nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Thăng Long - Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước. Với vị trí địa lý - chính trị quan trọng, Hà Nội là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. Chính vì vậy, Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Thứ tư, Hà Nội có bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến với nền văn minh Đại Việt rực rỡ. Với vị thế địa chính trị, địa kinh tế, địa tự nhiên, địa lịch sử và văn hóa, Hà Nội hội tụ những giá trị, lợi thế so sánh đặc thù, tạo nên bản sắc độc đáo của Thủ đô trên cơ sở kế thừa, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa trong suốt hơn nghìn năm lịch sử. Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hiện nay ngày càng thể hiện rõ vai trò, vị thế của một trung tâm đầu não của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học giáo dục và giao dịch quốc tế. Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của cả nước; nơi tập trung các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, trụ sở của các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam và nước ngoài. Vị thế Hà Nội ngày càng được nâng cao không chỉ với việc trở thành “thành phố vì hòa bình”, mà còn là 1 trong 10 thành phố du lịch tốt nhất châu Á. Trong 9 tháng năm 2023, khách du lịch đạt gần 3,5 triệu lượt người, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm trước. Sở hữu những giá trị văn hóa đặc sắc với hàng trăm làng nghề, giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo, trong giai đoạn tới, Hà Nội sẽ coi hội nhập quốc tế là động lực của sự phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, nhiều di sản văn hóa, danh hiệu cao quý được UNESCO vinh danh, đặc biệt sau kỷ niệm 20 năm “Thành phố vì hòa bình”, năm 2019, Hà Nội là địa phương đầu tiên của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là thành viên của “Mạng lưới thành phố sáng tạo” với lĩnh vực đăng ký tham gia là “Thiết kế sáng tạo”. Đây là cơ hội, điều kiện thuận lợi để Thủ đô đẩy mạnh khởi nghiệp sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh và hướng tới trở thành một thành phố sáng tạo tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.
Thứ năm, nguồn tài nguyên con người là một trong những lợi thế của Thủ đô Hà Nội. Người Hà Nội hào hoa, thanh lịch không còn sống khép kín như trước mà đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ vào dòng chảy hội nhập chung của khu vực và thế giới, trở nên năng động, sáng tạo hơn, dễ thích nghi với những biến chuyển của thời đại. Xuất hiện ngày càng nhiều những người trẻ Hà Nội thành đạt, tranh thủ các điều kiện mới thuận lợi, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ của nhân loại, khẳng định năng lực của mình trên nhiều lĩnh vực, hướng tới khát vọng xây dựng thủ đô giàu mạnh. Đó chính là nguồn tài nguyên quý giá, là chủ thể năng động của sự phát triển và hội nhập quốc tế của Hà Nội.
Với những lợi thế và tiềm năng trên, Hà Nội đang hội nhập sâu rộng vào dòng chảy toàn cầu, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ… với những sắc thái, đặc điểm riêng. Quá trình hội nhập quốc tế của Hà Nội mang lại diện mạo mới, hiện đại hơn, năng động, nhạy bén, linh hoạt hơn. Nhiều khía cạnh của đời sống xã hội được “hội nhập hóa”, tiệm cận với những chuẩn giá trị chung của khu vực và thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, thế giới đang chứng kiến những biến động to lớn, sâu sắc, tác động trực tiếp tới môi trường an ninh và phát triển của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng. Bối cảnh mới của thế giới đặt ra các yêu cầu mới trong quá trình hội nhập quốc tế. Thời gian qua, tiến trình hội nhập quốc tế của Hà Nội đã và đang được triển khai tích cực trên các lĩnh vực. Quá trình hội nhập quốc tế đã và đang mang lại nhiều cơ hội để Hà Nội tiếp thu có chọn lọc các thành tựu, giá trị của nhân loại; đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo tồn, bảo vệ các giá trị truyền thống lâu đời từng làm nên bản sắc, phong vị Hà Nội, để làm sao Hà Nội vẫn giữ nét vừa hiện đại, vừa văn hiến, văn minh; vừa phát triển toàn diện mang tầm khu vực, vừa tạo nên sức hút riêng bởi những lợi thế, tiềm năng, giá trị đặc sắc của mình.