Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều bài 6

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Kinh tế và pháp luật 12 Cánh diều.

Mở đầu trang 42 KTPL 12: Khi quan sát các hình ảnh và thông điệp dưới đây, em liên tưởng đến trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp? Em hãy nêu ý nghĩa của các việc làm đó.

Lời giải:

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện qua các bức hình:

+ Hình 6.1: trách nhiệm nhân văn (khi doanh nghiệp tham gia đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo”.

+ Hình 6.2: trách nhiệm pháp lí (khi doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường).

- Việc doanh nghiệp thực hiện các trách nhiệm xã hội này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân doanh nghiệp và cộng đồng, xã hội như: ổn định cuộc sống người dân, tăng thu nhập, tăng tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển trong môi trường tự nhiên được bảo vệ, tài nguyên được tiết kiệm giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, cộng đồng và xã hội ngày càng phồn vinh.

1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các hình thức thực hiện

Câu hỏi trang 44 KTPL 12: Từ thông tin trên, em hiểu thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

Lời giải:

Khái niệm: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp bắt buộc tuân thủ các quy định của pháp luật và tự nguyện đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững theo cách có lợi cho doanh nghiệp và xã hội

Câu hỏi trang 44 KTPL 12: Em hãy làm rõ các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện qua tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Lời giải:

Các hình thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

- Trách nhiệm kinh tế: đảm bảo kinh doanh hiệu quả, việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động; cung ứng nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng,... Ví dụ: doanh nghiệp cung cấp tới người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt.

- Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ví dụ: doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Trách nhiệm đạo đức: thực hiện đạo đức kinh doanh, không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng với người lao động. Ví dụ: ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn tôn trọng và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Trách nhiệm nhân văn: tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội. Ví dụ: doanh nghiệp tham gia đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”.

Câu hỏi trang 44 KTPL 12: Em hãy xác định mỗi trường hợp trên đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp.

Lời giải:

Xác định hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các trường hợp:

- Trường hợp 1: Công ty cổ phần B đã thực hiện trách nhiệm pháp lí

- Trường hợp 2: Công ty C đã thực hiện trách nhiệm nhân văn

- Trường hợp 3: Công ty H đã thực hiện trách nhiệm kinh tế; trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí.

2. Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Câu hỏi trang 46 KTPL 12: Em hãy cho biết thông tin trên đề cập đến những trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp. Em hãy nêu ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm đó đối với xã hội và doanh nghiệp.

Lời giải:

- Đoạn thông tin trên đề cập đến:

+ Trách nhiệm pháp lí (doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường)

+ Trách nhiệm nhân văn (doanh nghiệp tham gia các hoạt động vì cộng đồng).

- Ý nghĩa của việc thực hiện các trách nhiệm đó:

+ Đối với doanh nghiệp: Tránh được các rủi ro pháp lí về môi trường; Tạo động lực cho người lao động và thu hút được nguồn lao động giỏi; Giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở rộng thị phần; nâng cao thương hiệu và uy tín.

+ Đối với xã hội: Chung sức hỗ trợ cộng đồng vượt qua khó khăn (đói nghèo, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai,..), giúp ổn định cuộc sống; Góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu hỏi trang 46 KTPL 12: Trong trường hợp trên, bà H đã thực hiện trách nhiệm công dân khi làm giám đốc điều hành doanh nghiệp như thế nào?

Lời giải:

Trong trường hợp trên, bà H đã thực hiện trách nhiệm công dân bằng cách:

+ Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp; bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình.

+ Ủng hộ và giúp đỡ cộng đồng thông qua việc tặng sách cho học sinh, quyên góp tiền hỗ trợ đồng bào ở các tỉnh miền Trung bị lũ lụt; xây dựng nhà tình nghĩa cho những gia đình có công với đất nước, đóng góp tích cực vào công tác giúp đỡ những người cần thiết.

Câu hỏi trang 46 KTPL 12: Em nhận xét như thế nào về việc làm của ông S trong tình huống trên. Em hãy liệt kê các biểu hiện thiếu trách nhiệm đối với xã hội của một số doanh nghiệp và lấy ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Nhận xét: Trong tình huống trên, ông C đã có nhiều hành vi thể hiện sự thiếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vi phạm pháp luật. Cụ thể là:

+ Thiếu trách nhiệm pháp lí, khi ông đã chỉ đạo nhân viên thực hiện việc xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường

+ Thiếu trách nhiệm kinh tế khi ông đã cung ứng ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng.

- Biểu hiện thiếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

+ Sản xuất, kinh doanh hàng hóa kém chất lượng.

+ Xả chất thải, nước thải chưa qua xử lí ra môi trường.

+ Trốn thuế.

+ Xúc phạm, miệt thị, có thái độ phân biệt đối xử với người lao động.

+ Cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp khác,…

3. Luyện tập

Luyện tập 1 trang 47 KTPL 12: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Giải thích vì sao.

A. Xây nhà tình nghĩa cho người có công với đất nước là việc làm của Nhà nước, không thuộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

B. Ủng hộ tiền và hàng hoá cho các gia đình vùng lũ lụt là trách nhiệm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp.

C. Sản xuất hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định để bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

D. Bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động không phải là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Lời giải:

- Nhận định C phản ánh đúng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cụ thể là: trách nhiệm kinh tế (sản xuất hàng hoá đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định để bảo vệ người tiêu dùng)

Luyện tập 2 trang 47 KTPL 12: Em hãy trả lời các câu hỏi về các trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1. Trong những năm qua, công ty may mặc P đã thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, tham gia các phong trào tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng, sản xuất hàng hoá bảo vệ người tiêu dùng. Niềm tin của khách hàng đã tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực của công ty. Uy tín của công ty đã tạo ra những thế hệ khách hàng ngày càng tăng, qua đó doanh thu của công ty P đã tăng lên đáng kể.

Trường hợp 2. Công ty D chuyên sản xuất máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Từ khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty luôn chú trọng bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp giảm lượng chất thải như rác, khói bụi, nước xả thải các chất thải rắn. Công ty D còn hợp tác với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên và Uỷ ban nhân dân tỉnh K để bảo tồn các vùng đất ngập nước tự nhiên và các môi trường sống khác. Công ty đầu tư xây dựng ba công trình công cộng cho cộng đồng, đáp ứng các tiêu chí công trình xanh, được công nhận là sản phẩm xanh.

Theo em, các doanh nghiệp trên đã thực hiện những hình thức trách nhiệm xã hội nào?

Lời giải:

- Trường hợp 1: Công ty may mặc P đã thực hiện trách nhiệm nhân văn

- Trường hợp 2: Công ty D đã thực hiện trách nhiệm pháp lí

Luyện tập 2 trang 47 KTPL 12: Em hãy trả lời các câu hỏi về các trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1. Trong những năm qua, công ty may mặc P đã thực hiện nhiều hoạt động từ thiện, tham gia các phong trào tình nguyện, giúp đỡ cộng đồng, sản xuất hàng hoá bảo vệ người tiêu dùng. Niềm tin của khách hàng đã tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực của công ty. Uy tín của công ty đã tạo ra những thế hệ khách hàng ngày càng tăng, qua đó doanh thu của công ty P đã tăng lên đáng kể.

Trường hợp 2. Công ty D chuyên sản xuất máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Từ khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty luôn chú trọng bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp giảm lượng chất thải như rác, khói bụi, nước xả thải các chất thải rắn. Công ty D còn hợp tác với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên và Uỷ ban nhân dân tỉnh K để bảo tồn các vùng đất ngập nước tự nhiên và các môi trường sống khác. Công ty đầu tư xây dựng ba công trình công cộng cho cộng đồng, đáp ứng các tiêu chí công trình xanh, được công nhận là sản phẩm xanh.

Những hoạt động của các doanh nghiệp trên đã mang lại lợi ích gì cho xã hội và công ty?

Lời giải:

Ý nghĩa:

- Đối với doanh nghiệp:

+ Tránh được các rủi ro pháp lí về lao động, môi trường;

+ Tạo động lực cho người lao động và thu hút được nguồn lao động giỏi;

+ Giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở rộng thị phần; nâng cao thương hiệu và uy tín.

- Đối với xã hội:

+ Chung sức hỗ trợ cộng đồng vượt qua khó khăn (đói nghèo, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai,..), giúp ổn định cuộc sống;

+ Góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Luyện tập 3 trang 47 KTPL 12: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

Tình huống 1. Nhà máy H thường xuyên trả chậm lương cho nhân viên, chậm nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động, không áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn lao động.

Tình huống 2. Vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết, công ty K đã chủ trương sử dụng nguyên liệu giá rẻ, với thành phẩm có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng để tiết kiệm chi phí sản xuất.

Em có đồng tình với các việc làm của các doanh nghiệp trên không? Theo em, trước những việc làm của các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm với xã hội, chúng ta cần có thái độ như thế nào?

Lời giải:

- Em không đồng tình với các việc làm của các doanh nghiệp trên, vì chúng là những hành động không chỉ vi phạm pháp luật mà còn thiếu trách nhiệm đối với người lao động và người tiêu dùng.

+ Tình huống 1: Việc trả chậm lương, chậm nộp bảo hiểm xã hội và không áp dụng đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn lao động là những hành động không đúng và vi phạm đạo đức của Nhà máy H. Điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền lợi của người lao động, cũng như tạo ra môi trường làm việc không an toàn.

+ Tình huống 2: Sử dụng nguyên liệu giá rẻ và sản xuất thành phẩm có hại cho sức khỏe người tiêu dùng là hành động không đúng và thiếu trách nhiệm của Công ty K. Điều này không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến uy tín và đạo đức kinh doanh của công ty.

- Trước những việc làm thiếu trách nhiệm với xã hội, chúng ta cần có thái độ nhất quán và quyết liệt trong việc phê phán và chống lại những hành động này. Các bên liên quan cần hợp tác để đưa ra sự cảnh báo, yêu cầu sửa đổi, và thậm chí có thể đưa ra hành động pháp lý để bảo vệ quyền lợi và an toàn của mọi người. Đồng thời, cần tạo ra và thúc đẩy môi trường kinh doanh có trách nhiệm xã hội, đạo đức và bền vững.

Luyện tập 4 trang 48 KTPL 12: Bằng hiểu biết của mình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, em hãy bình luận ý kiến dưới đây:

“Khi bàn về thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, có ý kiến cho rằng, bên cạnh những doanh nghiệp tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội, vẫn còn những nhà máy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả,... Điều này đã dấy lên mối lo ngại to lớn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nước, là những hồi chuông cảnh tỉnh đối với đạo đức, văn hoá doanh nghiệp nước ta”.

Lời giải:

* Tham khảo:

Ý kiến này phản ánh một thực trạng đáng báo động về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong nước. Thực tế cho thấy rằng, mặc dù có nhiều doanh nghiệp đã tích cực thực hiện các hoạt động mang tính xã hội như hỗ trợ cộng đồng, bảo vệ môi trường, và chăm sóc nhân viên, nhưng vẫn còn tồn tại một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp không chỉ thiếu trách nhiệm xã hội mà còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Các nhà máy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, việc không đảm bảo an toàn thực phẩm, và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả là những ví dụ cụ thể cho thấy sự bất cẩn và thiếu trách nhiệm của một số doanh nghiệp. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường, mà còn làm giảm lòng tin của người tiêu dùng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của toàn ngành công nghiệp.

Điều này đòi hỏi cả xã hội và chính phủ phải có những biện pháp cụ thể để kiểm soát và đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ đúng mọi quy định về môi trường, an toàn thực phẩm và các quy chuẩn xã hội khác. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần nhận thức rõ vai trò của mình trong việc xây dựng một xã hội văn minh, bảo vệ môi trường và đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng.

Tóm lại, việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan để đưa ra các giải pháp hiệu quả, từ cả phía doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và cả cộng đồng để nâng cao trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh trong nước.

Luyện tập 5 trang 48 KTPL 12: Em hãy phân tích và làm rõ vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.

Lời giải:

- Vai trò của nhà nước:

+ Tiếp tục phổ biến, tăng cường nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho các bên có liên quan.

+ Xây dựng hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc.

+ Sớm hình thành các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử ở tầm ngành và quốc gia về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

+ Từng bước lấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư.

+ Thường xuyên tổ chức các giải thưởng để khích lệ tinh thần cho các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

- Vai trò của doanh nghiệp:

+ Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, an toàn trong doanh nghiệp; bảo đảm quyền lợi chính đáng của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp mình.

+ Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi, niềm tin của người tiêu dùng; kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng.

+ Xây dựng chính sách, kế hoạch và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng phù hợp với lĩnh vực hoạt động, điều kiện và khả năng thực hiện của doanh nghiệp.

4. Vận dụng

Vận dụng trang 48 KTPL 12: Mỗi nhóm tìm hiểu một hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở địa phương theo nội dung:

- Tên các doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động

- Hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Kết quả đạt được về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Tên doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động: VinFast là một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vingroup, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xe điện.

- Hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

+ Trách nhiệm nhân văn: VinFast đã tham gia vào các hoạt động xã hội và từ thiện. Ví dụ: tổ chức các chương trình: Trung thu cho em (tại Hà Tĩnh, 23/9/2023); “ Chắp cánh ước mơ vì tương lai xanh” (tại Bà Rịa-Vũng Tàu, 24/9/2023), “Cùng em đến trường” (tại Bình Phước, 30/9/2023),…

+ Trách nhiệm đạo đức: VinFast đã thực hiện đạo đức kinh doanh, sản xuất sản phẩm không gây hại cho xã hội và môi trường.

+ Trách nhiệm pháp lý: VinFast tuân thủ pháp luật về môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật.

+ Trách nhiệm kinh tế: VinFast đã đầu tư tối ưu quy trình vận hành, sản xuất hàng hoá mà xã hội cần với mức giá hợp lý.

- Kết quả đạt được từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của VinFast bao gồm:

+ Nhận được đánh giá ESG (Môi Trường – Xã Hội – Quản Trị) từ Sustainalytics, công ty nghiên cứu, dữ liệu và xếp hạng ESG uy tín quốc tế.

+ Điểm đánh giá ESG tổng thể của VinFast là 23,3, là đánh giá cao nhất (rủi ro thấp nhất) so với các công ty ô tô thuần điện quốc tế khác.

+ VinFast đã nhận được gói tín dụng biến đổi khí hậu 135 triệu USD từ ADB, hướng tới mục tiêu phát thải bằng 0 và khẳng định góp phần hướng tới phát triển bền vững.

>>> Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều bài 7

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 12.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đen2017
    Đen2017

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 17:29 21/08
    • Mèo Ú
      Mèo Ú

      🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

      Thích Phản hồi 17:29 21/08
      • Phan Thị Nương
        Phan Thị Nương

        😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 17:29 21/08
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều

        Xem thêm