Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo bài 6

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được VnDoc sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo.

Mở đầu trang 46 KTPL 12: Quan sát các hình ảnh sau, em hãy cho biết doanh nghiệp cần thực hiện các trách nhiệm xã hội nào? Nêu ý nghĩa của việc thực hiện các trách nhiệm đó.

Lời giải:

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện qua các bức hình:

+ Hình 6.1: trách nhiệm nhân văn (khi doanh nghiệp tham gia đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo”.

+ Hình 6.2: trách nhiệm pháp lí (khi doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường).

- Việc doanh nghiệp thực hiện các trách nhiệm xã hội này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bản thân doanh nghiệp và cộng đồng, xã hội như: ổn định cuộc sống người dân, tăng thu nhập, tăng tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển trong môi trường tự nhiên được bảo vệ, tài nguyên được tiết kiệm giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, cộng đồng và xã hội ngày càng phồn vinh.

1. Khái niệm trách nhiệm xã hội và các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội

Câu hỏi trang 47 KTPL 12: Dựa vào hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy: Cho biết thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Lời giải:

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp bắt buộc tuân thủ các quy định của pháp luật và tự nguyện đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững theo cách có lợi cho doanh nghiệp và xã hội.

Câu hỏi trang 47 KTPL 12: Dựa vào hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy: Nêu các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và nêu ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Trách nhiệm kinh tế: đảm bảo kinh doanh hiệu quả, việc làm, thu nhập và cơ hội phát triển cho người lao động; cung ứng nhiều sản phẩm có chất lượng cho người tiêu dùng,... Ví dụ: doanh nghiệp cung cấp tới người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt.

- Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ví dụ: doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Trách nhiệm đạo đức: thực hiện đạo đức kinh doanh, không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng với người lao động. Ví dụ: ban lãnh đạo doanh nghiệp luôn tôn trọng và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Trách nhiệm nhân văn: tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội. Ví dụ: doanh nghiệp tham gia đóng góp Quỹ “Vì người nghèo”.

Câu hỏi trang 47 KTPL 12: Dựa vào hình 6.3 và thông tin trong bài, em hãy: Xác định hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các trường hợp.

Lời giải:

- Trường hợp 1: Công ty A thực hiện trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm đạo đức

- Trường hợp 2: Nhà máy K thực hiện trách nhiệm pháp lí

- Trường hợp 3: Doanh nghiệp C thực hiện trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm đạo đức

2. Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Câu hỏi trang 48 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Lời giải:

- Đối với doanh nghiệp:

+ Tránh được các rủi ro pháp lí về lao động, môi trường;

+ Tạo động lực cho người lao động và thu hút được nguồn lao động giỏi;

+ Giảm chi phí, tăng năng suất lao động, mở rộng thị phần; nâng cao thương hiệu và uy tín.

- Đối với xã hội:

+ Chung sức hỗ trợ cộng đồng vượt qua khó khăn (đói nghèo, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, thiên tai,..), giúp ổn định cuộc sống;

+ Góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Câu hỏi trang 48 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Nhận xét việc thực hiện trách nhiệm xã hội của chủ thể trong trường hợp. Nêu một số biểu hiện vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thực tế.

Lời giải:

- Nhận xét:

+ Doanh nghiệp P vi phạm trách nhiệm pháp lí về bảo vệ môi trường tự nhiên và việc xử phạt là thích đáng.

+ Đối tác và người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm là biện pháp tốt giúp ngăn chặn các biểu hiện vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Một số biểu hiện vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:

+ Sản xuất, kinh doanh hàng hóa kém chất lượng.

+ Xả chất thải, nước thải chưa qua xử lí ra môi trường.

+ Trốn thuế.

+ Xúc phạm, miệt thị, có thái độ phân biệt đối xử với người lao động.

+ Cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp khác,…

3. Luyện tập

Luyện tập 1 trang 50 KTPL 12: Em đồng tình với nhận định nào sau đây về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

a. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải đóng thuế đầy đủ để giúp Nhà nước thực hiện các chức năng quản lí và có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội.

b. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết thực hiện đạo đức kinh doanh, tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, tạo việc làm cho người lao động, sản xuất, kinh doanh có lợi nhuận, tự nguyện đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững.

c. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là bắt buộc phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và tự nguyện cam kết đóng góp vào các chương trình an sinh xã hội, thực hiện các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ cộng đồng và xã hội.

d. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác và tự nguyện làm từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do hoạt động sản xuất, kinh doanh làm tổn hại cho xã hội.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình, Vì: còn chưa đủ nội hàm của khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Nhận định b. Đồng tình, Vì: thể hiện đầy đủ các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và chứa đựng đủ nội hàm của khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Nhận định c. Không đồng tình, Vì: chỉ chứa có trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm nhân văn.

- Nhận định d. Không đồng tình, Vì: không đủ các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Luyện tập 2 trang 51 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp a. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, Doanh nghiệp B đã đầu tư hệ thống xử lí nước thải và sử dụng năng lượng tái tạo trong quá trình sản xuất; doanh nghiệp cũng thực hiện các chương trình cộng đồng giúp các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa có được nguồn nước sạch cho cuộc sống và sản xuất. Nhờ đó, uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng tăng trên thị trường

Trường hợp b. Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật H có chức năng sản xuất thuốc trừ sâu và các sản phẩm hoá chất khác dùng trong nông nghiệp. Sản phẩm của công ty có chất lượng bảo đảm và có kèm theo bản hướng dẫn quy trình sử dụng để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Hằng năm, công ty đều dành một phần lợi nhuận để phân phối lại cho nông dân đã hợp tác với công ty thông qua các hoạt động thiện nguyện. Công ty còn triển khai chương trình Cùng nông dân ra đồng, tư vấn, hướng dẫn các kĩ thuật canh tác, sử dụng phân bón an toàn, không gây hại môi trường ở các địa phương

Trường hợp c. Doanh nghiệp M là doanh nghiệp có uy tín trong ngành xây dựng với những dự án nhà ở hiện đại, quy mô lớn. Doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường khi thực hiện các công trình xây dựng. Đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp có chuyên môn, năng lực sáng tạo và được hưởng chế độ đãi ngộ thích đáng nên có những đóng góp to lớn cho hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chất lượng các công trình xây dựng được bảo đảm đúng cam kết, hoàn thành đúng tiến độ và thoả mãn hợp lí các nhu cầu và lợi ích khách hàng.

- Các doanh nghiệp trong các trường hợp trên đã thực hiện trách nhiệm xã hội nào?

- Ý nghĩa việc thực hiện các trách nhiệm xã hội đó của doanh nghiệp là gì?

Lời giải:

Trường hợp a.

- Xác định: Doanh nghiệp B thực hiện trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm nhân văn

- Ý nghĩa:

+ Uy tín và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng tăng trên thị trường

+ Hỗ trợ nước sạch đảm bảo cuộc sống và sản xuất cho hộ dân vùng sâu, vùng xa

Trường hợp b.

- Xác định: Công ty cổ phần bảo vệ thực vật H thực hiện trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm nhân văn, trách nhiệm kinh tế.

- Ý nghĩa:

+ Tăng niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm và sự an toàn trong sử dụng

+ Nâng cao hiệu quả sản xuất và hỗ trợ cộng đồng.

Trường hợp c.

- Xác định: Doanh nghiệp M thực hiện trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm đạo đức.

- Ý nghĩa:

+ Phát huy năng lực nhân viên, tăng hiệu quả sản xuất, phòng tránh vi phạm pháp luật.

+ Nâng cao uy tín đối với khách hàng.

Luyện tập 3 trang 52 KTPL 12: Em hãy nhận xét về việc làm của chủ thể kinh doanh trong các trường hợp sau:

a. Doanh nghiệp T sản xuất nước ngọt đã thực hiện tái chế chai nhựa, tối ưu khâu phân phối sản phẩm, cải tiến trong bao bì giúp giảm lượng lớn giấy thải ra môi trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn trích lợi nhuận và quyên góp từ người lao động ủng hộ vào các chương trình từ thiện, an sinh xã hội của địa phương.

b. Công ty V chuyên cung ứng các suất ăn công nghiệp. Để tiết kiệm chi phí và có lợi nhuận, công ty này đã sử dụng thịt trâu, đùi gà đông lạnh quá hạn, cánh gà, xương bò, mực ống được nhập lậu từ nước ngoài không rõ nguồn gốc.

Lời giải:

- Trường hợp a. Doanh nghiệp T đã thực hiện tốt trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm nhân văn qua việc: tuân thủ tốt quy định về bảo vệ môi trường bằng việc thực hiện tái chế chai nhựa, cải tiến bao bì, giảm lượng lớn giấy thải ra môi trường và ủng hộ các chương trình từ thiện, an sinh xã hội tại địa phương.

- Trường hợp b. Công ty V đã vi phạm trách nhiệm pháp lí vì không tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng sản phẩm nhập lậu.

Luyện tập 4 trang 52 KTPL 12: Em hãy đóng vai một giám đốc điều hành doanh nghiệp, thực hiện một bài viết ngắn về xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh và cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Tầm nhìn và Kế hoạch Chiến lược Kinh doanh cho Tương lai Bền vững

Tại …………… [Tên Công ty], chúng tôi cam kết xây dựng một doanh nghiệp mang lại giá trị cho cả cộng đồng và môi trường. Tầm nhìn của chúng tôi không chỉ là về việc phát triển kinh doanh mà còn là về việc tạo ra những thay đổi tích cực trong xã hội.

► Xây dựng Kế hoạch, chiến lược kinh doanh:

- Nghiên cứu thị trường và đổi mới: Chúng tôi sẽ liên tục nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và sự phát triển của ngành công nghiệp. Điều này giúp chúng tôi đưa ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, đồng thời khuyến khích sự đổi mới liên tục.

- Tăng trưởng bền vững: Chúng tôi cam kết thúc đẩy bền vững trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Từ việc sử dụng nguồn lực tái tạo đến việc giảm lượng phát thải, mọi quyết định đều được định hướng bởi việc tạo ra một tương lai bền vững cho hành tinh.

- Đầu tư vào nguồn nhân lực: Nhân tố con người là yếu tố quyết định thành công của mỗi doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết tạo ra một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển cá nhân của nhân viên.

► Trách nhiệm Xã hội:

- Hỗ trợ cộng đồng: Chúng tôi không chỉ là một doanh nghiệp, mà còn là một phần của cộng đồng xung quanh. Chúng tôi cam kết hỗ trợ các hoạt động cộng đồng, từ các chương trình giáo dục đến các hoạt động xã hội.

- Bảo vệ môi trường: Chúng tôi nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào các giải pháp thân thiện với môi trường và thúc đẩy những thay đổi tích cực về bảo vệ môi trường.

- Đạo đức kinh doanh: Chúng tôi luôn tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh đạo đức và minh bạch. Chúng tôi không chỉ làm việc để tạo ra lợi nhuận, mà còn để tạo ra giá trị cho xã hội và môi trường.

Với sứ mệnh này, chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tươi sáng và bền vững cho mọi người và cho hành tinh. Chúng tôi rất mong được sự ủng hộ và hợp tác từ tất cả các bên để cùng nhau thực hiện những cam kết này.

4. Vận dụng

Vận dụng trang 52 KTPL 12: Em hãy tìm hiểu về hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại địa phương và nêu ý nghĩa của việc làm đó.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Không chỉ tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề môi trường trong xử lý rác thải, Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội (VNTY) không quên trách nhiệm xã hội của mình, đồng hành cùng “Chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023” do báo Kinh tế& Đô thị chủ trì, góp phần lan toả hiệu quả thông điệp bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

- Ý nghĩa:

+ Nâng cao thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

+ Góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.

>>>> Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 7

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều, Tài liệu học tập lớp 12.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Cục Đất
    Cục Đất

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 3 giờ trước
    • Đen2017
      Đen2017

      😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 3 giờ trước
      • Pé Thỏ
        Pé Thỏ

        😎😎😎😎😎😎😎

        Thích Phản hồi 3 giờ trước

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm

        Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm