Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 9

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác được chúng tôi sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức.

Bài: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác

Mở đầu trang 67 KTPL 12: Em hãy kể tên một số văn bản pháp luật có quy định về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

Lời giải:

- Một số văn bản pháp luật có quy định về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:

+ Bộ luật Dân sự năm 2015

+ Luật Đất đai năm 2013

+ Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

+ Bộ luật Hình sự năm 2015

1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về sở hữu tài sản

Câu hỏi 1 trang 69 KTPL 12: Trong trường hợp trên, các chủ thể là chủ sở hữu tài sản đã thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình như thế nào? Theo quy định của pháp luật, các chủ sở hữu tài sản đó có những quyền và nghĩa vụ gì về sở hữu tài sản?

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, bố mẹ chị B đã thực hiện quyền định đoạt tài sản bằng việc tặng mảnh đất của mình cho con gái.

- Chị B đã thực hiện quyền sử dụng tài sản khi quyết định xây nhà ở trên mảnh đất được bố mẹ tặng.

- Theo quy định của pháp luật, các chủ sở hữu tài sản có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,

quyền định đoạt tài sản; có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu tài sản; không được thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu hỏi 2 trang 69 KTPL 12: Theo em, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản? Vì sao? Hành vi vi phạm đó có thể gây nên những hậu quả gì?

Lời giải:

- Vợ chồng anh trai của chị B đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản vì không tôn trọng quyền sở hữu tài sản của bố mẹ và em gái, thực hiện các hành vi cản trở, ngăn cấm em gái thực hiện quyền sử dụng tài sản của mình.

- Hành vi vi phạm của vợ chồng anh trai chị B có thể dẫn đến các hậu quả như:

+ Khiến chị B gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền sở hữu tài sản hợp pháp của mình, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí và tình cảm gia đình;

+ Gây rối loạn an ninh trật tự, an toàn xã hội;

+ Khiến chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật;...

2. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Câu hỏi 1 trang 71 KTPL 12: Trong trường hợp trên, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác? Vì sao?

Trường hợp. Ông Q cho vợ chồng anh B thuê một căn nhà để ở và có kí kết hợp đồng, trong đó ghi rõ bên thuê nhà không được tự ý thay đổi cấu trúc của căn nhà. Tuy nhiên, trong thời gian thuê nhà, vợ chồng anh B đã tự ý cải tạo, sửa chữa, thay đổi cấu trúc của ngôi nhà để phục vụ nhu cầu sử dụng của mình mà không thông báo, xin phép ông Q.

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, vợ chồng anh B đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, vì:

+ Trong hợp đồng thuê nhà giữa vợ chồng anh B và ông Q có ghi rõ là bên thuê nhà (tức vợ chồng anh B) không được tự ý thay đổi cấu trúc của căn nhà nhưng hai vợ chồng anh B vẫn tự ý cải tạo, sửa chữa, thay đổi kết cấu ngôi nhà.

+ Hành vi của vợ chồng anh B chưa được chủ sở hữu đồng ý, chấp thuận nên đây là hành vi trái pháp luật, vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

Câu hỏi 2 trang 71 KTPL 12: Theo em, các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác có thể dẫn đến những hậu quả gì? Trong trường hợp trên, vợ chồng anh B có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho ông Q không? Vì sao?

Lời giải:

- Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác có thể dẫn đến những hậu quả như: xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân; khiến chủ sở hữu bị thiệt hại về tài sản; gây rối loạn an ninh trật tự, an toàn xã hội; người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật, ...

- Vợ chồng anh B có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho ông Q vì đã vi phạm nghĩa vụ của bên thuê, tự ý làm thay đổi cấu trúc của ngôi nhà khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 71 KTPL 12: Theo em, các nhận định về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản dưới đây đúng hay sai? Vì sao?

a. Người không phải là chủ sở hữu cũng có thể có quyền sử dụng tài sản của người khác.

b. Người được chủ sở hữu trao quyền sử dụng tài sản có thể tuỳ ý sử dụng tài sản theo ý muốn của mình.

c. Chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản của mình.

d. Trong mọi trường hợp, chỉ có chủ sở hữu tài sản mới phải thực hiện các nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.

Lời giải:

- Nhận định a. Đúng, vì quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu có thể chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật. Do đó, người không phải là chủ sở hữu cũng có thể có quyền sử dụng tài sản của người khác khi được chủ sở hữu tài sản chấp thuận. Việc sử dụng tài sản này phải tuân theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

- Nhận định b. Sai, vì theo quy định của pháp luật, dù là chủ sở hữu tài sản cũng không được phép tuỳ ý sử dụng tài sản mà chỉ được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Người được chủ sở hữu trao quyền sử dụng tài sản không được tuỳ ý sử dụng tài sản theo ý muốn, phải sử dụng theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

- Nhận định c. Sai, vì quyền định đoạt tài sản có thể được chủ sở hữu uỷ quyền cho người khác thực hiện theo thoả thuận. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

- Nhận định d. Sai, vì mọi công dân đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác. Những người được chủ sở hữu trao quyền, uỷ quyền sử dụng, định đoạt tài sản phải thực hiện các nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản trong quá trình sử dụng, định đoạt tài sản đó.

Luyện tập 2 trang 72 KTPL 12: Em hãy xác định các quyền và nghĩa vụ về sở hữu tài sản mà các chủ thể trong những trường hợp dưới đây đã thực hiện và nêu nội dung cụ thể của các quyền, nghĩa vụ đó.

a. Bà O trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên mảnh vườn mà gia đình bà đã thuê của gia đình ông H.

b. Vợ chồng ông A tặng con trai và con dâu một căn nhà để làm quà cưới.

c. Anh M mua lại ngôi nhà của bà D và cải tạo ngôi nhà thành một quán cà phê để kinh doanh.

d. Trong quá trình xây dựng lại ngôi nhà của gia đình, vợ chồng anh K luôn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và giữ gìn vệ sinh môi trường.

Lời giải:

♦ Trường hợp a.

- Quyền, nghĩa vụ chủ thể thực hiện:

+ Bà O thực hiện quyền sử dụng tài sản.

+ Gia đình ông H thực hiện quyền định đoạt tài sản.

- Nội dung cụ thể:

+ Quyền sử dụng: Chủ sở hữu (hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng) được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Quyền định đoạt: Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu huỷ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

♦ Trường hợp b.

- Quyền, nghĩa vụ chủ thể thực hiện: Vợ chồng ông A thực hiện quyền định đoạt tài sản.

- Nội dung cụ thể: Quyền định đoạt: Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu huỷ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

♦ Trường hợp c.

- Quyền, nghĩa vụ chủ thể thực hiện: Anh M thực hiện quyền chiếm hữu tài sản và quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu tài sản.

- Nội dung cụ thể:

+ Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Người không phải chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Quyền sử dụng: Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

♦ Trường hợp d.

- Quyền, nghĩa vụ chủ thể thực hiện: Vợ chồng anh K thực hiện nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong sở hữu tài sản.

- Nội dung cụ thể:

+ Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp

pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

+ Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu gây ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.

Luyện tập 3 trang 72 KTPL 12: Theo em, các chủ thể trong những trường hợp dưới đây đã thực hiện đúng hay vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác? Vì sao?

a. Chị Q thuê nhà bà V để ở. Trong quá trình sử dụng, chị Q vô ý làm hỏng một số đồ đạc trong nhà nên đã mua lại đồ mới cùng chủng loại để đền bù, thay thế.

b. Anh B vay tiền của chị H nhưng không trả nợ theo thoả thuận.

c. Anh Đ tặng bạn gái chiếc điện thoại đã mượn của chị S.

d. Anh U chuyên nhận ghi hình các video giới thiệu, đánh giá về các loại xe ô tô. Anh U muốn trải nghiệm lái thử chiếc xe ô tô đời mới của chị K nên đã xin phép và được chị đồng ý. Khi lái thử xe, anh U luôn giữ gìn cẩn thận.

Lời giải:

- Trường hợp a. Chị Q thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Vì: Việc chị Q làm hỏng đồ đạc trong nhà thuê của bà V là do vô ý và chị đã chủ động mua lại đồ mới cùng chủng loại để đền bù, thay thế (thực hiện đúng nghĩa vụ đền bù khi gây thiệt hại).

- Trường hợp b. Anh B vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Vì: Theo quy định của pháp luật, anh B vay tài sản là tiền thì có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn, tuy nhiên anh B không thực hiện.

- Trường hợp c. Anh Đ vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Vì:

+ Theo quy định của pháp luật, bên mượn tài sản có nghĩa vụ phải giữ gìn, bảo quản tài sản mượn; không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn; phải trả lại tài sản mượn đúng thời hạn.

+ Tuy nhiên anh Đ không thực hiện các nghĩa vụ của bên mượn tài sản, tự ý định đoạt (tặng) tài sản của người khác khi chưa được chủ sở hữu đồng ý, chấp thuận.

- Trường hợp d. Anh U thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Vì:

+ Anh U đã thực hiện sự tôn trọng quyền sở hữu tài sản của chị K khi chủ động xin phép lái thử chiếc xe của chị, khi nhận được sự chấp thuận của chị K, anh mới lái thử chiếc xe.

+ Đồng thời, trong quá trình sử dụng chiếc xe, anh B đã thực hiện nghĩa vụ của bên mượn tài sản khi luôn chú ý giữ gìn, bảo quản chiếc xe cẩn thận.

Luyện tập 4 trang 72 KTPL 12: Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống a. Anh C là nhân viên phục vụ bàn ở một nhà hàng sang trọng. Khi đang dọn bàn, anh C phát hiện trên bàn của một vị khách có để quên một chiếc đồng hồ. Anh C không báo lại sự việc với quản lí mà đem bán chiếc đồng hồ để lấy tiền.

1/ Em có nhận xét gì về hành vi của anh C?

2/ Theo em, trong tình huống này, hành vi của anh C có thể phải chịu hậu quả gì?

3/ Nếu là anh C, trong tình huống này, em sẽ làm gì để thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?

Tình huống b. Chị G vay của vợ chồng ông P một khoản tiền để đầu tư kinh doanh. Do kinh doanh thua lỗ, chị G không có khả năng trả nợ và phải bỏ trốn. Vợ chồng ông P không tìm được chị G nên đã dẫn theo một số thanh niên tới nhà bố mẹ của chị G để đòi nợ, đập phá đồ đạc, đuổi bố mẹ chị G ra ngoài và tuyên bố sẽ lấy ngôi nhà để bù khoản nợ của chị G.

1/ Em có nhận xét gì về hành vi của các chủ thể trong tình huống trên?

2/ Nếu là vợ chồng ông P, trong tình huống này, em sẽ làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản của mình và tôn trọng tài sản của người khác?

Lời giải:

♦ Tình huống a.

- Anh C vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác vì đã tự ý chiếm hữu, định đoạt tài sản nhặt được của người khác (giữ và mang bán chiếc đồng hồ của vị khách).

- Hành vi của anh C gây thiệt hại về tài sản cho người khác và khiến anh phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

- Nếu là anh C, trong tình huống này, em nên báo lại sự việc cho quản lí nhà hàng và giao nộp lại chiếc đồng hồ đã nhặt được để trả lại cho vị khách.

♦ Tình huống b.

- Chị G vi phạm nghĩa vụ trả nợ của người vay tài sản vì đã bỏ trốn, không trả nợ số tiền đã vay cho vợ chồng ông P.

- Vợ chồng ông P vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác vì vợ chồng ông P không tôn trọng quyền sở hữu tài sản của bố mẹ chị G khi đập phá đồ đạc của họ, đuổi họ ra ngoài và đòi lấy ngôi nhà của họ để bù nợ cho chị G.

- Nếu là vợ chồng ông P, em nên trình báo sự việc với cơ quan chức năng, thông báo sự việc với gia đình chị G và không thực hiện các hành vi xâm phạm tài sản của bố mẹ chị G để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản của mình và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

Luyện tập 5 trang 73 KTPL 12: Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây để bảo vệ quyền sở hữu của mình và thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?

a. Một người bạn mượn xe máy điện của em để đi nhưng sau đó bạn lại mang xe đi cầm đồ để lấy tiền tiêu.

b. Khi đi dã ngoại ở vùng quê, một số bạn cùng nhóm rủ em đi bẻ trộm ngô của người nông dân để nướng ăn.

c. Khi em phát hiện một thanh niên ở địa phương có hành vi trộm cắp tài sản của người khác.

Lời giải:

- Tình huống a. Em giải thích cho bạn hiểu hành vi mượn xe người khác để đi nhưng lại mang đi cầm đồ để lấy tiền tiêu là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng; yêu cầu bạn nhanh chóng chuộc lại xe mang trả mình, trường hợp bạn từ chối thì trình báo sự việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hỗ trợ.

- Tình huống b. Em từ chối lời rủ của các bạn; giải thích để các bạn hiểu những bắp ngô đó là tài sản do người nông dân vất vả trồng được, người khác không được tự ý xâm phạm; khuyên các bạn nên từ bỏ ý định bẻ trộm ngô để tránh những hậu quả xấu; đề xuất một số phương án khác phù hợp hơn như đi xin hoặc mua ngô về nướng để các bạn chọn lựa.

- Tình huống c. Em cùng với những người khác sử dụng những biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi trộm cắp của người thanh niên, sau đó trình báo sự việc với cơ quan chức năng; hoặc em chủ động trình báo cơ quan chức năng ngay từ khi phát hiện hành vi trộm cắp tài sản đó để được hỗ trợ.

Vận dụng

Vận dụng trang 73 KTPL 12: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác ở trường hoặc địa phương em và chia sẻ lại kết quả với cả lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Em đã quan sát và đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác ở trường và địa phương em như sau:

+ Ở trường, em thấy mọi người rất tôn trọng tài sản của người khác. Các bạn học sinh không lấy đồ của nhau mà không có sự cho phép. Khi mượn sách, vở, bút chì hay bất kỳ vật dụng cá nhân nào, mọi người đều trả lại đúng hẹn. Nếu có trường hợp để quên đồ dùng cá nhân, người tìm thấy thường mang đến phòng bảo vệ hoặc thông báo cho giáo viên chủ nhiệm.

+ Ở địa phương em, mọi người cũng rất tôn trọng tài sản của người khác. Các hoạt động như mua bán, trao đổi đều diễn ra dựa trên sự thỏa thuận và tôn trọng quyền sở hữu của nhau. Hiện tượng trộm cắp hay chiếm đoạt tài sản trái phép rất hiếm khi xảy ra.

- Em đã chia sẻ những nhận định này với cả lớp và mọi người đều đồng ý với những nhận định của em. Chúng em đã cùng nhau thảo luận về cách cải thiện tình hình và đã đưa ra một số giải pháp, như tổ chức các buổi học về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, tạo ra các biểu ngữ và poster để tăng cường nhận thức về vấn đề này. Chúng em hy vọng rằng những nỗ lực này sẽ giúp cải thiện tình hình và tạo ra một môi trường học tập và sống tốt hơn cho mọi người.

>>>> Bài tiếp theo: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 10

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều, Tài liệu học tập lớp 12.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này! VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Bông
    Gấu Bông

    💯💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 12:13 20/08
    • Nguyễn Sumi
      Nguyễn Sumi

      😆😆😆😆😆😆😆

      Thích Phản hồi 12:14 20/08
      • Bờm
        Bờm

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 12:14 20/08
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức

        Xem thêm