Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều bài 2

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK KTPL 12 Cánh diều các trang 22, 23, 24.

Giải KTPL 12 trang 16 Cánh diều

Mở đầu trang 16 SGK KTPL 12

Em hãy quan sát hình ảnh bên và trả lời câu hỏi

a) Hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến việc Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế quốc tế nào?

b) Theo em, việc gia nhập tổ chức kinh tế quốc tế đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động kinh tế của nước ta?

Giải KTPL 12 trang 16 Cánh diều

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007

♦ Yêu cầu b) Việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

- Về thời cơ:

+ Thu hút và tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, các tiến bộ khoa học - công nghệ,…

+ Có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường buôn bán.

+ Có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lí và phát triển kinh tế…

- Về thách thức:

+ Còn tòn tại một số bất bình đẳng trong quan hệ thương mại quốc tế.

+ Gia tăng tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế khác,…

Giải KTPL 12 trang 17 Cánh diều

Câu hỏi trang 17 SGK KTPL 12

a) Từ thông tin trên, theo em để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương (CPTPP), các quốc gia phải cam kết thực hiện những điều gi?

b) Từ hình 1, em hãy khái quát quá trình Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế. Việc tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế đã mang lại những tác động như thế nào đối với nước ta?

Giải KTPL 12 trang 17 Cánh diều

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Để thành lập và tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương (CPTPP), các quốc gia phải cam kết thực hiện các điều khoản như:

+ Tuân thủ toàn bộ các quy định toàn diện của CPTPP về tự do thương mại hàng hoá và dịch vụ, tuân thủ cơ chế thực thi chặt chẽ.

+ Tuân thủ các quy định về tự do trên các lĩnh vực mới như: lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư,...

♦ Yêu cầu b)

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:

+ Năm 1986, Việt Nam tiến hành Đổi mới, với trọng tâm là phát triển kinh tế.

+ Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.

+ Năm 1998, Việt Nam gia nhập APEC

+ Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO

+ Năm 2008, kí kết hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

+ Năm 2015, tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN; kí hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc.

+ Năm 2018, kí hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Binh Dương.

+ Năm 2020, kí kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu.

- Việc tham gia hợp tác kinh tế với các quốc gia và tổ chức quốc tế đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển, nhưng Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

+ Về thời cơ: thu hút và tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, các tiến bộ khoa học - công nghệ; có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường buôn bán; có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lí và phát triển kinh tế…

+ Về thách thức: gia tăng tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế khác,…

Giải KTPL 12 trang 19 Cánh diều

Câu hỏi trang 19 SGK KTPL 12

a) Qua thông tin 1 và bảng 1, em có nhận xét như thế nào về vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam? Vì sao hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và ngược lại, xuất khẩu góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế?

Giải KTPL 12 trang 19 Cánh diều

b) Từ thông tin 2, em hãy cho biết những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế.

c) Em hãy lí giải vì sao các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam luôn nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Vai trò: Xuất khẩu là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này được thể hiện thông qua một số phương diện sau:

+ Thứ nhất, xuất khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng của quốc gia. Khi xuất khẩu tăng, thu nhập quốc dân sẽ tăng theo.

+ Thứ hai, xuất khẩu tạo việc làm cho người lao động trong nước.

+ Thứ ba, xuất khẩu giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với thị trường quốc tế, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

+ Thứ tư, xuất khẩu giúp các quốc gia gắn kết với nhau chặt chẽ hơn.

- Khi hội nhập quốc tế, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường thương mại, do đó sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

♦ Yêu cầu b) Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế

+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

+ Góp phần tạo việc làm trực tiếp tại các doanh nghiệp FDI và gián tiếp tại các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho doanh nghiệp FDI.

+ Góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.

+ FDI cũng là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là trong một số ngành như: điện tử, công nghiệp phần mềm, công nghệ sinh học....

♦ Yêu cầu c) Các nước đang phát triển như Việt Nam luôn nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế, vì: hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để các nước đang phát triển có thể tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí,... qua đó, đẩy nhanh quá trình phát triển đất nước.

Giải KTPL 12 trang 22 Cánh diều

Câu hỏi trang 22 SGK KTPL 12

a) Em hãy xác định các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện qua thông tin 1 và làm rõ ý nghĩa của các cấp độ hội nhập đỏ đối với Việt Nam.

Giải KTPL 12 trang 22 Cánh diều

b) Từ thông tin 2, em hãy kể tên các hoạt động kinh tế đối ngoại và cho biết ý nghĩa của các hoạt động đó đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Giải KTPL 12 trang 22 Cánh diều

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện qua thông tin 1:

+ Hợp tác song phương - thông qua việc kí kết Hiệp định song phương Việt Nam - Nhật Bản.

+ Hội nhập khu vực - thông qua việc tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

+ Hội nhập toàn cầu - thông qua việc tham gia Tổ chức Thương mại thế giới.

- Ý nghĩa:

+ Hợp tác song phương Việt Nam - Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 quốc gia.

+ Tham gia vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, giúp Việt Nam có cơ hội tăng cường quan hệ về kinh tế và chính trị với các nước trong khu vực

+ Tham gia Tổ chức Thương mại thế giới cho thấy Việt Nam đã có bước tiến dài trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu; giúp mở rộng quan hệ thương mại của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.

♦ Yêu cầu b)

- Các hoạt động kinh tế đối ngoại:

+ Hoạt động đầu tư quốc tế.

+ Hoạy động thương mại quốc tế.

+ Các dịch vụ thu ngoại tệ, như: xuất nhập khẩu lao động; du lịch quốc tế,..

- Ý nghĩa của các hoạt động kinh tế đối ngoại đối với Việt Nam:

+ Đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh, nội lực của nền kinh tế, hỗ trợ nâng cao vị thế về chính trị, ngoại giao

+ Thúc đẩy thu hút các nguồn vốn đầu tư nhằm cung ứng nguồn lực cho sự phát triển kinh tế đất nước.

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

+ Góp phần tích lũy nguồn lực thúc đẩy phát triển đất nước, đặc biệt là các nước đang phát triển từ một nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Thúc đẩy xuất khẩu lao động, thu hút khách du lịch nước ngoài mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài.

+ Giúp tiếp cận nền tảng công nghệ hiện đại, cách thức quản lý nền kinh tế và quản trị quốc gia một cách chuyên nghiệp.

Luyện tập 1 trang 22 SGK KTPL 12

Em hãy cho biết các nhận định sau dây về hội nhập kinh tế quốc tế là đúng hay sai. Vì sao?

A. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế các quốc gia khác.

B. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra giữa hai quốc gia với nhau trên cơ sở cùng có lợi về kinh tế.

C. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, một quốc gia được lợi thì sẽ có quốc gia khác chịu thiệt về kinh tế.

D. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới.

E. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện trên cơ sở các nước đang phát triển tuân thủ các quy định do các nước phát triển đặt ra.

Lời giải:

- Nhận định A. Đúng nhưng chưa đầy đủ. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung.

- Nhận định B. Đúng. Hội nhập quốc tế được thực hiện theo nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có hợp tác song phương (hợp tác giữa 2 quốc gia, chủ thể dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau).

- Nhận định C. Không chính xác. Vì: hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung

- Nhận định D. Đúng. Hội nhập quốc tế được thực hiện theo nhiều cấp độ khác nhau, như: hợp tác song phương; hội nhập khu vực và hội nhập toàn cầu.

- Nhận định E. Không chính xác. Hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện trên cơ sở tôn trọng những quy định chung của luật pháp quốc tế.

Giải KTPL 12 trang 23 Cánh diều

Luyện tập 2 trang 23 SGK KTPL 12

Theo em, nhận định nào sau đây thể hiện đúng về sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Các nước đang phát triển cần tham gia hội nhập kinh tế quốc tế để tiếp cận và sử dụng được các nguồn lực bên ngoài.

B. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra sự phụ thuộc và mất cân bằng về lợi ích giữa các quốc gia với nhau.

C. Hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia.

D. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết đối với những quốc gia đang phát triển để thu hẹp khoảng cách tụt hậu.

Lời giải:

- Nhận định đúng là C “Hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia”

- Giải thích: sự cần thiết của hội nhập quốc tế:

+ Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư.

+ Đối với các nước đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí,... cho quá trình phát triển của mình.

Luyện tập 3 trang 23 SGK KTPL 12

Em hãy kể tên các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia theo các cấp độ và cho biết ý nghĩa của các hiệp định đó đối với sự phát triển của đất nước.

Giải KTPL 12 trang 23 Cánh diều

Lời giải:

Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế

Tên quốc gia, tên hiệp định hoặc tổ chức quốc tế có quan hệ kinh tế với Việt Nam

Ý nghĩa đối với đất nước

Cấp độ song phương

Hiệp định song phương Việt Nam - Nhật Bản.

Thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản

Cấp độ khu vực

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Giúp Việt Nam có cơ hội tăng cường quan hệ về kinh tế và chính trị với các nước trong khu vực

Cấp độ toàn cầu

Tổ chức Thương mại thế giới.

Cho thấy Việt Nam đã có bước tiến dài trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu; giúp mở rộng quan hệ thương mại của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.

Luyện tập 4 trang 23 SGK KTPL 12

Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trường hợp. Quê hương của bạn H có nhiều danh thắng nổi tiếng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Với mong muốn tham gia hỗ trợ các hoạt động kinh tế tại địa phương, vào những dịp nghỉ hè, H lại đến những địa điểm du lịch để làm hướng dẫn viên tinh nguyện cho du khách trong và ngoài nước. Nhờ vậy, khả năng giao tiếp ngoại ngữ của H được cải thiện đáng kể. H cũng tích cực tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới để có thể chủ động trong giao tiếp và kết bạn với bạn bè quốc tế.
a) Em hãy nhận xét về việc thực hiện trách nhiệm của công dân trong hội nhập kinh tế quốc tế của H trong trường hợp nêu trên.

b) Là học sinh, em sẽ làm gì để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Bạn H đã có nhiều việc làm tích cực, thể hiện trách nhiệm của công dân trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể là:

+ H lại đến những địa điểm du lịch tại địa phương để làm hướng dẫn viên tinh nguyện cho du khách trong và ngoài nước

+ H cũng tích cực tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới để có thể chủ động trong giao tiếp và kết bạn với bạn bè quốc tế.

♦ Yêu cầu b) Để thực hiện trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế, em có thể thực hiện một số biện pháp sau:

+ Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

+ Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi khoa học - kĩ thuật dành cho học sinh, sinh viên.

+ Tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới.

+ Phê phán, đấu tranh chống lại các hành vi mang tính kì thị, phân biệt, chia rẽ giữa các quốc gia, dân tộc.

+ Suy nghĩ, đề xuất, phát triển và hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp.

+ ….

Giải KTPL 12 trang 24 Cánh diều

Luyện tập 5 trang 24 SGK KTPL 12

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Thông tin. Theo khảo sát về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam năm 2022, chỉ 8,96 % lao động Việt Nam có khả năng làm việc từ xa trong bối cảnh doanh nghiệp tăng cường loại hình này sau đại dịch COVID-19. Lao động có kĩ năng tay nghề cao chỉ đạt 11,6% và cần cải thiện nhiều kĩ năng mềm lẫn chuyên môn. Chỉ 5% lao động có trình độ tiếng Anh. Nếu không chú trọng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ mất dần sức hấp dẫn thu hút đầu tư nước ngoài so với các nước khu vực Đông Nam Á.

(Theo Khảo sát xu hướng tuyển dụng tại Việt Nam quỷ 3-4/2022, ManpowerGroup Việt Nam)

a) Thông tin trên phản ánh như thế nào về hiện trạng của nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay? Hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi hiện trạng đó?

b) Theo em, mỗi công dân - học sinh cần làm gì để thích ứng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)

- Thông tin trên phản ánh về việc: chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp. Cụ thể: vào năm 2022, chỉ 8,96 % lao động Việt Nam có khả năng làm việc từ xa; lao động có kĩ năng tay nghề cao chỉ đạt 11,6%; chỉ 5% lao động có trình độ tiếng Anh.

- Tất cả các hình thức hội nhập (song phương, khu vực và toàn cầu) sẽ hị ảnh hưởng bởi hiện trạng đó.

♦ Yêu cầu b) Để thích ứng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, học sinh cần:

+ Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kiến thức và kĩ năng nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

+ Bên cạnh việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, cần nỗ lực, không ngừng học hỏi, rèn luyện để cải thiện các kĩ năng mềm.

+ Tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới.

+ Phê phán, đấu tranh chống lại các hành vi mang tính kì thị, phân biệt, chia rẽ giữa các quốc gia, dân tộc.

+ …

Luyện tập 6 trang 24 SGK KTPL 12

Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống: Hai bạn H và K tranh luận với nhau về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. H cho rằng cần phải học tập tất cả những yếu tố bên ngoài. K không đồng tỉnh với ý kiến đó vì hội nhập kinh tế quốc tế có tính hai mặt, học sinh phải chủ động lựa chọn, tiếp thu và phát huy những mặt tích cực, đồng thời phải nhận biết và ngăn chặn, đẩy lùi những mặt tiêu cực của các yếu tố bên ngoài.

a) Em hãy nhận xét ý kiến của hai bạn học sinh trên.

b) Nếu tham gia vào cuộc tranh luận đó, em sẽ đưa ra ý kiến của mình như thế nào để thể hiện trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế quốc tế?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Nhận xét: cả hai bạn học sinh đều đưa ra những ý kiến riêng về tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó:

+ Bạn H mới chỉ nhận thấy những tác động tích cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nên ý kiến bạn H đưa ra vẫn còn mang tính một chiều, chưa thật sự đầy đủ, hợp lí.

+ Bạn K nhận thấy tính 2 mặt của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nên ý kiến bạn K đưa ra đầy đủ, hợp lí.

♦ Yêu cầu b) Nếu tham gia vào cuộc tranh luận đó, em sẽ đưa ra ý kiến của mình như sau: Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan với tất cả các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại nhiều cơ hội để phát triển đất nước nhưng cũng đặt các quốc gia đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, chúng ta cần chủ động lựa chọn, tiếp thu và phát huy những mặt tích cực, đồng thời phải nhận biết và ngăn chặn, đẩy lùi những mặt tiêu cực của các yếu tố bên ngoài.

Vận dụng 1 trang 24 SGK KTPL 12

Em hãy sưu tầm thông tin về cơ hội nghề nghiệp cho thanh niên ở địa phương em trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Gợi ý về các cơ hội làm việc trong doanh nghiệp có vốn nước ngoài, trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, trong các dịch vụ thu ngoại tệ,...) và chia sẻ với bạn cùng lớp.

Lời giải:

Đang cập nhật...

Vận dụng 2 trang 24 SGK KTPL 12

Em hãy viết một bài luận ngắn giới thiệu với bạn bè quốc tế về một hình thức hội nhập kinh tế quốc tế đang là ưu thế ở quê hương em.

Lời giải:

Đang cập nhật...

Bài tiếp theo: Giải Kinh tế Pháp luật 12 Cánh diều bài 3

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Cánh diều

    Xem thêm