Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Đinh Thị Nhàn Sinh học Lớp 9

Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân

10
10 Câu trả lời
  • Su kem
    Su kem

    - Giống nhau:

    + Đều là quá trình phân bào.

    + Đều có sự tự nhân đôi của NST.

    + Đều trải qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

    + Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

    - Khác nhau

    Bài 3 trang 33 sgk Sinh học 9

    Tham khảo thêm: Giải bài tập SGK Sinh lớp 9: Nguyên phân

    Trả lời hay
    174 Trả lời 10/10/21
    • Mỡ
      Mỡ

      Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân:

      - Giống nhau:

      + Đều là quá trình phân bào.

      + Đều trải qua các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

      - Khác nhau:

      Nguyên phânGiảm phân
      Xảy ra ở tế bào sinh dưỡngXảy ra ở tế bào sinh dục cái
      1 lần phân bàoGồm 2 lần phân bào liên tiếp
      Có sự phân li đồng đều của các cặp NST kép tương đồng vè hai cực tế bàoCó sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực tế bào
      1 tế bào mẹ (2n) nguyên phân tạo ra hai tế bài con, mỗi tế bào con có bộ NST lưỡng bội (2n)1 tế bào mẹ (2n) giảm phân tạo bốn tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội (n)
      Trả lời hay
      94 Trả lời 10/10/21
      • Batman
        Batman

        * Giống nhau:

        - Đều có sự tự nhân đôi của NST.

        - Đều trải qua các kì phân bào tương tự.

        - Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.

        - NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.

        - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

        * Khác nhau:

        Nguyên phânGiảm phân

        - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

        - Chỉ 1 lần phân bào.

        - Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

        - Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

        - Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

        - Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

        - Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

        - Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

        - Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

        - Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

        Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.

        Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST)

        - Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

        - Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

        Ý nghĩa:

        - Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

        - Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

        Ý nghĩa:

        - Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

        - Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

        - Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

        Trả lời hay
        17 Trả lời 10/10/21
        • Tân 2N
          Tân 2N

          NST là j

          0 Trả lời 04/11/21
        • T UWU
          T UWU

          @Tân 2N NST là Nhiễm Sắc Thể

          28 Trả lời 01/01/22
        • Bi
          Bi

          Nhiễm sắc thể

          12 Trả lời 06/10/22
      • Kẹo Ngọt
        Kẹo Ngọt

        Giống nhau:

        • Đều có sự tự nhân đôi của NST.
        • Đều trải qua các kì phân bào tương tự.
        • Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.
        • NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
        • Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

        Khác nhau:

        Nguyên phânGiảm phân

        - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

        - Chỉ 1 lần phân bào.

        - Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

        - Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

        - Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

        - Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

        - Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

        - Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

        - Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

        - Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

        Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.
        Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST).

        - Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

        - Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

        Ý nghĩa:

        - Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

        - Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

        Ý nghĩa:

        - Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

        - Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

        - Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

        Trả lời hay
        3 Trả lời 06/10/22
        • Chuột nhắt
          Chuột nhắt

          - Giống nhau: là hình thức phân bào; đều có một lần nhân đôi ADN; Có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối; Đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,…; Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối; Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu; Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân

          - Khác nhau:

          + Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai, giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

          + Nguyên phân có một lần phân bào, giảm phân có hai lần phân bào.

          + Nguyên phân kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo, giảm phân Kì đầu I có sự bắt cặp và trao đổi chéo.

          + Nguyên phân Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo, giảm phân Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.

          + Nguyên phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con, giảm phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con

          + Nguyên phân số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên, giảm phân Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa.

          + Nguyên phân duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ còn giảm phân tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh vật, giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.

          Trả lời hay
          3 Trả lời 11/02/23
          • Cute phô mai que
            Cute phô mai que

            - Giống nhau:

            + đều là hình thức phân bào.

            + đều có một lần nhân đôi ADN.

            + có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

            + đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,…

            + Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.

            + Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

            + Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân

            - Khác nhau:

            + Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai, giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

            + Nguyên phân có một lần phân bào, giảm phân có hai lần phân bào.

            + Nguyên phân kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo, giảm phân Kì đầu I có sự bắt cặp và trao đổi chéo.

            + Nguyên phân Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo, giảm phân Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.

            + Nguyên phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con, giảm phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con

            + Nguyên phân số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên, giảm phân Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa.

            + Nguyên phân duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ còn giảm phân tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh vật, giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa.

            Trả lời hay
            2 Trả lời 05/10/22
            • Phan Thị Nương
              Phan Thị Nương

              Cảm ơn mọi người!!!!

              0 Trả lời 05/10/22
              • Cần Nguyễn
                Cần Nguyễn

                trình bày cơ chế phất sinh giao tử ở những loài sinh sản hữu tính



                0 Trả lời 17:15 01/11
                • Conal Shadow
                  Conal Shadow

                  H


                  0 Trả lời 14/02/23
                  • Khang Anh
                    Khang Anh

                    Giống nhau:

                    -Đều có sự tự nhân đôi của NST.
                    -Đều trải qua các kì phân bào tương tự.
                    -Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.
                    -NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
                    -Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
                    Khác nhau:

                    *Nguyên phân

                    - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

                    - Chỉ 1 lần phân bào.

                    - Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

                    - Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

                    - Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

                    Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.

                    Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST).

                    Ý nghĩa:

                    - Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

                    - Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
                    *Giảm phân

                    Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

                    - Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

                    - Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

                    - Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

                    - Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

                    Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.

                    - Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

                    - Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

                    Ý nghĩa:

                    - Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

                    - Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

                    - Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

                    0 Trả lời 11/02/23

                    Sinh học

                    Xem thêm