Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Sinh lớp 9: Nguyên phân

Giải bài tập SGK Sinh lớp 9: Nguyên phân

Giải bài tập SGK Sinh lớp 9: Nguyên phân được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về các tính trạng thường gặp ở nguyên phân môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt lý thuyết:

Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào. Cơ thể đa bào lớn lên thông qua quá trình nguyên phân. Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản vô tính. Sinh trưởng của các mô và cơ quan trong cơ thể đa bào nhờ chủ yếu vào sự tăng số lượng tế bào qua quá trình nguyên phân. Khi mô hay quan đạt khối lượng tới hạn thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên phân bị ức chế.

Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, trong đó NST ở dạng sợi dài mảnh duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi (hình 9.2, 9.3). Khi kết thúc kì này, tế bào tiến hành phân bào nguyên nhiễm (gọi tắt là nguyên phân). Trong quá trình nguyên phân, sự phân chia nhân và phân chia chất tế bào được diễn tiến qua 4 kì: kì đầu (kì trước), kì giữa, kì sau và kì cuối như ở bảng 9.2. Trong quá trình phân bào có những diễn biến cơ bản sau đây: Khi bước vào kì đầu của quá trình nguyên phân, thoi phân bào nối liền hai cực tế bào. Thoi phân bào có vai trò quan trọng đối với sự vận động của NST trong quá trình phân bào và nó tan biến khi sự phân chia nhân kết thúc.

Màng nhân và nhân con bị tiêu biến khi nguyên phân diễn ra và chúng lại được tái hiện ở thời điếm cuối của sự phân chia nhân.

Khi bước vào nguyên phân, các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào. Sau đó chúng tiếp tục đóng xoắn cho tới khi đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Tiếp theo, 2 crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào. Khi di chuyển tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. Sau đó lại bắt đầu một chu kì mới của tế bào.

Kết quả của nguyên phân là một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ (2n NST).

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh Học lớp 9:

Bài 1: (SGK Sinh 9 – Nguyên Phân)

Những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn ở những kì nào? Tại sao nói sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Ở 2 kì là kì giữa và kì trung gian:

  • Kì giữa thì NST đóng xoắn và co ngắn cực đại
  • Kì trung gian thì NST duỗi xoắn hoàn toàn dưới dạng sợi mảnh

Sự đóng duỗi xoắn của NST có tính chu kì vì:

Vì sự đóng và duỗi xoắn được lặp đi lặp lại giống nhau trong mỗi chu kì của tế bào.

Bài 2: (SGK Sinh 9 – Nguyên Phân)

Sự tự nhân đôi của NST diễn ra trong kì nào của chu kì tế bào?

a) Kì đầu b) Kì giữa c) Kì sau d) Kì trung gian

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Chon đáp án d) Kì trung gian

Bài 3: (SGK Sinh 9 – Nguyên Phân)

Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân:

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Các kì

Những diễn biến cơ bản của NST

Kì đầu

– Các NST kép bắt đầu co ngắn và đóng xoắn

– NST có hình thái rõ rệt

– Tâm động đính vào sợi tơ vô sắc từ thoi phân bào

Kì giữa

NST kép đóng xoắn cực đại.

Tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau

- NST bắt đầu duỗi

- 2 Cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn

- Các cromatit trượt trên sợi tơ vô sắc phân li đều về 2 cực

Kì cuối

- NST tháo xoắn hoàn toàn

– Bắt đầu phân chia tế bào

- Thành 2 tế bào độc lập

Bài 4: (SGK Sinh 9 – Nguyên Phân)

Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

a) Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

b) Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

c) Sự phân li đồng đều của các cromatit về 2 tế bào con

d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Chọn đáp án d) Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con

Bài 5: (SGK Sinh 9 – Nguyên Phân)

Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau:

a) 4 b) 8 c) 16 d) 32

Đáp án bài 5:

Đáp án c) 16.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 9

    Xem thêm