Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 165 SGK Sinh lớp 9: Ô nhiễm môi trường

Giải bài tập trang 165 SGK Sinh 9: Ô nhiễm môi trường

Giải bài tập trang 165 SGK Sinh lớp 9: Ô nhiễm môi trường được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về ô nhiễm môi trường trong chương trình học môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt lý thuyết: Ô nhiễm môi trường

Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường: ô nhiễm do thải các chất khí độc vào bầu khí quyển, ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc, ô nhiễm do các chất phóng xạ, ô nhiễm do các chất thải lỏng và rắn, ô nhiễm do các tác nhân sinh học. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra như việc đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, khí đốt) trong công nghiệp giao thông vận tải và đun nấu và do một số hoạt động của tự nhiên như núi lửa, lũ lụt. Các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm dùng không đúng cách và dùng quá liều lượng sẽ có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triển. Mỗi người cần phải tích cực chống ô nhiễm môi trường để phòng bệnh

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 165 Sinh Học lớp 9: Ô nhiễm môi trường

Bài 1: (trang 165 SGK Sinh 9)

Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, chất thải trong sinh hoạt, chất thải từ các bệnh viện, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, do hậu quả của chiến tranh... ô nhiễm từ chất thải có nhiễm phóng xạ, từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.

Bài 2: (trang 165 SGK Sinh 9)

Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển... Ví dụ: khói, bụi từ hoạt động vận tải và sản xuất công nghiệp gây bệnh phổi. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Năng lượng nguyên tử và các chất thải phóng xạ có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.

Ô nhiễm môi trường còn góp phần làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật.

Bài 3: (trang 165 SGK Sinh 9)

Hãy lấy ví dụ minh họa:

  • Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên
  • Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
  • Mạch nước ngầm bị ô nhiễm

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên: Nhà máy sản gạch xả khói từ lò gạch ra môi trường mỗi ngày gây ô nhiễm không khí, khói bụi khắp nơi.

Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường: Thức ăn thừa được đổ ở ven đường gây mùi khó chịu ruồi bọ bâu vào, gây mất mĩ quan và ảnh hưởng tới không khí.

Mạch nước ngầm bị ô nhiễm: Nước ngầm bị ô nhiễm nên nồng độ sắt trong nước cao, chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho người.

Bài 4: (trang 165 SGK Sinh 9)

Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Nguyên nhân là do người trồng rau quả đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách. Ví dụ: dùng sai loại thuốc, thuốc không đảm bảo chất lượng, dùng quá liều lượng hoặc không tuân thủ quy định về thời gian và thu hoạch rau và quả sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật – thu hoạch rau và quả sớm sau khi phun thuốc và bán cho người tiêu dùng...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 9

    Xem thêm