Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 9: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 9: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 9: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về gây đột biến nhân tạo trong chọn giống trong chương trình học môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt lý thuyết: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Các tia phóng xạ và các hóa chất gây đột biến đều có thể gây ra đột biến gen và đột biến NST nhưng các tác nhân hóa học hứa hẹn nhiều khả năng chủ động điều khiển hướng đột biến. Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu chọn giống áp dụng chủ yếu đối với vi sinh vật và cây trồng. Trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng trực tiếp các cơ thể mang đột biến để nhân lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lai kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mới.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 98 Sinh học lớp 9: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Bài 1: (trang 98 SGK Sinh 9)

Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến vì các tác nhân có tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất của tính di truyền; tia phóng xạ có sức xuyên sâu, dễ gây đột biến gen và đột biến NST (số lượng và cấu trúc); tia tử ngoại có sức xuyên kém nên chỉ dùng để xử lí vật liệu có kích thước bé; có loại hóa chất có tác động chuyên biệt, đặc thù đối với loại nuclêôtit nhất định của gen.

Bài 2: (trang 98 SGK Sinh 9)

Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hóa học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Người ta đã chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phân, bầu nhụy hoặc vào mô nuôi cấy.

Khi xử lí đột biến bằng tác nhân hóa học, người ta ngâm hạt khó hoặc hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định vào dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp, tiêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy hoặc dùng que cuốn bông có tẩm hóa chất đặt vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành. Đối với động vật, có thể cho hóa chất tác động lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.

Bài 3: (trang 98 SGK Sinh 9)

Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Trong chọn giống vi sinh vật: đã tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần dạng ban đầu; đã tạo được các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn, chọn được các thế đột biến giảm sức sống không còn khả năng gây bệnh để tạo vacxin phòng bệnh cho người và gia súc.

Trong chọn giống cây trồng: đã tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến khắc phục tình trạng khan hiếm gạo Tám thơm trong các tháng 6-11.

Sử dụng các thể đa bội ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu,... để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt.

Trong chọn giống vật nuôi: sử dụng đột biến nhân tạo ở động vật bậc thấp.

Đánh giá bài viết
15 536
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 9

    Xem thêm