Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 129 SGK Sinh lớp 9: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Giải bài tập trang 129 SGK Sinh lớp 9: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Giải bài tập trang 129 SGK Sinh lớp 9: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật trong chương trình học môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt lý thuyết: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC. Tuy nhiên, cũng có một số loại sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật được chia thành hai nhóm: sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt. Thực vật và động vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau. Thực vật được chia thành hai nhóm: thực vật ưa ẩm và chịu hạn. Động vật cũng có hai nhóm: động vật ưa ẩm và ưa khô.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 129 Sinh học lớp 9: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Bài 1: (trang 129 SGK Sinh 9)

Vì sao nói nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Vì mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái (thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá..., động vật có lông dày).

Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,...

Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tập tính của động vật như tập tính tránh nóng ngủ hè, tránh lạnh ngủ đông,...

Bài 2: (trang 129 SGK Sinh 9)

Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm này có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của môi trường vì:

  • Sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.
  • Cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.

Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt..

Bài 3: (trang 129 SGK Sinh 9)

Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Cây sống nơi ẩm ướt và thiếu sáng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.

Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng (ở ven bờ ruộng, hồ, ao) có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.

Bài 4: (trang 129 SGK Sinh 9)

Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Động vật thuộc nhóm ưa ẩm: ễnh ương, dế, còng, cuốn chiếu, cóc, nhái, mối, sâu ăn lá, con bà chằn, rết.

Động vật thuộc nhóm ưa khô: kì nhông, rắn, gà, ngỗng, chó, mèo, bò, dê, hổ, khỉ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 9

    Xem thêm