Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Sinh 9 bài 1: Menđen và di truyền học

Mời các bạn tham khảo Giải SGK Sinh 9 bài 1: Menđen và di truyền học được VnDoc tổng hợp và đăng tải sau đây. Tài liệu giải bài tập Sinh học 9 này tổng hợp lý thuyết và lời giải cho các câu hỏi trong SGK Sinh học 9 bài 1 về Menđen và di truyền học giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học trong bài, từ đó học tốt Sinh học 9 hơn.

A. Tóm tắt lý thuyết: Menđen và di truyền học

Một số thuật ngữ:

  • Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: cây đậu có các tính trạng: thân cao, quả lục, hạt vàng, chịu hạn tốt
  • Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn và hạt nhăn, thân cao và thân thấp.
  • Nhân tố di truyền quy định các tính trạng của sinh vật. Ví dụ: nhân tố di truyền quy định màu sắc hoa hoặc màu sắc hạt đậu.
  • Giống (hay dòng) thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.

Trên thực tế, khi nói giống thuần chủng là nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.

Một số kí hiệu:

  • P (parentes): cặp bố mẹ xuất phát.
  • Phép lai được kí hiệu bằng dấu X.
  • G (gamete): giao tử. Quy ước giao tử đực (hoặc cơ thể đực), giao tử cái (hay cơ thể cái)
  • F (filia): thế hệ con. Quy ước F1 là thế hệ thứ nhất, con của cặp P; F2 là thế hệ thứ hai được sinh ra từ F1 do sự tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1.

Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản.

Những kiến thức cơ sờ của Di truyền học để cập tới cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật cùa hiện tượng di truyền và biến dị.

Tuy mới được hình thành từ đầu thế ki XX và phát triển mạnh trong mấy chục năm gần đây, nhưng Di truyền học đã trở thành một ngành mũi nhọn trong Sinh học hiện đại. Di truyền học đã trở thành cơ sở lí thuyết của Khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với Y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong Công nghệ sinh học hiện đại.

Grêgo Menđen (1822 – 1884) là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền.

Phương pháp độc đáo của Menđen được gọi là phương pháp phân tích các thế hệ lai có nội dung cơ bản là:

  • Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trang thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng bố mẹ.
  • Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.

Menđen đã thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan (có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt), ông đã trồng khoảng 37000 cây, tiến hành lai 7 cặp tính trạng thuộc 22 giống đậu trong 8 năm liền, phân tích trên một vạn cây lai và khoảng 300000 hạt. Từ đó, rút ra các quy luật di truyền (năm 1865), đặt nền móng cho Di truyền học.

B. Trả lời câu hỏi Sinh 9 bài 1 trang 5, 6

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 1 trang 5

Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào (ví dụ: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu mắt, da...)

Hướng dẫn trả lời:

VD: Màu mắt đen, da đen giống bố; mũi thẳng, tóc xoăn giống mẹ

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 1 trang 6:

Quan sát hình 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tình trạng đem lại

Hướng dẫn trả lời:

Hình 1.2 cho ta thấy 7 cặp tính trạng tương phản được Menđen nghiên cứu ở đậu Hà Lan

Mỗi cặp tính trạng đem lai đều có hai trạng thái tương phản và trái ngược nhau trong cùng 1 loại tính trạng

+ Loại tính trạng hình dáng hạt: trơn - nhăn; vàng - xanh;vỏ xám - vỏ trắng

+ Loại tính trạng về quả: không có ngấn - có ngấn; lục - vàng

+ Loại tính trạng về thân: hoa và quả ở trên thân - hoa và quả ở trên ngọn; thân cao - thân thấp...

C. Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh Học lớp 9 bài 1

Soạn Sinh 9 Bài 1 trang 7 câu 1

Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học?

Hướng dẫn trả lời:

Đối tượng di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng Di truyền và Biến dị

Nội dung:

  • Các quy luật và định luật di truyền: quy luật phân li, định luật phân li độc lập, di truyền liên kết, hoán vị gen...v...v
  • Quy luật của các loại biến dị (đột biến NST, đột biến gen...) và nguyên nhân gây ra các đột biến (tác nhân hóa học, vật lí.....v...v)
  • Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền

Ý nghĩa thực tiễn: đóng vai trò quan trọng cho Khoa học chọn giống, Y học đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại (ví dụ: ngày nay ta có thể tạo ra giống đậu có hàm lượng vitamin A cao chống bệnh khô mắt, những giống lúa cho năng suất cao đặc biệt ta có thể biết tỉ lệ khuyết tật của thai nhi cũng như khả năng của đứa trẻ trong tương lai)

Soạn Sinh 9 Bài 1 trang 7 câu 2

Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản
  • Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
  • Dùng toán thống kê phân tích số liệu thu được
  • Rút ra quy luật di truyền các tính trạng.

Soạn Sinh 9 Bài 1 trang 7 câu 3

Hãy lấy ví dụ về các tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm cặp tính trạng tương phản?

Hướng dẫn trả lời:

Mắt đen – mắt xanh

Tóc thẳng – tóc quăn

Mũi cao – mũi tẹt

Trán dô – trán thấp.......

Soạn Sinh 9 Bài 1 trang 7 câu 4

Tại sao Menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?

Hướng dẫn trả lời:

Để có thể dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các tính trạng đó ở đời con (vì các tính trạng tương phản được phân biệt rõ ràng, khó nhầm lẫn)

Soạn Sinh 9 Bài 1 trang 7 câu 5

Đánh dấu x vào đầu câu trả lời đúng nhất:

1. Đối tượng của di truyền học là gì?

a) Bản chất và quy luật của hiện tượng Di truyền – Biến dị

b) Cây đậu Hà lan có hoa lưỡng tính

c) Tất cả động thực vật và vi sinh vật

d) Cả a và b

2. Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menden là gì?

a) Phương pháp phân tích các thế hệ lai

b) Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được

c) Thí nghiệm nhiều lần trên đậu Hà Lan

d) Cả a và b

Hướng dẫn trả lời:

1 – a) Bản chất và quy luật của hiện tượng Di truyền – Biến dị

2 – a) Phương pháp phân tích các thế hệ lai

............................

Bài tiếp theo: Giải Sinh 9 bài 2: Lai một cặp tính trạng

Xem thêm:

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Sinh 9 bài 1: Menđen và di truyền học. Thông qua tài liệu này, các em sẽ nắm vững hơn kiến thức về di truyền học, từ đó vận dụng vào giải bài tập Sinh học 9 hiệu quả. Để tham khảo những bài tiếp theo, mời các em vào chuyên mục Giải bài tập Sinh học 9 trên VnDoc nhé.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Sinh học lớp 9, Giải Vở BT Sinh Học 9, Chuyên đề Sinh học 9, Giải bài tập Sinh học 9, Tài liệu học tập lớp 9... được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    rất chi tiết

    Thích Phản hồi 07/09/22
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 9

    Xem thêm