Giải bài tập trang 66 SGK Sinh lớp 9: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Giải bài tập trang 66 SGK Sinh lớp 9: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Giải bài tập trang 66 SGK Sinh lớp 9: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về đột biến cấu trúc của nhiễm sắc thể môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
A. Tóm tắt lý thuyết:
NST có thể bị biến đổi cấu trúc ở một số dạng khác nhau. Ví dụ: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
Các NST sau khi bị biển đổi (hình 22 a, b, c) khác với NST ban đầu
- Trường hợp a: NST sau khi bị đột biến bị mất đoạn H so với NST ban đầu. Đoạn bị mất nằm ở cuối NST. Đây là dạng đột biến mất đoạn NST
- Trường hợp b: Trên NST sau khi đột biến có hai đoạn BC, độ dài của NST này dài hơn so với NST ban đầu. Đây là dạng đột biến lặp đoạn NST.
- Trường hợp c: Trên NST sau khi bị đột biến có đoạn B, C, D bị quay 180° so với đoạn B, C, D ở NST ban đầu. Đây là dạng đột biến đảo đoạn NST.
Ngày nay, khoa học đã xác định: Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể tới NST. Nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng. Vì vậy, đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
Trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên thường gây hại cho sinh vật. Mặc dù vậy, trong thực tiễn, người ta còn gặp các dạng đột biến cấu trúc NST có lợi.
Ví dụ 1: Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.
Ví dụ 2: Enzim thủy phân tinh bột ở một giống lúa mạch có hoạt tính cao hơn nhờ hiện tượng lặp đoạn NST mang gen kiểm soát enzim này.
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 66 Sinh học lớp 9:
Bài 1: (trang 66 SGK Sinh 9)
Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng đột biến đó.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong, cấu trúc NST, gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Mô tả từng dạng đột biến câu trúc NST.
- Mất đoạn: NST bị đứt mất một đoạn, làm cho NST đột biến ngắn hơn NST ban đầu.
- Lặp đoạn: NST đột biến có thêm một đoạn NST được lặp lại, làm cho NST đột biến dài hơn NST ban đầu.
- Đảo đoạn: NST ban đầu có một đoạn bị đứt, đoạn NST bị đứt này quay 180° rồi gắn vào vị trí cũ.
- Chuyển đoạn: NST này có một đoạn bị đứt (NST này bị ngắn lại so với ban đầụ) đoạn NST bị đứt được gắn vào một NST không tương đồng làm NST này dài ra hơn so với NST ban đầu.
Bài 2: (trang 66 SGK Sinh 9)
Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh là nguvên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST.
Bài 3: (trang 66 SGK Sinh 9)
Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vi trải qua quá trình tiên hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST đã làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên gây ra các rối loạn hoặc bệnh NST.