Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập trang 85 SGK Sinh lớp 9: Bệnh và tật di truyền ở người

Giải bài tập trang 85 SGK Sinh lớp 9: Bệnh và tật di truyền ở người

Giải bài tập trang 85 SGK Sinh lớp 9: Bệnh và tật di truyền ở người được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải của các câu hỏi trong sách giáo khoa về bệnh và tật di truyền ở người trong chương trình học môn Sinh học 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

A. Tóm tắt lý thuyết: Bệnh và tật di truyền ở người

Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người. Người ta có thể nhận biết các bệnh nhân Đao, Tớcnơ qua hình thái. Các dị tật bẩm sinh như: mất sọ não, khe hở môi – hàm, bàn tay và bàn chân dị dạng cũng khá phổ biến ở người.

Các bệnh di truyền và dị tất bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 85 Sinh học lớp 9: Bệnh và tật di truyền ở người

Bài 1: (trang 85 SGK Sinh 9)

Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái nào?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:

Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua các dấu hiệu bề ngoài như: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.

Có thể nhận biết bệnh nhân Tơcnơ qua các dấu hiệu bề ngoài như: bệnh nhân là nữ, dáng lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.

Bài 2: (trang 85 SGK Sinh 9)

Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:

  • Bệnh bạch tạng: có da và tóc màu trắng, mắt hồng do một đột biến gen lặn gây ra.
  • Bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn khác gây ra (do cha mẹ bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học).
  • Tật 6 ngón tay ở người do đột biến gen trội gây ra.

Bài 3: (trang 85 SGK Sinh 9)

Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do các tác nhân lí hóa trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường (đặc biệt là chất độc hóa học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức), do rối loạn trao đổi chất nội bào.

Có thể hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền bằng các biện pháp:

  • Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường.
  • Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và một số chất độc có khả năng gây ra biến đổi cấu trúc NST hoặc đột biến gen.
  • Trường hợp đã mắc một số dị tật di truyền nguy hiểm thì không kết hôn hoặc không nên sinh con. Trường hợp gia đình nhà chồng đã có người mang tật đó, người phụ nữ đã mang tật không nên sinh con.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Sinh học 9

    Xem thêm