Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sang Thu lớp 7 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

A. Chuẩn bị đọc Sang Thu lớp 7

Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên thời khắc giao mùa.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Thiên nhiên của thời khắc giao mùa luôn có những biến đổi đặc biệt. Nó vừa xen lẫn chút đặc điểm của mùa cũ, vừa đón nhận những đặc điểm của mùa mới. Khoảnh khắc ấy đem đến cho em những nuối tiếc vì một mùa đã đi qua, nhưng cũng gọi về những hồ hởi, mong chờ của một mùa sắp đến.

B. Trải nghiệm cùng văn bản Sang Thu lớp 7

Tưởng tượng 1 trang 15 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Em hình dung như thế nào về hình ảnh "Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu"?

Hướng dẫn trả lời:

Hình ảnh đó khiến em tưởng tượng ra hình ảnh một đám mây bồng bềnh, mềm mại như dải lụa dài:

  • Một nửa dải lụa mây vẫn còn là của mùa hạ với cái nắng chói chang
  • Một nửa đã vươn mình sang trời thu với cái nắng dịu dàng hơn và bầu trời trong xanh hơn, cao lớn hơn

→ Đám mây như có cảm xúc của riêng mình, vừa nuối tiếc mùa hạ lại vừa mong chờ mùa thu. Bản thân đám mây đã giúp cho những cảm xúc chênh vênh giữa hai mùa được khắc họa rõ nét.

Theo dõi 2 trang 15 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Điểm chung của những từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Các từ ngữ đó đều thể hiện một trạng thái nửa vời, nằm ở ranh giới của hai mùa, hai thế giới. Ở đây, các từ ngữ thể hiện sự dịch chuyển chậm rãi, thong thả và đủng đỉnh của sự vật giữa hai mùa hạ và thu.

→ Góp phần thể hiện rõ sự lưu luyến của đất trời với mùa hạ và cả sự tiếc nuối của chính mùa hạ với vạn vật.

C. Trả lời câu hỏi bài Sang Thu lớp 7

Câu 1 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?

Hướng dẫn trả lời:

- Bài thơ miêu tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa (đầu mùa thu, cuối mùa hạ)

- Em biết được điều đó dựa vào các hình ảnh và động từ sau:

  • Hình ảnh: sương chùng chình qua ngõ, chim bắt đầu vội vã, vẫn còn bao nhiêu nắng, đã vơi dần cơn mưa
  • Động từ: chùng chình, bắt đầu, vơi

Câu 2 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó em cảm nhận như thế nào về tâm hồn của nhà thơ.

Hướng dẫn trả lời:

- Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ là:

  • hương ổi - phả vào trong gió se
  • sương - chùng chình qua ngõ
  • sông - dềnh dàng
  • chim - vội vã
  • đám mây mùa hạ - vắt nửa mình sang thu

→ Cách miêu tả đó giúp em cảm nhận được nhà thơ Hữu Thỉnh:

  • có một tâm hồn rất nhạy cảm và tinh tế, có thể cảm nhận được những biến chuyển rất nhỏ nhặt và âm thầm của thiên nhiên - điều rất dễ bị bỏ qua trong cuộc sống thường ngày
  • đã kết hợp được nhiều giác quan (thị giác, khứu giác, xúc giác) để cùng nhau cảm nhận thiên nhiên, từ đó nhận ra những rung chuyển tinh tế vô cùng của đất trời

Câu 3 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài Sang Thu có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản?

Hướng dẫn trả lời:

Phân tíchTác dụng trong việc thể hiện nội dung văn bản
Cách ngắt nhịp

- Riêng khổ thơ thứ 2 sử dụng đều đặn nhịp 3/2

- Các khổ thơ còn lại sử dụng luân chuyển giữa các cách ngắt nhịp 2/3 và 3/2

- Cách ngắt nhịp có sự luân chuyển giúp thể hiện cảm xúc, tình cảm của nhà thơ: những xao xuyến, bâng khuâng khi bỗng nhận ra thiên nhiên có những chuyển động mơ hồ từ hạ sang thu

Cách gieo vần

- Chủ yếu gieo vần chân:

  • se - về
  • vã - hạ

- Giúp tạo sự liên kết giữa các dòng trong bài thơ

- Tạo nhạc điệu cho bài thơ

Câu 4 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em chủ đề của bài thơ Sang Thu là gì? Qua bài thơ này tác giả muốn gửi thông điệp gì đến cho người đọc?

Hướng dẫn trả lời:

- Chủ đề của bài thơ: Từ việc miêu tả sự chuyển mình của thiên nhiên, đất trời từ hạ sang thu, bài thơ đã thể hiện sự tinh tế và nhạy cảm của tác giả về thiên nhiên, cùng những suy ngẫm của ông về bước đi của thời gian.

- Qua bài thơ này tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: Hãy lắng nghe và cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả những giác quan của mình để có thể thấu hiểu và đón nhận được những món quà của thiên nhiên

Câu 5 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

- Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì không phù hợp với nội dung của bài thơ

- Bởi vì: bài thơ tái hiện lại thiên nhiên trong buổi giao mùa, khi mùa hạ vẫn chưa hoàn toàn qua đi và mùa thu vẫn chưa thực sự đến. Khoảnh khắc này là một "mùa" riêng, một giai đoạn riêng với những đặc điểm và tính chất đặc biệt, không thể xem như là mùa thu được.

Câu 6 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc bài thơ Sang thu em học được gì từ cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?

Hướng dẫn trả lời:

Đọc bài thơ Sang thu, em học được cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả:

  • Quan sát và cảm nhận bằng tất cả các giác quan của mình (thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác...) để không bỏ qua dù chỉ là những điều nhỏ bé nhất
  • Quan sát và cảm nhận một cách chi tiết và kĩ lưỡng, để có thể nhận biết những rung chuyển, biến đổi tinh vi và khó lường nhất, từ có những phát hiện thú vị
  • Quan sát và cảm nhận theo một trình tự nhất định và nhất quán, để có thể rút ra những chiêm nghiệm, kết luận có ý nghĩa

Câu 7 trang 16 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

- Câu thơ em cho là hay nhất: "Sương chùng chình qua ngõ"

- Giải thích: Câu thơ sử dụng từ láy "chùng chình" là một từ láy rất đắt giá, vừa miêu tả được dáng vẻ ngập ngừng nửa muốn đi nửa muốn ở, vừa khắc họa được thái độ nuối tiếc vẩn vơ ngượng ngùng của làn sương. Làn sương được nhân hóa, như biểu tượng của mùa thu. Thấy mùa hạ còn ở, thu ngượng ngùng ở bên ngõ, không biết mình đã nên vào hay chưa, lo lắng người ta có đón nhận mình hay không. Chi tiết ấy sáng nhất trong cả khổ thơ, bởi đã tái hiện được khoảnh khắc mùa thu âm thầm quyện vào trong bầu không của mùa hạ.

D. Soạn bài Sang thu Ngắn nhất

>> Xem toàn bộ tài liệu tại đây Soạn Sang Thu trang 15 ngắn gọn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo Ngắn gọn

    Xem thêm