Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 35

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 35 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Xác định thành ngữ trong các câu sau và cho biết đó là thành phần nào trong câu:

a. Được 10 điểm kiểm tra môn Toán, nó vui như Tết.

b. Vì không có nhiều thời gian nên chúng tôi cũng chỉ cưỡi ngựa xem hoa thôi.

c. Khi tối lửa tắt đèn, họ luôn giúp đỡ lẫn nhau.

Nêu tác dụng của việc sử dụng các thành ngữ đó.

Trả lời:

CâuThành ngữThành phần trong câu
avui như Tếtvị ngữ
bcưỡi ngựa xem hoavị ngữ
ctối lửa tắt đèntrạng ngữ

→ Tác dụng của việc sử dụng các thành ngữ trên trong câu: giúp cho câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc hơn, tăng tính biểu cảm và tượng hình cho nội dung câu văn.

Câu 2 trang 25 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm năm thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng.

Trả lời:

STT

Thành ngữ sử dụng BPTT nói quá

Giải thích ý nghĩa của thành ngữ

1Chậm như rùa

Chỉ sự di chuyển chậm chạp như một chú rùa, dù thực tế một người không thể di chuyển với tốc độ chậm đến như vậy

2Xấu như ma

Chỉ một ngoại hình xấu xí đến mức không thể tưởng tượng được, phi thực tế

3Hôi như cú

Chỉ mùi hôi nồng nặc, như một con vật có mùi hôi đặc trưng, hầu như không tắm rửa và có thể ngửi được từ cách đó một khoảng cách nhất định

4Nhanh như chớp

Chỉ tốc độ nhanh chóng như tốc độ của tia chớp lóe ngang qua bầu trời

5Lì như trâu

Chỉ sự lì lợm, cố chấp đến khó tin được, vượt qua mức thông thường

Câu 3 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào là tục ngữ? Dựa trên cơ sở nào em phân loại như vậy?

a. Ếch ngồi đáy giếng

b. Uống nước nhớ nguồn.

c. Người ta là hoa đất.

d. Đẹp như tiên

đ. Cái nết đánh chết cái đẹp.

Trả lời:

Tục ngữ

Thành ngữ

b, c, đ

a, d

Có nội dung là sự nhận xét, giải thích về một hiện tượng, đạo lý nào đó theo kinh nghiệm của dân gian. Được hiểu theo nghĩa bóng được gợi lên từ các từ ngữ có trong câu

Là tập hợp từ ngữ cố định, có tính hình tượng, biểu cảm và hiểu theo nghĩa trực tiếp từ cá từ ngữ cấu tạo câu

Câu 4 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Đặt câu có sử dụng các thành ngữ: nước đổ đầu vịt, như hai giọt nước, trắng như tuyết.

Trả lời:

Học sinh tham khảo các từ ngữ sau:

  • Dù nghe đi lại nghe lại nhiều lần, cậu ta vẫn chẳng hiểu gì, như nước đổ đầu vịt.
  • Hai cô gái giống nhau như hai giọt nước.
  • Công chúa có làn da trắng như tuyết, môi đỏ như son, tóc đen như gỗ mun.

Câu 5 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu tục ngữ “Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Trả lời:

- Câu tục ngữ đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá (chưa nằm - đã sáng, chưa cười - đã tối)

- Tác dụng của biện pháp tu từ: giúp tạo ấn tượng mạnh cho người đọc, giúp câu văn trở nên hấp dẫn, thú vị và giàu sức biểu cảm hơn.

Câu 6 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Cách diễn đạt “về với Thượng đế chí nhân” trong câu sau có gì đặc biệt? Xác định biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của cách diễn đạt này.

Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng ngay và cây Nô-en ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ chúa ở nơi này; trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao!

(An-đéc-sen, Cô bé bán diêm)

Trả lời:

- Cách diễn đạt “về với Thượng đế chí nhân” trong câu đã sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh - tránh đề cập trực tiếp đến cái chết của cô bé

- Tác dụng: giúp giảm bớt sự đau xót trước cái chết của cô bé tội nghiệp, đồng thời giảm sự âm u, bi kịch cho câu văn, tạo không khí tươi sáng hơn cho bối cảnh câu chuyện

Câu 7 trang 36 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn trích sau và chỉ ra tác dụng của chúng:

Những bầy chim đen bay kín trời, vươn cổ dài như tàu bay cổ ngỗng lướt qua trên sông, cuốn theo sau những luồng gió vút cứ làm tai tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc tôi càng nghe rõ tiếng kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Và gió đưa đến một mùi tanh lợm giọng, khiến tôi chỉ chực buồn nôn ọe

Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cốc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đãy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.

-------------------------------------------------

>> Tiếp theo: Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Trên đây là tài liệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 35. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 7 CTST Tập 2

    Xem thêm