Soạn bài Biết người biết ta trang lớp 7 Chân trời sáng tạo
Ngữ Văn lớp 7 trang 40 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Trả lời câu hỏi bài Biết người biết ta
Câu 1 trang 41 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong văn bản 1 và 2
Hướng dẫn trả lời:
- Biện pháp tu từ: nói quá
- Văn bản 1: con châu chấu nhỏ bé đá nghiêng một chiếc xe to lớn
- Văn bản 2: con sắt bé xíu đánh ngã ông Đùng là một người khổng lồ
- Tác dụng:
- Tăng sức biểu cảm của hình ảnh, câu văn, gây ấn tượng mạnh với người đọc, tạo tiếng cười sảng khoái
- Giúp nhấn mạnh, làm đòn bẩy cho nội dung được văn bản nhắc đến (các hiện tượng phi lý trong cuộc sống)
Câu 2 trang 41 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản 3.
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản 3:
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng lại chịu luồn đám mây.
→ Bài học rút ra: Trong cuộc sống, chúng ta không nên kiêu căng, tự mãn về bản thân mà xem thường, hạ thấp người khác. Mỗi người đều có giá trị và vai trò riêng, không có ai là tuyệt đối quan trọng hay giỏi nhất. Từ đó, văn bản khuyên nhủ chúng ta nên biết khiêm tốn, học hỏi không ngừng và không nên xem thường người khác.
Câu 3 trang 41 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em, mục đích sáng tác ba văn bản trên có gì giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn?
Hướng dẫn trả lời:
- Mục đích sáng tác ba văn bản đều giống với mục đích sáng tác các truyện ngụ ngôn.
- Bởi vì: đều mượn những hình ảnh, sự vật, thói quen trong cuộc sống để châm biếm, chê trách, từ đó giúp người nghe, người đọc rút ra những bài học cho bản thân mình và thay đổi tốt hơn
B. Nội dung bài Biết người biết ta
Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng
Con sắt đập ngã ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cơ sao trăng lại chịu luồn đám mây?
(In trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam,
Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2005)
C. Soạn bài Biết người biết ta Ngắn nhất
>> Xem toàn bộ bài soạn ngắn gọn tại đây Soạn bài Biết người biết ta ngắn gọn trang 40