Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương lớp 7 Chân trời sáng tạo

Soạn Văn 7 Tục ngữ và sáng tác văn chương - Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Sau khi đọc xong truyện Nàng Bân, em hiểu thế nào về cái rét nàng Bân được nhắc đến trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân?

Trả lời:

Gợi ý:

  • Rét nàng Bân là đợt rét cuối cùng của mùa đông, xảy ra vào khoảng đầu tháng Ba âm lịch ở miền Bắc nước ta. Đây là đợt rét đậm, kéo dài vài ngày và thường kèm mưa phùn hoặc mưa nhỏ.
  • Rét nàng Bân gắn liền với câu chuyện "nàng Bân", gắn liền với tình cảnm ấm áp của người vợ dành cho chồng, người cha dành cho con cái.

Câu 2 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu gì thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn?

Trả lời:

Gợi ý:

Câu trả lời của tía nuôi nhân vật "tôi" nói lên rằng câu tục ngữ "Chim trời cá nước, ai được nấy ăn" đã không còn đúng với xã hội hiện tại mà họ đang sống.

→ Từ đó, em hiểu rằng câu tục ngữ "Chim trời cá nước, ai được nấy ăn" không phải luôn đúng, mà có thể đúng trong trường hợp này nhưng không phù hợp với hoàn cảnh khác. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đạ ngày nay, câu tục ngữ này cũng không còn phù hợp, khi các loài động vật quý hiếm, hoang dã đã bị cấm săn bắt để bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Câu 3 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay. Tìm một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương.

Trả lời:

- Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ trong văn bản “Chim trời, cá nước...” - xưa và nay:

  • giúp góp phần làm tăng độ tin cậy, sức thuyết phục cho câu nói của nhân vật tôi
  • làm cho tác phẩm giàu hình ảnh, sức biểu cảm và đậm đà tình yêu dân tộc
  • giúp người đọc nhận thức đúng đắn hơn về việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
  • giúp người đọc hiểu thêm về cách sử dụng tục ngữ trong văn bản
  • giúp người đọc hiểu được tính đúng đắn của các câu tục ngữ (không phải luôn đúng mà còn dựa vào bối cảnh sử dụng)

- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương: Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Có công mài sắt có ngày nên kim...

Câu 4 trang 35 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước... - xưa và nay, em rút ra được những lưu ý gì khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ?

Trả lời:

Bài học em rút ra sau khi đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời, cá nước... - xưa và nay là: cần phải soi chiếu hoàn cảnh sáng tác của các câu tục ngữ trong hoàn cảnh cuộc sống hiện đại, để có thể hiểu đúng ý nghĩa, nội dung của câu tục ngữ. Bởi vì theo hoàn cảnh thay đổi, nhiều câu tục ngữ đã không còn phù hợp hay không còn chính xác nữa. Bởi vậy, cần chú ý bối cảnh để sử dụng các câu tục ngữ sao cho phù hợp và vận dụng chúng chính xác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng