Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 41 Chân trời sáng tạo Tập 2

Ngữ văn 7 Tập 2 trang 41 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 41 Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản đã học bằng cách điền vào bảng sau:

Tên văn bản

Nội dung

Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Trả lời:

Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản đã học như sau:

Tên văn bản

Nội dung

Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Những kinh nghiệm của nhân dân về hiện tượng thời tiết, đặc điểm thiên nhiên

Tục ngữ

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Những kinh nghiệm của nhân dân về hoạt động lao động và sản xuất

Tục ngữ

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Những kinh nghiệm của nhân dân về con người và xã hội, về lối sống và các đạo lý

Tục ngữ

Câu 2 trang 41 Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Hãy xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ trong các câu tục ngữ sau:

  1. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
  2. Én bay thấp, mưa ngập bờ ao
    Én bay cao, mưa rào lại tạnh.

Trả lời:

Xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, các vế, biện pháp tu từ trong các câu tục ngữ như sau:

Câu tục ngữ

ab

Số dòng

1 dòng2 dòng

Số chữ

8 chữ14 chữ

Cặp vần

đen - đènao - cao - rào

Các vế

Gồm 2 vế:

  • Vế 1: gần mực thì đen
  • Vế 2: gần đèn thì rạng

Gồm 2 vế"

  • Vế 1: én bay thấp, mưa ngập bờ bao
  • Vế 2: én bay cao, mưa rào lại tạnh

Phép tu từ

- BPTT ẩn dụ

  • mực chỉ môi trường xấu xa, sự tệ hại
  • đèn chỉ môi trường trong sạch, văn minh, tốt đẹp

- BPTT tương phản

  • mực >< đèn
  • đen >< rạng

- BPTT điệp ngữ: lặp lại 2 lần cấu trúc "gần" ... "thì"

- BPTT tương phản: thấp >< cao

- BPTT điệp ngữ:

  • Lặp lại 2 lần từ "bay" ở 2 vế
  • Lặp lại  2 lần từ "mưa" ở 2 vế

Câu 3 trang 41 Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như sau:

Thành ngữTục ngữ
Đặc điểm

- Thành ngữ là một cụm từ cố định, có thể làm thành một bộ phận của câu (có thể làm chủ ngữ, vị ngữ), hoặc cũng có thể làm thành phần phụ trong các cụm từ

- Ví dụ: Thành ngữ "Chậm như rùa:

  • Làm vị ngữ: Anh ta chậm như rùa.
  • Làm chủ ngữ: "Chậm như rùa" là câu thành ngữ hay và thú vị.
  • Làm thành phần phụ: Đã hơn 15 phút trôi qua, mà anh ta mới chạy được nửa vòng sân, đúng là chậm như rùa.

- Tục ngữ là một câu diễn đạt trọn vẹn một ý (một nhận xét, một kinh nghiệm)

- Ví dụ: Câu tục ngữ "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính" thể hiện quy luật phát triển tự nhiên trong tính cách của mỗi con người, không thể áp đặt hay gò ép.

Chức năng- Thành ngữ thường được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày và trong sáng tác văn chương với mục đích làm cho sự diễn đạt trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc- Tục ngữ được sử dụng chủ yếu nhằm tăng độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm

Câu 4 trang 41 Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Viết ba câu có sử dụng biện pháp nói quá và ba câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.

Trả lời:

Học sinh tham khảo các câu sau:

- Câu sử dụng biện pháp nói quá:

  • Nhà tôi trồng được một quả dưa hấu to như cái chậu giặt áo quần.
  • Chỉ cần dùng một tay tôi cũng có thể nhấc bổng cả cái xe máy.
  • Chiếc ô tô này chạy rất nhanh, một tiếng đã chạy được từ Huế vào đến Hồ Chí Minh rồi.

- Câu sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh:

  • Các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh sau khi tiêu diệt sạch kẻ địch.
  • Thành tích của bạn Nam không được tốt lắm, nên cần phải cố gắng hơn ở học kì 2.
  • Những bông hoa trông không tươi lắm, có lẽ là cách chăm sóc chưa phù hợp.

Câu 5 trang 41 Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Em hãy chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

Trả lời:

Kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống:

- Mở bài:

  • Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận
  • Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối với vấn đề cần bàn luận

- Thân bài:

  • Giải thích những từ ngữ quan trọng (nếu có) và ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ cần bàn luận
  • Nêu được ít nhất hai lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ để làm rõ ý kiến
  • Nêu được bằng chứng đa dạng, thuyết phục để củng cố cho lí lẽ
  • Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí
  • Lật lại vấn đề, bổ sung ý kiến để cách nhìn vấn đề thêm toàn diện
  • Sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý để gắn kết các đoạn văn với nhau

- Kết bài:

  • Khẳng định lại ý kiến của mình
  • Đề xuất giải pháp, bài học nhạn thức và phương hướng hành động

Câu 6 trang 41 Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt.

Trả lời:

Những điều cần lưu ý khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng ý kiến khác biệt là:

  • Có thái độ hòa nhã, tôn trọng người cùng trao đổi với mình vì mục đích của buổi trao đổi chính là để chia sẻ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của người khác
  • Bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình bằng những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và ngôn từ lịch sự
  • Lắng nghe và tôn trọng ý kiến khác biệt với ý kiến của mình vì một vấn đề có thể được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều góc độ

Câu 7 trang 41 Ngữ văn lớp 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Qua bài đọc, em hiểu thế nào về “trí tuệ dân gian”?

Trả lời:

Gợi ý:

"Trí tuệ dân gian" là những kiến thức, kinh nghiệm, bài học mà cha ông ta đúc kết, tích lũy được qua những điều đã nhìn thấy, thấu hiểu được từ chính thực tiễn cuộc sống, chứ không phải từ các nghiên cứu khoa học. Tất cả được cô đọng lại trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Và được truyền từ đời này qua đời khác như một bài học ý nghĩa dành cho con cháu.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng