Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 75 Chân trời sáng tạo Tập 1

Soạn Văn 7 trang 75 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 75 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Hướng dẫn trả lời:

Các đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học:

- Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận (có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, chủ đề...)

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm đang bàn luận:

  • Lí lẽ là những lí giải, phân tích về tác phẩm
  • Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn... từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ

- Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí

Câu 2 trang 75 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mục đích viết và nội dung chính của các văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học đã học trong bài dựa vào bảng sau (làm vào vở)

Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Mục đích viết

Nội dung chính

Hướng dẫn trả lời:

Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, nhân vật em bé đã đề cao trí tuệ của nhân dân

Hình ảnh cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác, vừa chân thực, sống động vừa thể hiện triết lí sống cao đẹp của nhân dân.

Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc.

Lí lẽ và bằng chứng

- Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất) tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

- Ở thử thách thứ 2 và thứ 3 (gắn với câu hỏi thứ 2 và thứ 3) tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đề được nới lòng và cởi bỏ.

- Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.

- Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

  • Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.
  • Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.
  • Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết.

- Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

- Sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng

- Sức hấp dẫn của truyện còn đến từ kết thúc bất ngờ

- Sự phát triển song hành và kết quả đảo ngược của 2 nhân vật chính (Giôn-xi và Bơ-mơn) thực sự tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện

- Chiếc lá bình dị ấy là tác phẩm nghệ thuật chân chính giàu giá trị nhân văn được khơi nguồn từ nhu cầu cuộc sống và tự nó đã mang chức năng sinh thành và tái tạo

Mục đích viết

Đề cao trí tuệ dân gian (trí tuệ của nhân dân)

Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao

Bình luận về những đặc điểm hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Nội dung chính

Thông qua 4 câu đố (4 thử thách) với độ khó và mức độ, phạm vi tăng dần, câu chuyện đã đề cao trí thông minh và sự khôn ngoan dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười hồn nhiên, giải trí.

Miêu tả, khẳng định vẻ đẹp trong sạch, thanh khiết của hoa sen, qua đó ca ngợi phẩm chất của con người Việt Nam

Sự tác động mạnh mẽ của "chiếc lá cuối cùng" đối với cô gái trẻ Giôn-xi và kết thúc đầy bất ngờ, tiếc nuối và giàu tính nhân văn của tác phẩm.

Bài soạn chi tiết

Soạn bài Em bé thông minh - Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Soạn bài Sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Câu 3 trang 75 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý các điều sau:

  • Giới thiệu được nhân vật cần phân tích
  • Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm của nhân vật
  • Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến
  • Đưa ra bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ
  • Đảm bảo đầy đủ bố cục của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

- Học sinh tham khảo các bài văn mẫu phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học hay tại đây:

Câu 4 trang 75 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước nào? Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm?

Hướng dẫn trả lời:

a) Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Thành lập nhóm và phân công công việc: Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.

- Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận: Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông báo cho thành viên vấn đề cần thảo luận. Mỗi thành viên về nhà tìm hiểu tư liệu, đưa ra ý kiến về vấn đề cần thảo luận, chuẩn bị lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

- Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận: Để thống nhất mục tiêu, thời gian buổi thảo luận, cả nhóm cần trả lời câu hỏi sau:

  • Mục đích của buổi thảo luận này là gì?
  • Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?
  • Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?

Bước 2: Thảo luận

- Trình bày ý kiến: Trong bước này, nhóm trưởng cần dẫn dắt để các thành viên trình bày ý kiến. Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiến. Với một vấn đề gây tranh cãi, thường sẽ có iuts nhất hai luồng ý kiến đối lập nhau.

- Phản hồi các ý kiến: Sau khi ghi nhận ý kiến của các thành viên, nhóm cần tập trung vào phản hồi các ý kiến trọng tâm, được nhiều thành viên quan tâm. Đây là lúc các thành viên tranh luận, phản hồi với các ý kiến trái chiều cũng như bảo vệ ý kiến của bản thân trước sự phản bác của người khác.

- Thống nhất ý kiến: Trong bước này, thư kí tóm tắt ngắn gọn những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận, các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra kết luận thống nhất về vấn đề.

b) Những lưu ý về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm:

  • Cần có thái độ nghiêm túc, cầu thị, biết tiếp thu những ý kiến từ xung quanh, không bảo thủ với ý kiến của bản thân, nhưng cũng cần sáng suốt, giữ vững chính kiến, quan điểm trong cuộc thảo luận
  • Cách trình bày cần mạch lạc, có hệ thống luận điểm rõ ràng

Câu 5 trang 75 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo các từ sau:

Từ Hán ViệtNghĩa của từ Hán Việt
mẫn tiệplinh lợi, có khả năng ứng phó nhanh
vịnhlàm thơ ngay khi có cảm hứng để miêu tả con người hoặc cảnh vật (một lối làm thơ thời xưa)
tương đốitrái nghĩa với tuyệt đối, ở một mức nào đó (trong so sanshv ới những cái khác cùng loại), có ngoại lệ
ô trọcxấu xa, dơ bẩn
quốcnước
gianhà hoặc tăng thêm
biếnthay đổi hoặc biến cố, tai họa
hộihọp lại, tụ lại, hợp lại
hóabiến đổi
hữu

Câu 6 trang 75 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Em hãy ghi lại ý kiến của bản thân và tìm hiểu những ý kiến khác về một tác phẩm văn học mà em yêu thích dựa vào sơ đồ sau (làm vào vở).

Ôn tập trang 75

Từ đó, em hãy trả lời câu hỏi: Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa gì với chúng ta?

Hướng dẫn trả lời:

- Mẫu tìm hiểu những ý kiến khác về một tác phẩm văn học mà em yêu thích:

Tác phẩm Việt Bắc (Tố Hữu)

  • Ý kiến 1: Đây là một bài thơ hay, đậm chất trữ tình, lãng mạn
  • Ý kiến 2: Đây là một bài thơ đậm chất sử thi, kể về những năm tháng đoàn kết chống giặc của quân và dân ta ở Việt Bắc
  • Ý kiến 3: Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình và chất sử thi

- Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học giúp chúng ta có thể hiểu sâu hơn tác phẩm văn học đó, giúp ta nhìn nhận tác phẩm một cách đa chiều, bóc tách và cảm nhận nó đa dạng hơn. Từ đó giúp người đọc tự do khám phá, tìm hiểu và đồng điệu với tác phẩm theo cách riêng của mình mà không lệ thuộc, gò bó theo cách hiểu của người khác.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Vũ Lê
    Vũ Lê

    Thích Phản hồi 10/12/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo Ngắn gọn

    Xem thêm