Soạn bài Bàn về đọc sách lớp 7 Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 7 Bàn về đọc sách - Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Soạn bài Bàn về đọc sách lớp 7 Chuẩn bị đọc
Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý:
Đọc sách hiệu quả là sau khi đọc sách, chúng ta:
- Nắm được nội dung chính của cuốn sách đó
- Hiểu và vận dụng được những nội dung của cuốn sách vào cuộc sống thực tiễn
- Biến những nội dung viết trong sách thành kiến thức của bản thân, có thể sử dụng được
B. Soạn bài Bàn về đọc sách lớp 7 Trải nghiệm cùng văn bản
Theo dõi trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là:
- Một là sách khiến người ta không chuyên sâu
- Hai là sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng
C. Soạn bài Bàn về đọc sách lớp 7 Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 trang 11 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn trả lời:
Văn bản được viết nhằm:
- Khẳng định vai trò, giá trị và tầm quan trọng của sách
- Hướng dẫn cách đọc sách sao cho sách có thể phát huy hết những giá trị của mình
Câu 2 trang 11 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
Ý kiến 1 Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại | Ý kiến 2 Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ | Ý kiến 3 Đọc sách không cốt lấy nhiều, mà phải chọn cho tinh, cho kĩ |
Lí lẽ 1.1 Các thành quả của nhân loại đã được tích lũy từ đầu, nếu không tiếp thu ta sẽ bị tụt hậu | Lí lẽ 2.1 Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu | Lí lẽ 3.1 Nghiền ngẫm, đọc kĩ sẽ phát triển tư duy, hình thành phẩm chất |
Bằng chứng 1.1 Học vấn, tri thức của nhân loại đều được lưu trữ trong sách vở, lưu truyền lại để không bị vùi lấp | Bằng chứng 2.1 Cách học hiệu quả của người xưa và cách học không hiệu quả, không đọng lại gì | Bằng chứng 3.2 Lời răn của người xưa trong việc đọc sách, cách đọc sách qua loa để trang trí bộ mặt của bản thân |
Lí lẽ 2.2 Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng | ||
Bằng chứng 2.2 Cách đọc tham số lượng mà không vì thực chất |
Câu 3 trang 11 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự “một là ...”, “hai là ...” có tác dụng gì?
Hướng dẫn trả lời:
- Cách tác giả sắp xếp trình tự như vậy, giúp cho người đọc:
- Nhìn thấy ngay hai lí lẽ được triển khai trong đoạn văn, tránh nhầm lẫn, mù mờ khi đọc
- Biết được mức độ quan trọng của hai lí lẽ được sử dụng theo trình tự sắp xếp
Câu 4 trang 11 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
- Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc.
- Bởi vì:
- Tốc độ đọc cần được điều chỉnh phù hợp với nội dung sách và khả năng tiếp nhận của người đọc. Không phải cứ đọc nhanh là tốt. Mà cần kết hợp với ghi chép, suy nghĩ, nghiền ngẫm để có một tốc độ đọc phù hợp
- Số lượng sách đọc không biểu thị trình độ của một người. Quan trọng là chúng ta nắm được bao nhiêu kiến thức sau khi đọc sách và vận dụng vào cuộc sống.
Câu 5 trang 11 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang wed, in-pho-gráp-phích (infographic) , tờ rơi, sơ đồ tư duy để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau:
- Tâm thế đọc
- Không gian đọc
- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách
- Cách đọc, ghi chú
- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống
- ...
Hướng dẫn trả lời:
HS tự thực hành ở lớp.
D. Tóm tắt Văn bản bàn về đọc sách lớp 7
Gợi ý:
Văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm đưa ra các lập luận chặt chẽ xoay quanh việc đọc sách. Đầu tiên, tác giả khẳng định đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. Tiếp đó nêu lên những khó khăn của việc đọc sách: khiến người ta không chuyên sâu và sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng. Cuối cùng, ông nêu ra cách đọc sách đạt hiệu quả cao đó là đọc sách không lấy cốt nhiều, quan trọng là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.