Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo lớp 7 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Chuẩn bị đọc bài Những tình huống hiểm nghèo

Câu 1 trang 36 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính gì?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính và phẩm chất tốt, như:

  • Chăm chỉ học tập, rèn luyện
  • Trung thực, thật thà, không gian dối
  • Không bắt nạt kẻ yếu, biết giúp đỡ bạn bè trong khả năng của mình
  • Không tham gia các tệ nạn, hay có các thói hư tật xấu
  • Biết giúp đỡ, phụ giúp gia đình...

Câu 2 trang 36 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh”?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: Một người được xem là "kẻ mạnh" khi người đó có những đặc điểm về thể chất, trí tuệ, điều kiện hơn người khác, chẳng hạn như: chạy nhanh hơn, sức bền tốt hơn, thông minh hơn...

2. Trải nghiệm cùng văn bản Những tình huống hiểm nghèo

Theo dõi 1 bài Hai người bạn đồng hành và con gấu: Sự kiện nào trong truyện làm cho em bất ngờ?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: Các sự kiện gây bất ngờ trong câu chuyện là:

- Trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu:

  • Khi gặp nguy hiểm, một người đã tự mình lẩn trốn ngay, mặc kệ bạn mình bơ vơ trước con gấu dữ
  • Người bạn đã giả lời con gấu để nói với người bỏ mặc mình lúc nguy khốn rằng "không nên tin những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn"

- Trong truyện Chó sói và chiên con:

  • Con sói bịa đặt đủ chuyện để buộc tội chiên con
  • Chiên con đáp trả rõ ràng để tránh sự buộc tội của chó sói

Theo dõi 1 bài Chó sói và chiên con: Chú ý phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.

Hướng dẫn trả lời:

Phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật dựa vào các yếu tố sau:

- Lời người kể chuyện:

  • Không bắt đầu bằng dấu gạch ngang "-"
  • Xưng hô là "sói", "chiên nhỏ", "con quái ác" → Các danh từ chỉ động vật

- Lời nhân vật:

  • Bắt đầu bằng dấu gạch ngang "-"
  • Sử dụng các đại từ xưng hô "ta", "kẻ hèn", "tôi"...

Theo dõi 2 bài Chó sói và chiên con: Lời lẽ của chó sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

- Lời lẽ của chó sói trong truyện hoàn toàn không thuyết phục.

- Bởi vì hắn đưa ra các lý lẽ đều là bịa đặt và không có thật, bị chiên con phản bác lại tất cả:

  • Lý lẽ 1: chiên con làm đục nước sói uống → Phản bác: chiên con uống nước ở hạ nguồn còn sói uống ở đầu nguồn
  • Lý lẽ 2: chiên con nói xấu sói năm ngoái → Phản bác: năm ngoái chiên con chưa ra đời
  • Lý lẽ 3: anh em của chiên con nói xấu sói → Phản bác: chiên con là con một, không có anh em
  • Lý lẽ 4: chiên, chó, người cùng nhau một thói nói xấu, bắt nạt sói → Sự thật: chiên là loài ăn cỏ hiền lành, không có khả năng bắt nạt sói như chó và con người

Suy luận 3 bài Chó sói và chiên con: Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?

Hướng dẫn trả lời:

Chó sói cố tình vặn vẹo, hách sách chiên con để có lý do đường đường chính chính ăn thịt chiên con, mà không mang tiếng bắt nạt kẻ yếu

3. Suy ngẫm và phản hồi bài Những tình huống hiểm nghèo

Câu 1 trang 39 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó soi và chiên con theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian trong hai văn bản.

Tên văn bảnTừ ngữ chỉ không gianTừ ngữ chỉ thời gian
Hai người bạn đồng hành và con gấu
Chó sói và chiên con

Hướng dẫn trả lời:

Tên văn bảnTừ ngữ chỉ không gianTừ ngữ chỉ thời gian
Hai người bạn đồng hành và con gấu

trong rừng, trong đám lá, trong cát, trên cây

đương, bấy giờ, cuối cùng
Chó sói và chiên con

dòng suối trong, phía nguồn trên, rừng sâu

tức khắc, năm ngoái, khi chửa ra đời

Câu 2 trang 39 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

Hướng dẫn trả lời:

a. Truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu:

- Tình huống truyện: hai người bạn đang đi trong rừng với nhau, thì gặp phải một mối nguy hiểm bất ngờ là có con gấu xuất hiện, xung quanh không có ai để có thể giúp đỡ, chỉ có hai người bạn đó mà thôi

- Tác dụng:

  • Thấy được sự nhanh trí, thông minh của nhân vật khi gặp tình huống bất ngờ
  • Thấy được phẩm chất của hai nhân vật (một người tham sống sợ chết, chỉ biết nghĩ cho bản thân khi gặp nguy hiểm)

b. Truyện Chó sói và chiên con:

- Tình huống truyện: chú chiên con đang uống nước bên bờ suối thì gặp con sói đói, lúc này con sói rất muốn ăn thịt chiên con nhưng lại sợ mang tiếng xấu là kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu nên đã cố vặn vẹo, hạch sách để buộc tội chiên con và ăn thịt nó

- Tác dụng:

  • Thấy được sự ngu dốt, gian xảo và xấu xa của con sói, cố tình đổi trắng thay đen và cuối cùng là bất chấp tất cả để ăn thịt chiên con
  • Thấy được sự thông minh, ứng biến linh hoạt trước các lời buộc tội vô căn cứ của chiên con

Câu 3 trang 39 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu.

Hướng dẫn trả lời:

Văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu kể về một chuyến đi dã ngoại trong rừng của hai người bạn. Khi họ đang thảnh thơi đi dạo, thì bất ngờ xuất hiện một con gấu to lớn. Một người nhanh chóng bỏ chạy, leo tít lên cây rồi nấp trong tán lá, hoàn toàn không quan tâm đến bạn của mình. Người kia sau vài giây hoảng hốt, liền bình tĩnh nằm sấp xuống đất giả chết. Gấu lại gần ngửi thử, không thấy anh thở, thì nghĩ anh đã chết nên bỏ đi. Lúc này người bạn kia mới chạy lại để hỏi thăm tình hình, xem con gấu đã nói gì. Người bạn kia mới trả lời rằng “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.

>> Học sinh tham khảo các đoạn văn tóm tắt hay tại đây: Tóm tắt bài Hai người bạn đồng hành và con gấu

Câu 4 trang 39 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể thiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Tóm tắt cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con:

Thấy chiên con một mình uống nước bên bờ suối, soi liền hung hảng nhảy ra, tìm cách buộc tội chú. Lúc đầu, sói mắng chiên con dám làm đục nước uống của mình, nhưng chiên con điềm tĩnh giải thích rằng mình uống nước ở hạ nguồn thì không thể làm đục nước ở thượng nguồn của sói được. Thấy thế, sói lại chuyển sang nói rằng năm ngoái chiên con đã bịa đặt, nói xấu nó, nhưng chiên con lại nói rằng mình vừa mới được sinh vào năm nay. Nghe vậy thì sói lại chuyển sang buộc tội rằng không phải chiên con thì cũng là anh em của chú. Nhưng rõ là chiên con là con một trong gia đình cơ mà. Quá tức tối vì mãi mà chẳng bắt tội được chiên con, sói liền gầm lên rằng nếu thế thì cũng là họ hàng nhà chiên - lũ đứng về phía con người. Nói rồi, nó không để cho chiên con kịp giải thích gì đã nhảy xổ lên ăn thịt chú chiên con tội nghiệp.

- Tác dụng của phần lời thoại đối với việc thể hiện đặc điểm của nhân vật:

  • Phần xưng hô: cách xưng hô trong lời thoại thể hiện sự kiêu ngạo, hống hách, hung hăng của sói (xưng “ta”, gọi chiên con là “mày”) và sự điềm tĩnh, nhún nhường của chiên con "xưng “kẻ hèn, “tôi”, gọi sói là “ngài”, “bệ hạ”"
  • Kết hợp với hành động của nhân vật, bổ trợ và làm rõ thái độ của chúng
  • Nội dung lời thoại của sói toàn lời dối trá bịa đặt, còn của chiên con thì là các lập luận chắc chắn, nói đúng sự thật

→ Từ các đặc điểm lời thoại trên, đã góp phần thể hiện được đặc điểm tính cách đối lập giữa hai nhân vật

Câu 5 trang 39 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện.

Hướng dẫn trả lời:

- Đề tài của hai câu chuyện ngụ ngôn: cách ứng xử, xử lí khi gặp những tình huống nguy hiểm, khó khăn bất ngờ trong cuộc sống

- Bài học mà em rút ra là: Cần phải tích lũy kiến thức và kĩ năng cho bản thân để có thể ứng phó trong các tình huống bất ngờ. Đồng thời phải luôn duy trì sự cẩn thận, tỉnh táo trong mọi trường hợp, không nên chủ quan hay quá tin tưởng vào người khác.

Câu 6 trang 39 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: Mỗi văn bản đều có những cái hay riêng, học sinh có thể lựa chọn bất kì một văn bản để viết đoạn văn nêu cảm nhận. Mời các bạn học sinh tham khảo các đoạn văn sau:

1. Phần giải thích: Trong hai văn bản Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao?

2. Đoạn văn nêu cảm nhận: Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản Chó sói và chiên con (La Phông-ten)

3. Đoạn văn nêu cảm nhận: Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản Chó sói và cừu non (Ê-dốp)

4. Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo Ngắn nhất

>> Xem toàn bộ bài soạn ngắn gọn tại Soạn văn bản Những tình huống hiểm nghèo Ngắn gọn trang 36

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo Ngắn gọn

    Xem thêm