Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7
- 1. Yêu cầu đối với bài văn Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- 2. Bố cục bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- 3. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
- 4. Kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- 5. Kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Ngắn gọn
- 6. Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Hai bà Trưng
- 7. Hướng dẫn quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- 8. Bảng kiểm điểm bài viết Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Yêu cầu đối với bài văn Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
- Sự kiện được kể lại trong văn bản là sự kiện có thật và liên quan đến sự kiện/ nhân vật lịch sử
- Sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất (xưng "tôi") thuật lại sự việc theo một trình tự hợp lí
- Sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc, tin cậy về sự việc, nhân vật/ sự kiện
- Sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết
- Kết hợp miêu tả với kể chuyện một cách hợp lí, tự nhiên
- Đảm bảo đúng bố cục của bài viết
2. Bố cục bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
a. Mở bài: giới thiệu sự việc có thật liên quan đến sự kiện/ nhân vật lịch sử
b. Thân bài:
- Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên hệ giữa sự việc với nhân vật, sự kiện lịch sử
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả
c. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của sự việc
- Cảm nhận của người viết
3. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
- Đoạn mở bài đã nêu được sự việc gì liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại?
- Phần thân bài, người viết đã thuật lại sự việc, sự kiện gì?
- Người viết có kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện?
- Nội dung đoạn kết bài là gì?
Hướng dẫn trả lời:
1. Đoạn mở bài đã nêu được: tên gọi, thời gian, không gian, mục đích, hoạt động chính của sự kiện lịch sử được thuật lại.
2. Phần thân bài, người viết đã thuật lại:
- Các kiến thức (cuộc đời, công trạng...) về nhân vật lịch sử Nguyễn Trung Trực
- Khung cảnh và hiện vật ở nơi diễn ra lễ lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực
- Các hoạt động trong lễ lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực
3. Người viết có kết hợp các yếu tố miêu tả khi thuật lại sự kiện (miêu tả khung cảnh, kiến trúc, mâm thờ cúng...)
4. Nội dung đoạn kết bài: khẳng định ý nghĩa của sự kiện lễ hội tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực và cảm nhận của người viết về nhân vật lịch sử này
4. Kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
>> Tham khảo bài văn mẫu tại đây: Kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7
5. Kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Ngắn gọn
>> Tham khảo bài văn mẫu tại đây: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Ngắn nhất
6. Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Hai bà Trưng
>> HS tham khảo các bài văn mẫu hay nhất tại Kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử Hai Bà Trưng ngắn gọn
7. Hướng dẫn quy trình viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định đề tài:
- Trước tiên, em cần trả lời câu hỏi: Yêu cầu của đề bài là gì?
- Mục đích viết bài này là gì? (Kể lại một sự kiện có liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử em biết)
- Người đọc bài viết này có thể là ai? (bạn bè, thầy cô giáo)
- Với mục đích và người đọc đó, nội dung và cách viết sẽ mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu, chân thực.
- Thu thập tư liệu: cần thu thập tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau từ tài liệu thực tế: hình ảnh, lời kể, video, phim tài liệu…
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
a. Mở bài:
- Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sự mà văn bản sẽ thuật lại
- Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan
b. Thân bài:
- Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/ sự kiện:
- Câu chuyện, huyền thoại liên quan
- Dấu tích liên quan
- Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử
- Bắt đầu - diễn biến - kết thúc
- Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn…)
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả
- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
8. Bảng kiểm điểm bài viết Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Các phần | Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Mở bài | - Giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật, sự kiện lịch sử | ||
- Nêu được không gian thơi gian diễn ra sự việc | |||
Thân bài | - Sự việc có thật, liên quan đến nhân vật/ sự kiện, dấu tích lịch sử | ||
- Sử dụng ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều) | |||
- Thuật lại diễn biến của sự việc theo trình tự hợp lí | |||
- Cho thấy mối liên hệ giữa sự việc có thật với nhân vật/ sự kiện lịch sử | |||
- Sử dụng các câu, đoạn miêu tả phù hợp (tả cảnh quan, nhân vật, nhân chứng...) | |||
- Sử dụng tư liệu đáng tin cậy (hiện vật, lời nói) | |||
Kết bài | - Khẳng định ý nghĩa của sự việc | ||
- Nêu cảm nhận của người viết về sự việc |