Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Trái tim Đan-kô lớp 7 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Trái tim Đan-kô (Danko) lớp 7 trang 79 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 82 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt các sự kiện chính trong đoạn trích.

Trả lời:

Các sự kiện chính trong đoạn trích Trái tim Đan-kô:

  • Đan-kô được người dân bộ lạc tin tưởng, nên đã dẫn họ cùng đi vào rừng sâu
  • Đường đi khó khăn, vất vả mãi chưa thấy điểm dừng, đoàn người quay sang trách móc Đan-kô
  • Đan-kô phẫn nộ trước thái độ đó của đoàn người, nhưng cũng trào dâng niềm thương hại họ, muốn đưa họ thoát khỏi đây
  • Đan-kô xé lồng ngực, lấy trái tim lên giơ cao qua đầu, rồi vụt chạy
  • Đoàn người chạy theo Đan-kô và thoát ra được khỏi rừng, mà không chú ý rằng Đan-kô đã chết, có người còn dẫm lên trái tim của anh
  • Suy nghĩ của nhân vật tôi sau khi nghe bà lão kể chuyện Trái tim Đan-kô

Câu 2 trang 82 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Cách dùng dấu ngoặc kép trong văn bản trên cho thấy sự kết hợp lời kể khác nhau của hai người kể chuyện. Hãy xác định lời của mỗi người kể chuyện bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

TT

Từ câu...đến câu...

Là lời kể của...

Ngôi kể thứ...

1

Từ Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên,...đến ...chỉ chờ trong giây lát.

2

Từ “Đan-kô dẫn họ đi... đến ...Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm,...”

3

Từ Bây giờ khi bà lão đã kể xong câu chuyện cổ tích đẹp tuyệt của mình… đến … trí tưởng tượng của nhân loại đã sáng tạo nên biết bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách.

Trả lời:

TT

Từ câu...đến câu...

Là lời kể của...

Ngôi kể thứ...

1

Từ Bà lão im lặng và nhìn ra thảo nguyên,...đến ...chỉ chờ trong giây lát.

Người kể chuyện xưng "tôi" (ngôi thứ nhất)

Sử dụng từ xưng "tôi", gọi nhân vật là "bà lão"

2

Từ “Đan-kô dẫn họ đi... đến ...Trái tim tóe ra một loạt tia sáng, rồi tắt ngấm,...”

Người kể chuyện là nhân vật "bà lão" (ngôi thứ 3)

Lời kể được đặt trong ngoặc kép với sự giới thiệu của người kể chuyện (xưng tôi)

3

Từ Bây giờ khi bà lão đã kể xong câu chuyện cổ tích đẹp tuyệt của mình… đến … trí tưởng tượng của nhân loại đã sáng tạo nên biết bao nhiêu truyền thuyết đẹp đẽ và đầy khí phách.

Người kể chuyện xưng "tôi" (ngôi thứ nhất)

Sử dụng từ xưng "tôi", gọi nhân vật là "bà lão"

→ Tác dụng của việc thay đổi trong cách kể chuyện:

  • Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện đang cùng được kể
  • Giúp người đọc cảm nhận được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi khi nghe câu chuyện về Đan-kô
  • Giúp người đọc phân biệt giữa thế giới thực (của nhân vật tôi) và thế giới huyền ảo (thế giới của Đan-kô)

Câu 3 trang 83 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Hãy chỉ ra sự khác biệt về cách sử dụng yếu tố tưởng tượng trong các văn bản truyện khoa học viễn tưởng mà em đã học và văn bản Trái tim Đan-kô.

Trả lời:

Gợi ý:

Yếu tốVăn bản truyện khoa học viễn tưởng mà em đã họcVăn bản Trái tim Đan-kô
Không gian

- Không gian: đáy biển, nhà máy sản xuất kẹo sô-cô-la

→  Không gian mang tính giả định nhưng vẫn có sự liên kết với cuộc sống thực

- Không gian: rừng già, đầm lầy nguyên sinh gắn với huyền thoại người anh hùng.

→ Không gian gắn liền với đời sống thật của con người ở thời điểm diễn ra câu chuyện

Thời gian- Rõ ràng, cụ thể về ngày tháng và các sự kiện

- Mơ hồ, không xác định được cụ thể

- Các sự kiện nhuốm màu huyền thoại, lẫn lộn trong kí ức xa xưa của bà lão

Nhân vật

- Nhân vật chính là nhà phát minh có khả năng sáng tạo thiên tài, chế tạo ra các sản phẩm kì lạ

→  Nhân vật được tạo nên từ trí tưởng tượng của nhà văn, dựa trên nền tảng là sự phát triển của khoa học lúc bấy giờ

- Nhân vật chính là người anh hùng có phẩm chất, tài năng, sức mạnh được thần thánh hoa

→  Nhân vật được tạo ra từ trí tưởng tượng của nhà văn không có một quy tắc hay lý luận thực tiễn nào

Chi tiết, hình ảnh

- Mang tính giả tưởng nhưng vẫn dựa trên cơ sở là các hình ảnh thực tế của nền khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ và có khả năng trở thành hiện thực ở tương lai

- Hoàn toàn là sản phẩm chỉ có trong trí tưởng tượng, không có căn cứ thực tế, không bao giờ có thể trở thành hiện thực trong tương lai

-------------------------------------------------

>> Tiếp theo: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83

Trên đây là tài liệu Soạn bài Trái tim Đan-kô (Danko) lớp 7 trang 79. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn viết các Bài văn mẫu lớp 7 Chân trời sáng tạo khác, cùng các bài Soạn văn chi tiết và Ngắn gọn môn Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2 . Mời các bạn tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 7 CTST Tập 2

    Xem thêm