Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Ôn tập trang 30 lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 1

Soạn Văn 7 trang 30 Chân trời sáng tạo Tập 1

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở):

Văn bản

Phương diện
so sánh

Lời của cây Sang thu
Điểm giống nhau
(nội dung, nghệ thuật)
Điểm khác nhau
(nội dung, nghệ thuật)

Hướng dẫn trả lời:

Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản như sau:

Văn bản

Phương diện
so sánh

Lời của cây Sang thu
Điểm giống nhau
(nội dung, nghệ thuật)

- Nội dung: cả hai bài thơ đều nói về những cảm nhận của nhà thơ về thiên nhiên, sự giao hòa giữa thiên nhiên với con người

- Nghệ thuật:

  • Thể thơ: cùng sử dụng thể thơ 4 chữ
  • Gieo vần: cùng chủ yếu sử dụng vần chân
  • Biện pháp tu từ: cùng tập trung sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa
Điểm khác nhau
(nội dung, nghệ thuật)
- Thể hiện sự yêu mến, nâng niu và trân trọng đối với sự sống trong thiên nhiên- Thể hiện những cảm nhận đầy tinh tế của nhà thơ trước những biến đổi của đất trời khi chuyển từ mùa hạ sang mùa thu

- Tác giả gửi gắm thông điệp tới người đọc rằng hãy lắng nghe tiếng nói của cỏ cây, hoa lá, muôn loài để từ đó thêm yêu quý sự sống và nâng đỡ chúng ngay từ khi mới là một mầm sống

- Khẳng định rằng mỗi con người, mỗi mầm cây, loài vật dù nhỏ bé đều góp phần tạo nên sự sống cho đất trời

- Tác gải gửi gắm thông điệp tới người đọc rằng hãy lắng nghe và cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả giác quan của mình để đón nhận những món quà độc đáo, thú vị từ sự thay đổi của thiên nhiên, đất trời

Câu 2 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Nhận xét về thể thơ, vần, nhịp của khổ thơ sau:

Chừng như thu ngấp nghé
Trong hương vườn đâu đây
Khói lam chiều rất nhẹ
Sông vừa vơi vừa đầy

(Tạ Hữu Yên, Sang mùa)

Hướng dẫn trả lời: 

Nhận xét như sau:

  • Thể thơ: năm chữ
  • Vần thơ: Vần chân: nghé - nhẹ; đây - đầy
  • Nhịp thơ: 3/2

Câu 3 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ ba từ được gạch dưới hay không. Vì sao?

Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quản tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón nó ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rĩ mãi mà vẫn không thấy người quản tượng đi ra

(Vũ Hùng, Ông Một)

Hướng dẫn trả lời:

- Không thể lược bỏ các từ gạch chân (mãi, vẫn, không)

- Bởi vì: các từ này đều là các phó từ bổ sung ý nghĩa quan trọng trong câu:

  • Phó từ "mãi" bổ sung ý nghĩa về thời gian cho "rền rĩ" → Cho thấy được sự kéo dài rất lâu của hành động gọi rền rĩ của chú voi
  • Phó từ "vẫn" bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn, kéo dài và lặp lại của sự kiện sau đó "không thấy người quản tượng đi ra"
  • Phó từ "không" bổ sung ý nghĩa phủ định cho hành động "thấy" → Con voi không thể nhìn thấy được hình ảnh người quản tượng đi ra

➜ Nếu thiếu các phó từ này, nội dung của câu sẽ bị thay đổi.

Câu 4 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Em rút ra được bài học gì khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

Hướng dẫn trả lời:

Điều rút ra khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ là cần phải:

  • Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận của người viết về cuộc sống
  • Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm nhận của bản thân về cuộc sống
  • Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị
  • Giao vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ
  • Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản
  • Đảm bảo đủ số chữ (bốn hoặc năm chữ) ở mỗi dòng thơ theo yêu cầu của thể loại

Câu 5 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó.

Hướng dẫn trả lời:

Mẫu:

Bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ gây ấn tượng sâu sắc với em về hình tượng người lính. Người lính trong bài thơ vẫn là người lính dũng cảm, chiến đấu kiên cường vì độc lập của tổ quốc. Nhưng cùng với đó, em được thấy một mặt “trẻ con” hơn, “đời thường” hơn của những người anh hùng ấy. Các anh cũng mê trò thả diều, cũng sợ vị đắng chát của cà phê. Chao ôi, ấy thế mà khi tổ quốc gọi tên, các anh đã dũng cảm gác lại tất cả để ra chiến trường. Các anh hi sinh tuổi xuân của mình trong những năm tháng ác liệt ấy, để thắp nên mùa xuân cho quê hương. Em vô cùng đau lòng và thương tiếc trước sự ra đi của các anh. Đồng thời càng thêm kính trọng và biết ơn những người lính trẻ ấy. Chắc chắn, em sẽ tiếp bước các anh, dựng xây quê hương ngày càng phát triển hơn nữa.

Ngoài ra, HS tham khảo thêm nhiều đoạn văn mẫu hay khác tại đây:

Câu 6 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Vì sao khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ?

Hướng dẫn trả lời:

Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày ta nên dùng từ khóa, các kí hiệu và sơ đồ vì chúng sẽ giúp bản tóm tắt trở nên ngắn gọn, khoa học, logic và dễ hiểu. Như vậy, ta sẽ nắm bắt được nội dung cốt lõi của bài nói, chủ động trong việc ghi chép cũng như trao đổi, đặt câu hỏi hoặc phản biện ý kiến của người nói.

Câu 7 trang 30 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên giúp chúng ta hiểu hơn về vẻ đẹp và ý nghĩa của thiên nhiên đối với cuộc sống này. Từ đó biết quan tâm hơn và bảo vệ cho thiên nhiên, môi trường xung quanh xanh sạch đẹp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo Ngắn gọn

    Xem thêm