Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội lớp 7 Chân trời sáng tạo
Đọc mở rộng theo thể loại: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội lớp 7 Chân trời sáng tạo
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Trả lời câu hỏi Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
Câu 1 trang 37 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 1, 6, 8, 9.
Trả lời:
Câu tục ngữ | Số chữ | Số dòng | Số vế |
1 | 4 | 1 | 2 |
6 | 8 | 1 | 2 |
8 | 8 | 1 | 2 |
9 | 8 | 2 | 2 |
Câu 2 trang 37 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.
Trả lời:
Các cặp vần có trong những câu tục ngữ trên là:
Câu tục ngữ | Cặp vần |
3 | thầy - mày |
4 | thầy - tày |
5 | cả - ngã |
7 | non - hòn |
8 | bạn - cạn |
→ Tác dụng của các cặp vần trên là: tạo sự gắn kết giữa các vế trong câu tục ngữ, tạo nhịp điệu, vần điệu cho câu thơ, giúp câu trở nên dễ đọc, dễ nhớ hơn |
Câu 3 trang 37 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây
Trả lời:
- Em hiểu các cụm từ như sau:
- "ăn quả": thụ hưởng những quả ngọt, thành tựu, kết quả mà người khác hay tập thể đã tạo ra
- "nhớ kẻ trồng cây": tỏ sự biết ơn đến người đã có công tạo ra những điều mà mình đang được tận hưởng
- "sóng cả": chỉ những thử thách to lớn, dữ dội, có thể khiến chúng ta thất bại
- "ngã thay chèo": buông tuôi, bỏ cuộc, từ bỏ mục tiêu, chấp nhận làm kẻ thất bại
- "mài sắt": chỉ quá trình làm một điều rất khó khăn, hiệu quả được thể hiện rất chậm rãi, cần thực hiện trong cả một chặng đường dài
- "nên kim": thành cồng, thực hiện được ước mơ, mục tiêu của bản thân đã đề ra sau khoảng thời gian dài cố gắng
- Biện pháp tu từ được sử dụng cho các cụm từ trên là: biện pháp tu từ ẩn dụ
Câu 4 trang 37 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo: Cách diễn đạt "mất lòng khó kiếm" trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?
Trả lời:
- "mất lòng": làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải, chưa đúng mực nào đó
- "mất" ở đây ý chỉ việc hoàn toàn biến mất, không còn tồn tại nữa (không còn sự yêu thích, thiện cảm, quý mến)
→ Do đó, khó kết hợp với "khó kiếm", bởi không thể tìm kiếm một thứ đã không hề tồn tại
→ Tuy nhiên, trong câu tục ngữ trên, "mất lòng" được đặt trong sự đối lập với "mất của", "khó kiếm" đặt trong sự đối lập với "dễ tìm"
⇒ Vì vậy, cách kết hợp "mất lòng khó kiếm vẫn có thể chấp nhận, vì đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc
B. Nội dung Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
- Ở hiền gặp lành
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy không tày học bạn
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao - Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông
- Mất của dễ tìm
Mất lòng khó kiếm