Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7 Chân trời sáng tạo
Soạn Văn 7 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
A. Yêu cầu đối với kiểu bài Nghị luận về một vấn đề đời sống
- Bài văn nêu được vấn đề cần bàn luận
- Bài văn trình bày được ý kiến tán thành hoặc phản đối của người viết về vấn đề cần bàn luận
- Bài viết đưa ra các lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực và đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến
- Bố cục của bài viết cần đảm bảo các tiêu chí như sau:
- Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy
- Thân bài: Giải thích vấn đề cần bàn luận:
- Đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết
- Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí
- Đưa ra được bằng chứng đa dạng, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ
- Xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện
- Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động
B. Hướng dẫn các bước Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định đề tài: Đề bài yêu cầu trình bày suy nghĩ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
- Thu thập tài liệu: Để xác định đúng yêu cầu của đề bài, em có thể:
- Tìm đọc những câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về các vấn đề trong đời sống
- Chọn một câu tục ngữ hoặc danh ngôn mà em tâm đắc hoặc gợi cho em nhiều suy ngẫm
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Tìm ý: Liệt kê bất kì ý tưởng nào của em về câu tục ngữ hoặc danh ngôn mà em đã chọn (tham khảo sơ đồ tìm ý đã học ở bài 6)
- Lập dàn ý: Dàn ý cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lí lẽ phong phú, xác đáng để giúp người đọc hiểu được vì sao em lại có ý kiến như vậy về câu tục ngữ/danh ngôn này
- Bằng chứng đa dạng, thuyết phục để có thể làm sáng tỏ lí lẽ
- Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí
Bước 3: Viết bài:
Khi viết bài, cần lưu ý:
- Mỗi đoạn văn chỉ nên trình bày một ý. Các ý phải tập trung vào chủ đề là câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề đời sống mà em đã chọn
- Cần sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý để tạo sự liên kết trong bài văn
- Có thể sử dụng các câu chuyện từ thực tế, các trích dẫn từ sách, báo hoặc từ những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống để tăng sức thuyết phục cho bài viết
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Sau khi viết xong, em hãy sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự chỉnh sửa bài viết:
Các phần của bài viết | Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Mở bài | - Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận | ||
- Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối với vấn đề cần bàn luận | |||
Thân bài | - Giải thích những từ ngữ quan trọng (nếu có) và ý nghĩa của câu danh ngôn, tục ngữ cần bàn luận | ||
- Nêu được ít nhất hai lí lẽ thuyết phục, chặt chẽ để làm rõ ý kiến | |||
- Nêu được bằng chứng đa dạng, thuyết phục để củng cố cho lí lẽ | |||
- Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí | |||
- Lật lại vấn đề, bổ sung ý kiến để cách nhìn vấn đề thêm toàn diện | |||
- Sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý | |||
Kết bài | - Khẳng định lại ý kiến của mình | ||
- Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động |
C. Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Tham khảo các bài văn mẫu hay nhất tại đây:
- Dàn ý nghị luận Học, học nữa, học mãi
- Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
- Bài văn nghị luận Uống nước nhớ nguồn
- Nghị luận Học, học nữa, học mãi
- Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn về một vấn đề đời sống
- Trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn
- Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn lớp 7
- Nghị luận về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn Ngắn gọn